CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT
2.3 Phân tích rủi ro
2.3.1 Kinh tế
- Rủi ro về thiếu hụt nguồn cung nhiên liệu, chi phí tăng cao do tác động của Covid-19
Đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ và đặt ra nhiều thách thức cho ngành sản xuất ô tô điện thế giới. Mặc dù doanh số xe điện vẫn tăng trưởng nhưng những cản trở về nguồn cung cũng như chi phí đang là bài tốn khiến nhiều hãng xe ơ tơ “đau đầu”, buộc phải cắt giảm sản xuất do chi phí tăng cao và thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào.
Thách thức về chi phí sản xuất: Pin xe điện được chế tạo từ các kim loại có trong vỏ trái đất, trong khi nguồn tài nguyên khoáng sản này trên thế giới không phải là vô tận. Một trong những kim loại quan trọng để sản xuất pin là lithium đã ghi nhận mức tăng giá phi mã trong năm 2020 và quý đầu 2021. Theo đó tính đến trung tuần tháng 3, giá lithium đã tăng 68% so với đầu năm, chạm mức 11.250 USD/tấn. Chi phí nguyên liệu sản xuất pin tăng cao buộc Vinfast phải đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ tái chế pin, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu tự nhiên. Hãng đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ tái chế pin lithium và hướng tới mục tiêu tái chế hơn 90% nguyên liệu cấu thành pin.
Thiếu hụt chất bán dẫn để sản xuất ơ tơ điện: Chất bán dẫn đóng vai trị quan trọng trong ơ tơ điện, chịu trách nhiệm truyền lệnh từ máy tính điều khiển tới các bộ phận phần cứng của xe. Ơ tơ điện có cấu trúc càng phức tạp thì càng cần nhiều chất bán dẫn. Trong bối cảnh ngày càng nhiều hãng xe hơi trên thế giới đẩy mạnh sản xuất xe điện và cho ra đời nhiều mẫu xe thông minh, xe tự hành, nhu cầu về nguồn cung chất bán dẫn càng trở nên cấp thiết. Dưới tác động của dịch Covid-19, thách thức của ngành sản xuất ơ tơ điện của Vinfast cũng chính là sự thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn, bắt đầu từ việc cắt giảm sản xuất tiêu chuẩn từ đầu đại dịch. Điều này đã gây ra rủi ro đối với Vinfast ngành sản xuất ô tô điện
- Rủi ro về lạm phát trong nền kinh tế Mỹ năm 2022
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Và nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bùng nổ trở lại sau những thiệt hại kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, được hỗ trợ chủ yếu nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng của Cục Dự trữ liên bang (Fed) và các biện pháp kích thích lớn của chính phủ. Cùng với việc đại dịch vẫn đang hoành hành ở nhiều khu vực khác trên thế giới, chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục tắc nghẽn, xung đột Nga-Ukraine đã tác động đến việc gia tăng chi phí năng lượng, lương thực và chi tiêu thâm hụt từ chính phủ liên dẫn tới lạm phát. Giá các loại xe biến động khó lường trong tháng Tư dù đã tăng mạnh kể từ năm 2021 do thiếu cung. Giá ôtô đã qua sử dụng và xe tải tăng 22,7% so với cùng kỳ năm ngối, nhưng có giảm so với mức tăng 35,3% trong tháng Ba. Tuy nhiên, giá xe mới lại tăng tới 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng lớn nhất trong 12 tháng, tính từ năm 1949. Tỷ lệ lạm phát của Mỹ đã tăng vọt kể từ đầu năm 2021 khi nền kinh tế nước này bắt đầu phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Báo cáo cho rằng tỷ lệ lạm phát sẽ không giảm xuống mức mục tiêu 2% do Ngân hàng Dự trữ liên bang (FED) đề ra. Lạm phát của Mỹ trong tháng 3 và tháng 4 lần lượt là 8,5% và 8,3%, đều là những mức cao kỷ lục trong hơn 40 năm qua, tính từ tháng 12/1981. CBO dự kiến giá tiêu dùng trong năm nay sẽ tăng 4% so với năm 2021. Việc này cũng mang lại những khó khăn rất lớn giữa nền kinh tế lạm phát của Mỹ cho Vinfast như thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu xây dựng nhà máy
cũng như sản xuất ô tô do đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cả hàng hoá sẽ cao hơn so với mức dự trù ban đầu, hàng hoá trở nên khan hiếm, cung không đủ cầu….
- Rủi ro về thâm hụt ngân sách chính phủ của Mỹ
Trong tài khóa 2020, thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ lên tới 3.100 tỷ USD do nhiều doanh nghiệp trong nước phải đóng cửa tạm thời để phòng, chống dịch Covid-19. Con số này cao hơn gấp đôi so với kỷ lục được thiết lập vào năm 2009, khi thâm hụt ghi nhận ở mức 1.400 tỷ USD sau một năm xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính 2008. Nhân tố chủ yếu dẫn tới mức thâm hụt ngân sách “khổng lồ” này là các khoản chi tiêu mạnh tay của Chính phủ trong nỗ lực ngăn chặn những tác động của cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, khiến hàng triệu việc làm bị mất.
Ngày 26/5, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cho biết thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ trong tài khóa hiện tại (kết thúc ngày 30/9/2022) được dự báo sẽ giảm mạnh nhưng vẫn ở mức cao là 1.000 tỷ USD. Việc thâm hụt ngân sách tại nền kinh tế Mỹ cũng là nguyên nhân dẫn tới lạm phát và làm tăng lãi suất. "Việc tăng lãi suất vốn là liều thuốc đắng để chữa bệnh lạm phát". Điều này cũng dẫn đến rất nhiều tới Vinfast tại thị trường Mỹ. Cụ thể, Vinfast phải chịu áp lực lãi vay lớn khi chi phí tài chính tăng từ 2-3 lần. Chưa kể các loại chi phí liên quan đến vận chuyển, nguyên liệu đầu vào… đều tăng do lạm phát, theo đó biên lợi nhuận của Vinfast cũng bị kéo xuống, tăng trưởng chậm. Bên cạnh đó, hiện nay việc siết chặt thị trường trái phiếu cũng đang diễn ra, nên Vinfast có thể sẽ khơng huy động được tiền từ kênh này, dẫn đến việc dè dặt hơn trong chi tiêu, không bơm tiền mạnh mẽ để đầu tư như trước mà trữ tiền để phòng thủ, xử lý nợ. Việc tăng lãi suất mang đến việc giá nguyên vật liệu cao, biên lợi nhuận sẽ bị bào mịn. Khi đó sức mua ơ tơ giảm, thị trường khó sơi động. Đứng trước cơn bão giá, giá xăng tăng, giá dịch vụ vận tải tăng, chi phí logistics tăng, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng khiến hàng hóa tới tay người tiêu cũng bị đội giá, ảnh hưởng đến sức mua của người dẫn tại Mỹ giảm dẫn đến việc nhu cầu mua ô tô của Vinfast cũng không còn nhiều như trước.
- Rủi ro về cơ sở hạ tầng
Vì chưa có tên tuổi trên thị trường quốc tế nên để bán xe ở Mỹ, hãng xe phải thành lập một hệ thống đại lý. Trên thực tế, xe điện đang là xu thế của thế giới. Do đó, một trong những lý do VinFast chọn Mỹ trở thành nơi xây dựng nhà máy vì Mỹ đang là một một trong những quốc gia đi đầu trong xu thế này. Điều đó địi hỏi hạ tầng, đào tạo, thỏa thuận với chính quyền các địa phương... Tất cả đều phải được thực hiện và hoàn thiện, tuy nhiên đều sẽ rất mất thời gian và tốn kém. Với việc sản xuất ô tô điện cũng cần đi kèm với việc xây dựng các trạm sạc trải dài trên thị trường. Việc xây dựng trạm sạc cũng cần đáp ứng về nhiều mặt như số lượng trạm, khoảng cách giữa các trạm... Tuy nhiên VinFast chưa có quy chuẩn chung dành cho mọi đầu sạc xe điện, đến nay hệ thống sạc mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm với vài trạm, bên cạnh đó nhu cầu về nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng cũng rất lớn, trong khi đó, khả năng huy động và cân đối nguồn lực đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy Vinfast chưa thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu sử dụng của người dân. Đây cũng là rủi ro mà Vinfast cần phải đối mặt.
- Rủi ro suy thoái của nền kinh tế Mỹ
Đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đã gần đảo ngược (một tình huống khi lãi suất ngắn hạn vượt quá lãi suất có kỳ hạn dài hơn, vốn thường xảy ra trước một đợt suy thoái) cùng với việc Fed sẽ tăng lãi suất cho tới khi phá vỡ được lạm phát, điều này đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thối. Ngày 15/6, lãnh đạo Fed đã nhất trí nâng lãi suất thêm 0.75 phần trăm, lên mức 1,5-1,75%, trong nỗ lực khống chế lạm phát đang ở mức cao nhất hơn 4 thập kỷ và chưa có dấu hiệu sớm hạ nhiệt. Khi Fed tăng lãi suất trong nỗ lực kiềm chế lạm phát, số nợ của người dân Mỹ trung bình sẽ tăng lên, tiếp tục gây áp lực lên nguồn lực tài chính đang rất ít ỏi của hầu hết gia đình và chồng chất thêm nỗi đau kinh tế. Ở châu Âu, chi phí năng lượng đã tăng lên mức chưa từng thấy do các lệnh trừng phạt chống lại Nga làm trầm trọng thêm tình trạng suy thối hàng hóa tồn cầu. Việc suy thối sẽ làm giá cả cao hơn khiến việc cạnh tranh và duy trì lợi nhuận trở nên khó khăn hơn. Tình trạng suy thối nền kinh tế Mỹ đã tác động tiêu cực đến thị trường toàn cầu. Điều này là dễ hiểu vì ở một góc độ nhất định, Fed chính là ngân hàng trung ương của thế giới và chính sách của Fed có thể dẫn tới một cuộc suy thối kinh tế tồn cầu. Điều này cũng mang đến một sức ảnh hưởng to lớn đến hoạt
động kinh doanh của Vinfast khi Fed thực thi chính sách tăng lãi suất để nỗ lực kiềm chế lạm phát, số nợ của người dân Mỹ trung bình tăng lên, tiếp tục gây áp lực lên nguồn lực tài chính đang rất ít ỏi của hầu hết gia đình và chồng chất thêm nỗi đau kinh tế, khiến người dân Mỹ khơng cịn nhu cầu cho các mặt hàng khác ngoài mặt hàng thiết yếu, từ đó dẫn đến rủi ro trong việc xây dựng nhà máy xe của Vinfast tại Mỹ cũng như việc đưa nhà máy vào hoạt động có thể bị kéo dài thời gian hơn so với dự tính ban đầu mà Vinfast đã đề ra.
2.3.2 Chính trị
- Rủi ro về sự thay đổi đảng phái chính trị
Giới quan sát cho rằng, kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2021, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden liên tục đối mặt với nhiều “sóng gió” khiến tỷ lệ ủng hộ đảng Dân chủ liên tục giảm sút. Điều này có thể dẫn tới việc đảng Cộng hịa khơng chỉ giành chiến thắng ở Hạ viện mà cả Thượng viện. Cũng theo giới quan sát chính trị Mỹ, lịch sử các cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ thường có kết quả khơng tốt cho đảng cầm quyền, nhất là ở Hạ viện. Thực tế thời gian gần đây, đảng Cộng hịa đang có nhiều ưu thế khi nhận được sự ủng hộ ngày càng nhiều hơn trong xã hội Mỹ khiến đảng Dân chủ khó có thể vượt qua được quy luật lịch sử và nhiều khả năng đánh mất quyền kiểm sốt Hạ viện. Theo giới phân tích, nếu đảng Dân chủ của ơng Biden mất kiểm sốt một viện, rất có thể dẫn tới tình trạng phân hóa quan điểm về chính sách. Những chính sách này hồn tồn có thể ảnh hưởng đến quy định hàng hóa cũng như các sản phẩm dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Đặc biệt là đối với ngành cơng nghiệp ơ tơ tại Mỹ vốn đã có nhiều cạnh tranh từ các thương hiệu nổi tiếng. Chính vì vậy, khi lựa chọn thâm nhập thị trường này, Vinfast không chỉ đối mặt với sức ép từ thị trường Mỹ mà còn phải đối mặt với những vấn đề bất ổn trong hệ thống chính trị ở Mỹ.
- Rủi ro về tranh chấp thương mại giữa Canada và Mỹ trong lĩnh vực ô tô gia tăng
Tại Mỹ, đảng Dân chủ đang hy vọng thông qua một dự luật với các sáng kiến trị giá khoảng 2.000 tỷ USD liên quan đến biến đổi khí hậu, chăm sóc trẻ em, chế độ nghỉ phép của cha mẹ và chăm sóc y tế. Một trong những điều khoản chính về khí hậu liên quan đến các biện pháp khuyến khích mua xe điện. Theo các đề xuất khác nhau
tại Hạ viện và Thượng viện, những người mua xe điện sẽ được khấu trừ thuế 12.500 USD. Tuy nhiên, khoản khấu trừ thuế 12.500 USD sẽ chỉ áp dụng cho ô tô do Mỹ lắp ráp. Đề xuất “Mua hàng Mỹ” như trên có thể khiến các nhà đầu tư rời bỏ Canada và đi ngược lại các cam kết của Mỹ trong việc hợp tác với Canada để phát triển xe điện.
Đề xuất này nếu được thông qua sẽ khiến hàng chục nghìn người mất việc làm tại một trong những lĩnh vực sản xuất lớn nhất của Canada và thiệt hại đối với nhân lực trong ngành ô tô Mỹ tham gia vào hoạt động trao đổi thương mại ô tô xuyên biên giới. Trong khi đó, VinFast và chính quyền bang Bắc Carolina (Mỹ) đã cơng bố ký kết về việc xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên của VinFast tại thị trường Bắc Mỹ với đảm bảo sẽ tạo ra 7.000 việc làm cho lao động địa phương và thúc đẩy hợp tác với Bắc Mỹ. Việc hợp tác với đất nước đang có mâu thuẫn với đối tác khác có thể khiến Vinfast vơ tình liên quan đến mâu thuẫn tiềm ẩn trong quan hệ Mỹ với Canada đối với ngành ô tô điện và khiến Vinfast đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi cạnh tranh trên thị trường đang có bất ổn về quan hệ hợp tác này.
- Rủi ro về chiến tranh Nga - Ukraine ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô điện
Ngành công nghiệp ôtô thế giới vốn đã chịu nhiều tác động tiêu cực từ thiếu hụt nguyên vật liệu trong đại dịch COVID-19. Và tình hình trở nên tồi tệ hơn khi xung đột Nga - Ukraine kéo dài. Hiện nay, các mẫu ô tô điện thường sử dụng loại pin
lithium có chứa đến 35 kg niken, các đặc tính của niken đã khiến nó trở thành một kim loại không thể thiếu cho pin ô tô điện. Tuy nhiên, giá niken lại đang ở mức cao nhất trong hơn 11 năm qua do nhu cầu ngày càng tăng kết hợp với tình trạng khan hiếm hàng tồn kho. Trong khi đó, Nga và Ukraine là những nhà sản xuất kim loại và niken hàng đầu thế giới. Khi đưa ra các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Moscow, châu Âu và Mỹ có thể sẽ khiến cuộc khủng hoảng này sẽ trầm trọng hơn vì Nga chính là một trong các nhà sản xuất niken chất lượng tốt thế giới.
Không những vậy, hệ thống dây điện cực kỳ quan trọng được sản xuất tại Ukraine, đột nhiên nằm ngồi hệ thống cung ứng linh kiện ơ tơ tồn cầu. Điều này khiến cho nguyên liệu trở nên khan hiếm và gây ra những gián đoạn mới, chính vì vậy giá xe ơ tơ dự kiến sẽ cịn cao hơn nữa trong năm tới. Giám đốc điều hành của S&P,
nằm trong số các nhà phân tích cho rằng lượng xe mới sẵn có ở Bắc Mỹ và Châu Âu sẽ vẫn khan hiếm - và giá xe sẽ tiếp tục cao vào năm 2023. Cuối cùng, giá cả tăng cao dẫn đến lạm phát và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ. Điều này sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc Vinfast rót vốn đầu tư vào ngành cơng nghiệp ô tô điện tại Mỹ.
2.3.3 Pháp luật
- Rủi ro về việc không chứng minh được bộ phận của xe không ảnh hưởng đến môi trường và con người
Ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành cơng nghiệp khác. Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng nền cơng nghiệp hóa, hiện