CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT
1.2 Mơi trường chính trị
1.2.1 Tác động của mơi trường chính trị đến hoạt động kinh doanh
Hệ thống chính trị của một quốc gia có ảnh hưởng quyết định đến xu hướng đối nội và đối ngoại của quốc gia. Hệ thống thể chế chính trị có thể tạo điều kiện hay gây nên rủi ro không lường trước được đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại quốc tế hay xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia. Một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế luôn bị ảnh hưởng bởi chính sách, thể chế của nước chủ nhà cũng như nước nhập khẩu hay đầu tư.
Mơi trường chính trị lý tưởng cho doanh nghiệp là một chính phủ ổn định và thân thiện. Những thay đổi về quan điểm và mục đích của chính phủ có thể cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp thành hiểm hoạ. Những thay đổi có thể bắt nguồn từ sự thay đổi của đảng phái chính trị cầm quyền, hay do điều kiện kinh tế yếu kém nên chính phủ phải rút lại các cam kết thương mại trước đó, .. Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp vẫn là tính liên tục của các quy định, nguyên tắc ứng xử cho dù bất kỳ đảng phái nào đang nắm quyền. Một thay đổi trong chính phủ, cho dù là do bầu cử hay đảo chính khơng phải lúc nào cũng có nghĩa là thay đổi mức độ rủi ro chính trị. Trái lại những thay đổi cơ bản trong chính sách có thể tạo ra những bất ổn lớn, ví dụ như việc thay đổi chính sách kinh tế mở của Việt Nam thập kỷ 80. Một sự thay đổi đột ngột khơng lường trước được trong chính sách của chính phủ cũng có thể làm cản trở hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, bất kể nguyên nhân của thay đổi là gì.
Bên cạnh việc xem xét thể chế chính sách, vấn đề chủ nghĩa dân tộc cũng cần được quan tâm đúng mức. Đây là một trong những nhân tố chính trị ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh. Chủ nghĩa dân tộc có thể được mơ tả chính
xác nhất như là sự đoàn kết và niềm tự hào dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế vẫn tồn tại ở tất cả các quốc gia với những mức độ khác nhau. Đây là một trong các nhân tố làm giảm tính hấp dẫn của thị trường. Quản điểm cộng đồng thường có xu hướng chống lại sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài, bảo tồn quyền tự chủ về kinh tế của các quốc gia. Để nâng cao tính dân tộc, người tiêu dùng có thể đẩy mạnh phong trào “chỉ mua hàng nội”, hạn chế nhập khẩu, áp dụng thuế quan và các rào cản thương mại… Ví dụ như ở Việt Nam sẽ có khẩu hiệu “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”