Rủi ro trong mơi trường chính trị

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH rủi RO TRONG môi TRƯỜNG KINH tế, CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT đối với VINFAST tại THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT

1.2 Mơi trường chính trị

1.2.3 Rủi ro trong mơi trường chính trị

Có 3 loại rủi ro chính trị thường gặp, đó là:

• Rủi ro liên quan đến quyền sở hữu tài sản.

• Rủi ro do nhà nước can thiệp quá sâu vào q trình hoạt động của tổ chức.

• Rủi ro về chuyển giao.

Rủi ro liên quan đến quyền sở hữu tài sản: - Sung công tài sản:

Sung công tài sản là hình thức chuyển quyền sở hữu tài sản từ công ty đầu tư (tư nhân) sang quyền sở hữu của nhà nước. Sung cơng tài sản diễn ra dưới hình thức quốc hữu hố và chuyển tài sản của cơng ty sang tay nhà nước.

Sung cơng đề cập đến quyền của chính phủ trong việc sở hữu tài sản bất động sản hoặc tài sản khơng có người nhận. Nó thường xảy ra khi một cá nhân qua đời

nhưng không để lại di chúc và khơng có người thừa kế. Tài sản cũng sẽ bị sung cơng nếu khơng có người nhận trong một thời gian dài. Sung công là một quyền của chính phủ đối với tài sản nếu khơng có người nhận nó vì bất kì lí do gì sau một thời gian. Tồ án có thể quyết định sung cơng sau một khoảng thời gian tiêu chuẩn.

Sung cơng thường được duy trì trên cơ sở có thể hủy bỏ, được phép gia hạn vĩnh viễn nếu khơng có thời hạn. Điều này có nghĩa là quyền sở hữu tài sản hoặc chính tài sản đó có thể được trả lại người thừa kế hoặc chủ sở hữu hợp pháp.

- Tịch thu tài sản:

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước. Tài sản đó có thể đang được người bị kết án sử dụng hoặc cũng có thể là tài sản mà họ đã cho người khác vay, mượn, thuê, giữ để sử dụng (kể cả để sửa chữa) hoặc đang cầm cố, thế chấp, đang gửi tiết kiệm hoặc tiền trong tài khoản ở ngân hàng, tài sản đứng tên người khác nhưng có đủ căn cứ chứng minh rằng của người phạm tội thì tài sản vẫn bị tịch thu. Tịch thu tài sản áp dụng đối với người bị kết án về các tội mang tính chất ảnh hưởng trực tiếp tới thể chế chính trị, an ninh của quốc gia: tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội tham nhũng.

Tịch thu tài sản cũng có điểm giống với sung cơng tài sản, như: chuyển giao sở hữu tài sản từ sở hữu tư nhân sang tay nhà nước; nhưng khác chỗ, nhà nước khơng có bất cứ sự bồi thường nào đối với chủ tài sản.

- Nội địa hố

Nội địa hóa là q trình sửa đổi sản phẩm để đáp ứng các u cầu về ngơn ngữ, văn hóa, pháp lý, ngày tháng và các yêu cầu khác của một địa phương hoặc khu vực cụ thể. Điều quan trọng trong nội địa hóa là nâng cao năng lực, chất lượng của nhà cung

cấp, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh. Tỷ lệ nội địa hóa được tính theo nhiều cơng thức khác nhau, vì vậy để đưa ra một con số cụ thể sẽ rất khó. Chẳng hạn, linh kiện phụ tùng trong nước không chỉ là các phụ tùng linh kiện cung cấp bởi nhà cung cấp nội địa, mà còn gồm linh kiện phụ tùng sản xuất tại nhà máy của hãng.

Đối với Toyota, đẩy mạnh nội địa hóa khơng chỉ đơn thuần là gia tăng số lượng nhà cung cấp Việt mà quan trọng hơn là nâng cao năng lực, chất lượng của nhà cung cấp, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, ngành công nghiệp ôtô trong nước đang gặp phải cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước trong khu vực

khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ khu vực ASEAN về 0% thì đó mới là hướng đi lâu dài và bền vững.

Bên cạnh hoạt động tìm kiếm, lựa chọn đối tác mới trong nước làm nhà cung cấp, Toyota đã thành lập riêng một bộ phận để tăng cường tỷ lệ nội địa hóa bằng cách tìm và đánh giá nhà cung cấp mới, hỗ trợ nhà cung cấp hiện tại trong việc sản xuất, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm cung cấp cho nhà máy, thành lập bộ phận chức năng chuyên trách, đào tạo và phát triển nhân sự cho nhà cung cấp, chuyển giao về 5S, bí quyết sản xuất của Toyota, quản lý chất lượng, cử chuyên gia trực tiếp xuống tận cơ sở hướng dẫn, tư vấn, kiểm tra, đánh giá và đồng hành sát sao hàng tuần.

Rủi ro do nhà nước can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt của tổ chức:

Để quản lý đất nước, mỗi chính phủ đều có những chính sách luật lệ, quy định của riêng mình. Đó là điều hết sức cần thiết, nhưng nếu những quy định này quá chi tiết, quá chặt chẽ, quá máy móc, nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động của các tổ chức thì sẽ dẫn đến những rủi ro.

Ví dụ như Theo quan điểm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 25/10 về Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào quản trị của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm mà cần nâng chuẩn hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, không chấp nhận các doanh nghiệp kinh doanh dưới chuẩn (cả về vốn, quản trị…). Bảo hiểm là loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao và ngày càng hiện đại. Chủ trương là mong muốn tốc độ tăng trưởng của các loại hình dịch vụ phải nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP và đặc biệt chú trọng vào các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistic, khoa học, công nghệ… Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ một số nội dung cần tiếp tục rà soát để nâng cao hơn nữa chất lượng dự thảo Luật như các quy định về lĩnh vực bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm để bảo đảm sự phát triển cân đối, hài hòa hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường bảo hiểm kể cả bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm vi mô…

Bên cạnh đó việc tiếp tục rà sốt, hồn thiện các quy định về hợp đồng bảo hiểm theo hướng bảo đảm sự bình đẳng và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cả người cung cấp dịch vụ và người mua bảo hiểm, phù hợp với đặc thù của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời, phù hợp với kinh doanh bảo hiểm tới đây trên môi trường điện tử, liên quan đến các vấn đề số hóa, chữ kỹ điện tử, hồ sơ điện tử…

Liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm và quản trị doanh nghiệp bảo hiểm, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải đánh giá kỹ lưỡng kết quả thực hiện Đề án cơ cấu lại các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào quản trị của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm mà cần nâng chuẩn hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, không chấp nhận các doanh nghiệp kinh doanh dưới chuẩn (cả về vốn, quản trị…).

Những rủi ro về chuyển giao:

Chuyển giao được hiểu là việc mà một cá nhân thực hiện hoạt động chuyển giao quyền hoặc tài sản của mình cho người khác hoặc doanh nghiệp. Đối tượng có thể là tiền tệ, nhân sự hoặc cơng nghệ. Những rủi ro trong q trình chuyển giao sẽ có thể xảy ra khi thực hiện chuyển giao quỹ, lợi nhuận,… từ nước này qua nước khác.

Ví dụ như: khi thực hiện các giao dịch ngoại tệ, sẽ phát sinh những rủi ro trong

việc chuyển đổi đơn vị tiền tệ. Chuyển đổi đơn vị tiền tệ sẽ diễn ra vào thời điểm giao dịch, như khi bạn thu hồi một khoản thanh tốn, hồn lại tiền hoặc có một khoản bồi hồn. Tỷ giá tiền tệ được sử dụng luôn là tỷ giá tại thời điểm giao dịch. Tỷ giá đơn vị tiền tệ liên tục biến động. Bất cứ khi nào xảy ra trì hỗn trong q trình xử lý thanh tốn hoặc hồn tiền, doanh nghiệp đều có khả năng thất thốt hoặc có thêm tiền do chuyển đổi đơn vị tiền tệ. Khi thực hiện quy trình thanh tốn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu đồng ý thanh tốn tiền mua hàng hóa bằng ngoại tệ, rủi ro xảy ra khi ngoại tệ tăng giá, khiến họ phải trả nhiều hơn số tiền dự tính cho khối lượng hàng hóa nhập khẩu. Ngược lại, khi doanh nghiệp xuất khẩu đồng ý nhận tiền từ việc bán hàng hóa bằng ngoại tệ, rủi ro xảy ra khi ngoại tệ giảm giá, khiến họ phải nhận về số tiền quy đổi ra đồng nội tệ ít đi so với dự tính ban đầu khi ký kết hợp đồng xuất khẩu.

Ngồi ra, cịn 1 số rủi ro chính trị khác:

- Rủi ro do sự thay đổi các đảng phái chính trị. - Rủi ro do trừng phạt chính trị

- Rủi ro do bạo lực và khủng bố - Chủ nghĩa cực đoan về kinh tế - Rủi ro chính trị vi mơ, vĩ mô

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH rủi RO TRONG môi TRƯỜNG KINH tế, CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT đối với VINFAST tại THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)