Thực trạng cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 55)

2.2.1 .Quá trình hình thành và phát triển

2.2. Thực trạng cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và

và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Bình.

2.2.1.1 . Tình hình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bảng 2.2. Tình hình Doanh số cho vay DNNVV giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 (+/-) (%) (+/-) (%)

Doanh số cho vay DNNVV 3.127 4.268 4.842 1.141 36,49 574 13,45

Doanh số cho vay TPKT khác 2.286 2.563 3.077 277 12,13 514 20,05

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016 -2018

Nhìn chung doanh số cho vay DNNVV liên tục tăng trong 3 năm, trong giai đoạn từ năm 2016 – 2018, doanh số cho vay DNVV tăng từ 3.127 tỷ đồng lên 4.842 tỷ đồng, tăng đến 1.715 tỷ đồng, tương ứng với 54,84 %. Năm 2016 có thể coi là năm có tình hình kinh tế khá bất lợi, nổi cộm lên là vấn đề lạm phát và ổn định tỷ giá trong nước, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Đồng thời trong năm 2016 số DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và thành phố Đồng Hới nói riêng, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Hoạt động cho vay DNNVV chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chất lượng cho vay DNNVV chưa cao.

Qua năm 2017, doanh số cho vay DNNVV tăng 1.414 tỷ đồng so với năm 2016, tương đương tăng 36,49%. Nguyên nhân của sự gia tăng này, do Ngân hàng nhà nước chủ động điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế nhằm kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế hợp lý. Giúp các ngân hàng ổn định hơn trong hoạt động tín dụng của mình và tạo điều kiện hơn cho các DNNVV có thể vay vốn sản xuất kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp thành lập vào năm 2017 có xu hướng tăng nhiều hơn so với năm 2016. Quy mô cho vay DNNVV cũng mở rộng theo, chất lượng cho vay cải thiện so với năm 2016.

Năm 2018, doanh số cho vay DNNVV là 4.842 tỷ đồng tăng 574 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 13,45%. Năm 2018 được coi là năm ít biến động trong hoạt động ngân hàng BIDV chi nhánh Quảng Bình. Có được thành tích này chính là nhờ sự chỉ đạo kịp thời của của lãnh đạo Ngân hàng cũng như sự tập trung, kết nối của cán bộ nhân viên ngân hàng. Theo đó năm 2018, ngồi việc duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp cho vay truyền thống, ngân hàng còn tăng cường các hoạt động marketing tiếp cận và phát triển thêm những khách hàng mới tiềm năng cũng như đưa ra những ưu đãi về vốn vay cho các DNNVV như ưu đãi về lãi suất cũng như thủ tục vốn vay. Từ đó doanh số cho va DNNVV liên tục tăng qua 3 năm.

Tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay và liên tục tăng qua các năm, năm 2016 doanh số cho vay DNNVV chiếm 57,6% tổng doanh số cho vay, đến năm 2018 tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV đã tăng lên đến 61,15% tổng doanh số cho vay của tồn chi nhánh.

2.2.1.2. Tình hình doanh số thu hồi nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bảng 2.3: Chỉ tiêu doanh số thu nợ doanh nghiệp nhỏ và vừagiai đoạn 2016 - 2018 giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng;% Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 (+/-) (%) (+/-) (%) Doanh số thu nợ DNNVV 2026 2238 2830 212 10,46 592 26,45 Doanh số thu nợ TPKT khác 1875 1943 2632 68 3,62 689 35,46 Tổng Doanh số thu nợ 3901 4181 5462 280 14,08 1281 61,91

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2018

Doanh số thu nợ DNNVV tăng qua các năm từ 2016 đến 2018, năm 2016 doanh số thu nợ DNNVV là 2026 tỷ đồng, nhưng đến năm 2017 doanh số thu nợ DNNVV là 2238 tỷ đồng tăng 212 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 10,46 %. Trong năm 2018 doanh số thu nợ cho vay DNNVV là 2830 tỷ đồng tăng 592 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 26,45%.

Doanh số thu nợ cho vay DNNVV tăng lên trong giai đoạn 2016 – 2018 là kết quả của việc ngân hàng mở rộng quy mô cho vay DNNVV, doanh số cho vay tăng kết hợp với ngân hàng tích cực giám sát và đơn đốc các doanh nghiệp trả nợ nên doanh số thu nợ cho vay DNNVV cũng vì thế mà tăng theo.

Giai đoạn 2016 – 2017 là giai đoạn hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung đang có những biến động lớn với hàng loạt các thông tin bất lợi cho nghành ngân hàng như mua bán, sáp nhập, truy tố lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo ngân hàng... Vì vậy, tại ngân hàng BIDV – chi nhánh Quảng Bình đã chỉ đạo tồn thể cán bộ tín dụng tăng

cường giám sát chặt chẽ quy trình tín dụng xem doanh nghiệp vay vốn có dấu hiệu bất thường hay khơng để kịp thời có biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra đối với nguồn vốn của ngân hàng, cũng như tăng cường công tác thẩm định dự án, phương án kinh doanh trước khi cho doanh nghiệp vay vốn. Ngồi ra ngân hàng cịn thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, tăng cường đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Việc khách hàng tạo uy tín với ngân hàng, muốn duy trì quan hệ lâu dài cũng góp phần thúc đẩy họ trả nợ đúng hạn để những lần sau vay dễ dàng, được ưu tiên hơn. Vì vậy ngân hàng BIDV – chi nhánh Quảng Bình cũng đã hạn chế được phần nào độ ảnh hưởng từ khó khăn của nền kinh tế chung tác động lên hoạt động của ngân hàng. Vì vậy doanh số thu nợ cho vay DNNVV trong giai đoạn 2017 – 2018 lớn hơn doanh số thu nợ cho vay DNNVV giai đoạn 2016 – 2017 là 16 %, tương đương với 380 tỷ đồng.

2.2.1.3. Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bảng 2.4. Dư nợ cho vay DNNVV giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

2017/2016 2018/2017

(+/-) (%) (+/-) (%)

Dư nợ cho vay DNNVV 4.091 4.570 4.752 479 11,70 182 3,98

Dư nợ cho vay TPKT khác 5.594 4.537 5.407 -1.057 81,10 870 19,18

Tổng dư nợ cho vay 9.685 9.107 10.159 -578 94,03 1052 11,55

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KHKD năm 2017, 2018

Tổng dư nợ cho vay DNNVV qua các năm từ 2016 – 2018 có biến động thất thường, nhẽ ra dư nợ cho vay qua các năm phải có sư gia tăng, nhưng nhìn vào số liệu bảng 2.4 ta thấy tổng dư nợ năm 2016 là 9.685 tỷ đồng, đến năm 2017 dư nợ cho vay DNNVV chỉ còn 9.107 tỷ đồng giảm 578 tỷ đồng so với năm 2016, nguyên nhân của sự sụt giảm dư nợ cho vay trong giai đoạn này là do nhà máy xi măng sơng Gianh bán lại cho tập đồn SCG Thái Lan, trả nợ cho ngân hàng.

Tuy nhiên, giai đoạn 2017 – 2018 thì dư nợ cho vay có sự tăng trưởng trở lại, năm 2017 tổng dư nợ cho vay DNNVV là 9.107 tỷ đồng, đến năm 2018 tổng dư nợ cho vay DNNVV là 10.159 tỷ đồng, tăng 1.052 tỷ đồng sơ với năm 2017, tương ứng tăng 11,55%.

Giai đoạn 2016 -2018, dư nợ cho vay DNNVV luôn tăng qua các năm , năm 2016, dư nợ cho vay DNNVV là 4.091 tỷ đồng, năm 2017 dư nợ cho vay DNNVV là 4.507 tỷ đồng, tăng 479 tỷ đồng, tương ứng tăng 11,7 %, năm 2018 dư nợ cho vay DNNVV là 4752 tỷ đồng, tăng 182 tỷ đồng sơ với dư nợ cho vay DNNVV năm 2017, tương ứng tăng 3,98%.

Năm 2016 là năm đầy khó khăn đối với hoạt động tín dụng. Đứng trước khó khắn chung của nền kinh tế, đặc biệt là khó khăn và thách thức rất lớn từ sự cố môi trường biển Fomosa và 2 đợt lũ kép diễn ra tại Quảng Bình, chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp, cá nhân vay vốn với những chính sách hỗ trợ lãi suất. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng đã ln sâu sát, nắm rõ tình hình doanh nghiệp để đưa ra những phương án tín dụng hiệu quả.

Năm 2017 là năm mà các khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp đã đẩy mạnh vay vốn để tập trung sản xuất, ổn định kinh tế. Bên cạnh sự tăng trưởng nhanh của huy động vốn, chi nhánh đã tìm kiếm khách hàng mới, thâm canh, phát triển nền khách hàng cũ, đề xuất với BIDV triển khai hiệu quả các gói cho vay ưu đãi, cạnh tranh chính sách về giá với các TCTD khác, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn rẻ, cho nên dư nợ cho vay DNNVV đến 31/12/2017 là 4.570 tỷ đồng.

Năm 2018, nền kinh tế khởi sắc hơn, đặc biệt, Hội nghị xúc tiến nhà đầu tư vào tỉnh Quảng Bình đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn như FLC, Vingroup.. Cho đến nay, có hơn 440 dự án với số vốn đăng ký trên 02 tỷ USD , có 23 dự án đầu tư FDI đang triển khai. Ngồi ra, có các khu cơng nghiệp lớn đóng trên địa bàn. BIDV Quảng Bình đã biết tận dụng những điều kiện đó để đưa ra các chính sách phù hợp với từng đối tượng khách hàng, thành lập các tổ tín dụng đi sâu sát đến khách hàng. Vì vậy, tín dụng đã có sự tăng trưởng tốt, bám sát định hướng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát trong giới hạn các

chỉ tiêu chất lượng tín dụng. Dư nợ cho vay DNNVV tại thời điểm 31/12/2018 là 4.752 tỷ đồng.

Mặc dù môi trường kinh doanh, kinh tế xã hội trong khoảng thời gian này có nhiều biến động đã gây khơng ít khó khăn cho nền kinh tế nới chung và các doanh nghiệp nói riêng, nhưng niềm tin khách hàng đối với BIDV – Chi nhánh Quảng Bình khơng những khơng giảm mà có xu hướng tăng. Điều này phản ánh một phần từ chính sách của chi nhánh như tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, thủ tục đơn giản, giải quyết nhanh... cộng với niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng lớn đã đem đến tăng trưởng tín dụng trở lại trong năm 2016 – 2018.

2.2.1.4. Tình hình hoạt động sử dụng vốn.

Bảng 2.5. Chỉ tiêu phân tích dư nợ và cơ cấu dư nợ BIDV - chi nhánh Quảng Bình giai đoạn (2016 - 2018). Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Theo kì hạn Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng dư nợ 9.685 100 9.107 100 10.15 9 100 -578 -5,97 1.052 11,55 - Dư nợ ngắn hạn 6.005 62 5.920 65 7.111 70 -85 -1,41 1.191 16,75 - Dư nợ trung- dài hạn 3.680 38 3.187 35 3.048 30 -493 -13,4 -139 -4,36

Theo bảng 2.4 ta thấy tổng dư nợ của BIDV – chi nhánh Quảng Bình biến động ở giai đoạn 2016 – 2018, năm 2016 tổng dư nợ là 9.685 tỷ đồng, năm 2017 thì tổng dư nợ cịn 9.107 tỷ đồng, giảm 578 tỷ đồng so với năm 2016 tương ứng giảm 5,79 %. Năm 2018 tổng dư nợ của ngân hàng là 10.159 tỷ đồng, tăng 1.052 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 11,55 %. Tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016 – 2018 cịn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đợt lũ từ năm 2016, nhưng nhìn chung tình hình dư nợ của ngân hàng ln đảm bảo ở mức ổn định so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, để đạt được kết quả này là do:

+ Chi nhánh luôn phát động nhiều đợt thi đua, khoán nhiệm vụ theo quý đến từng cán bộ về nhiều mặt: tăng trưởng dư nợ, xử lý nợ, thu hồi nợ xấu làm trong sạch địa bàn quản lý. Tìm kiếm khách hàng mới, đầu tư những dự án tiềm năng có hiệu quả. Kết quả thực hiện là cơ sở để tính lương, khen thưởng động viên kịp thời từ đó tạo được khơng khí thi đua trong hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh

+ Từng bước hồn thiện và nâng cao chất lượng tín dụng, chọn lọc các dự án đầu tư có hiệu quả, kiên quyết khơng giải ngân tràn lan, kém hiệu quả. Thường xuyên huấn luyện tăng cường trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, làm tốt cơng tác thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

Và nhìn vào bảng ta thấy được cơ cấu cho vay ở ngân hàng chuyển dịch sang cho vay ngắn hạn , giảm dần tỷ trọng Dư nợ dài hạn/ Tổng dư nợ, điều này hồn tồn phù hợp với mục tiêu kiểm sốt của ngân hàng trong thời điểm hiện tại. Phù hợp với hoàn cảnh nền kinh tế, Cho vay ngắn hạn thực chất đối đối với các DNNVV chính là bổ sung kịp thời về vấn đề tài chính, đáp ứng nhu cầu về vốn, giúp giải quyết khó khăn tạm thời. Đây cịn là giải pháp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt những cơ hội kinh doanh, tận dụng được thời cơ phát triển sản xuất. Bên cạnh đó cũng nhờ vào khoản vay ngắn hạn tạo áp lực buộc doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả.

Dư nợ ngắn hạn ở ngân hàng năm 2016 là 6.005 tỷ đồng, tương đương 62 % trong tổng dư nợ năm 2016. Năm 2017, dư nợ ngắn hạn của ngân hàng là 5.920 tỷ đồng chiếm 65

Dư nợ ngắn hạn của ngân hàng năm 2018 tăng lên đến 7.111 tỷ đồng, tương đương 70 % tổng dư nợ, tăng 1.191 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương tăng 16,75 %.

Ngược lại, dư nợ trung - dài hạn tại chi nhánh có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2016 dư nợ trung – dài hạn của chi nhánh là 3.680 tỷ đồng tương đương 38 % tổng dư nợ của ngân hàng. Năm 2017 dư nợ trung – dài hạn của ngân hàng là 3.187 tỷ đồng, tương đương chiếm 35 % trong tổng dư nợ của chi nhánh, giảm 493 tỷ đồng so với năm 2016, tương đương giảm 13,4 % so với năm 2016. Năm 2018 dư nợ trung – dài hạn tại ngân hàng chỉ còn 3.048 tỷ đồng, chiếm 30% trong tổng dư nợ năm 2018, giảm 139 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương giảm 4,36 % so với năm 2017.

Bảng 2.6 : Dư nợ tín dụng theo ngành nghề BIDV Quảng Bìnhgiai đoạn năm 2016 – 2018 giai đoạn năm 2016 – 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Ngành nghề Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

Thương mại 2.348 24,25 2.792 30,66 3.117 30.68

Nông lâm nghiệp 247 2,55 257 2,82 174 1,71

Xây dựng 3.530 36,44 3.297 36,2 3.139 30,9

Kho bãi, giao thông vận tải 16 0,17 42 0,41 66 0,6

Giáo dục, đào tạo 82 0,84 71 0,7 57 0,56

Dịch vụ lưu trú 34 0,35 48 0,47 87 0.86

Kinh doanh BĐS 417 4,3 612 6,02 539 5

Công nghiệp chế tạo 1.796 18,54 1.059 10,42 984 9,69

Các nghành khác 1.173 12,56 929 12,3 1.996 20

Tổng dư nợ 9.685 100 9.107 100 10.159 100

(Nguồn:Báo cáo phòng kế hoạch tổng hợp năm 2016-2018)

Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy, dư nợ tín dụng theo nghành nghề giai đoạn 2016 – 2018 có sự biến động đáng kể qua các năm, và cơ cấu tỷ trọng giữa các nghành nghề

cũng có sự tăng giảm tùy theo mục tiêu, chính sách và chiến lược riêng của từng giai đoạn. Cụ thể, trong năm 2016 tổng dư nợ là 9.685 tỷ đồng , trong đó tỷ trọng dư nợ tín dụng ngành xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất là 3.530 tỷ đồng chiếm 36,44 % tổng dư nợ năm 2016. Ngành thương mại xếp thứ 2 với 2.348 tỷ đồng, chiếm 24,25 % tổng dư nợ. Nghành công nghiệp chế tạo xếp thứ 3 với dư nợ tín dụng 1.796 tỷ đồng, chiếm 18,54 % tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Qua năm 2017, 2018 thì 3 nghành này

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 55)