Các luật ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH rủi RO TRONG môi TRƯỜNG KINH tế, CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT đối với VINFAST tại THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 48 - 58)

CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT

1.3 Môi trường pháp luật

1.3.4 Các luật ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

● Luật của mỗi quốc gia

- Luật thương mại

Là văn bản pháp luật chứa đựng có hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hành vi thương mại, xác định địa vị pháp lí của thương nhân và quy định

những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại. Như Luật Thương mại 2005 của Việt Nam điều chỉnh mọi hoạt động thương mại diễn ra trên lãnh thổ nước Việt Nam, các hoạt động thương mại ngoài Việt Nam nhưng luật áp dụng là Luật này, và các hoạt động khơng nhằm mục đích sinh lợi với một bên là thương nhân mà luật áp dụng là Luật này. Ví dụ trong tình hình dịch Covid sẽ gây ra tình trạng hàng hóa bị trì trệ khơng thể giao hàng cho người mua so với thỏa thuận thì theo luật Thương mại trong trường hợp bất khả kháng, các bên quan hệ thương mại có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết. Nếu các bên khơng thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện hợp đồng sẽ được thêm một khoản thời gian cụ thể để khắc phục hậu quả, nhưng không được vượt quá các mốc thời hạn: Thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ, hàng hóa khơng q 12 tháng kể từ khi giao kết hợp đồng; cung ứng dịch vụ, thời hạn giao hàng được thỏa thuận trên 12 tháng không vượt quá 08 tháng kể từ khi giao kết hợp đồng. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn trên, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng, không bên nào gửi đơn kiện u cầu bên cịn lại bồi thường thiệt hại. Nhưng tình hình covid Việt Nam phải giãn cách xã hội sẽ dẫn đến việc quá thời hạn trên gây nên thiệc hại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Luật hợp đồng:

Là văn bản pháp luật quy định về việc thực hiện hợp đồng giữa các bên. Ví dụ Bộ Cơng Thương khuyến nghị các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu lưu ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong khâu thanh toán khi giao kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài trong thời gian tới. Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã và đang gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho chuỗi cung ứng hàng hóa tồn cầu, trong đó có khâu vận tải và giao nhận. Tại nhiều cảng biển, hàng hóa phải chờ thơng quan nhiều ngày, dẫn đến chậm trễ trong việc giao hàng và từ đó là rủi ro cho khâu thanh tốn, nhất là với những hợp đồng xuất khẩu chấp nhận hình thức thanh tốn T/T (chuyển tiền sau khi giao hàng).

- Luật lao động

Bao gồm các tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động có trả cơng lao động và những quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Ví dụ

- Luật chống độc quyền:

Là một tập hợp các dự luật nhằm ngăn chặn sự độc quyền và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các tập đoàn kinh doanh nhằm thúc đẩy cạnh tranh giữa các tập đồn một cách cơng bằng. Mục đích chính là đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Ví dụ Amazon bị điều tra vi phạm chống độc quyền tại Italy hành vi của Amazon gây hại cho đối thủ cạnh tranh trong dịch vụ hậu cần thương mại điện tử. Công ty Mỹ đã lợi dụng vị thế độc quyền của mình để khuyến khích các nhà cung cấp trên trang Amazon.it sử dụng dịch vụ hậu cần của hãng - Fulfilment by Amazon (FBA). Amazon đã gắn việc sử dụng FBA với một loạt quyền lợi độc quyền, trong đó có dịch vụ Prime, giúp tăng khả năng hiển thị và thúc đẩy doanh số bán hàng của các nhà cung cấp trên Amazon.it. Amazon không cho nhà cung cấp của bên thứ ba gắn nhãn Prime cho những sản phẩm không dùng dịch vụ hậu cần FBA. Sau vụ điều tra Amazon bị phạt gần 1,3 tỷ USD và bị giám sát cũng như siết chặt các hoạt động kinh doanh của cơng ty ở thị trường nước này. Ngồi ra khi bị phạt bán phá giá Amazon cũng bị siết chặt hoạt động kinh doanh ở Châu Âu và cả Châu Á (Trung Quốc siết chặt quản lý).

- Chống phá giá và các quy định khác về giá cả:

Là các quy định chống lại hành vi bán phá giá vào thị trường của một nước hay vùng lãnh thổ. Khi các hành vi bán phá giá thực hiện sẽ gây thiệt hại cho các nước nhập khẩu thì tất yếu sẽ có các biện pháp mà nước nhập khẩu đặt ra để ngăn cản sự vi phạm đó.

Ví dụ cá basa Việt Nam bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, sự việc hiệp hội nuôi cá Mỹ đệ đơn kiện doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá và đồng thời đề xuất mức thuế là 144% . Sau 7 tháng điều tra các doanh nghiệp Việt bị áp dụng 3 mức thuế suất 36,84%-63,88%. Trước đây khi thâm nhập Việt Nam cũng đã bị các doanh nghiệp Mỹ tìm cách ngăn cản doanh nghiệp Việt thâm nhập Mỹ, ép cả cơ quan chức năng Mỹ tạo hàng rào kỹ thuật, gần đây nhất các doanh nghiệp Mỹ yêu cầu DOC lựa chọn Indonesia hoặc Philippines làm căn cứ tính thuế. Hành động này nhằm cản trở sự thâm nhập cá tra của Việt Nam vào Mỹ, bảo hộ sản phẩm cá da trơn nội địa đang mất dần ưu thế tại Mỹ. Ngoài ra khi Việt Nam bị áp dụng luật chống bán phá giá trên cá basa cũng khiến các mặt hàng khác của Việt Nam bị chú ý đến việc có bán phá giá hay

khơng, khiến các doanh nghiệp bị giám sát về giá cả sản phẩm như sau vụ việc cá basa thì mặt hàng tơm của Việt Nam cũng đang bị điều tra về bán phá giá.

● Luật quốc tế

Luật quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật, thỏa thuận giữa các quốc gia, dân tộc, tổ chức quốc tế, liên chính phủ, phù hợp hiện chương Liên Hiệp Quốc, dùng để điều chỉnh các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa… Quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh là quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực thể quốc tế khác, như các tổ chức quốc tế liên quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, nảy sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội...) của đời sống quốc tế.

Khác với các quan hệ do luật quốc gia điều chỉnh, quan hệ thuộc phạm vi tác động của luật quốc tế là quan hệ mang tính chất liên quốc gia, liên chính phủ, phát sinh trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống quốc tế. Những quan hệ quốc tế đó địi hỏi phải được điều chỉnh bằng quy phạm luật quốc tế. Điều kiện này là căn cứ xác định tính pháp lý quốc tế của mối quan hệ pháp luật mà các quốc gia thiết lập với nhau hoặc với chủ thể khác của luật quốc tế, đồng thời có cơ sở để phân biệt quan hệ pháp luật quốc tế của quốc gia với quan hệ pháp luật khác mà quốc gia là một bến chủ thể, ví dụ, quan hệ pháp luật trong nước, quan hệ pháp luật thuộc phạm vi tư pháp quốc tế hay các quan hệ pháp luật thương mại quốc tế, kinh tế quốc tế... Như vậy, quan hệ liên quốc gia (liên chính phủ) giữa các quốc gia và các thực thể quốc tế khác phát sinh trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội... và được điều chỉnh bằng luật quốc tế gọi là quan hệ pháp luật quốc tế.

Bao gồm hai bộ phận: công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế: + Công pháp quốc tế

Công pháp quốc tế là hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thơng qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau và trong trường hợp cần thiết được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể luật quốc tế thực hiện. Hệ thống các quy phạm của công pháp quốc tế tồn tại song song với các quy phạm thuộc hệ thống luật quốc gia và có ảnh hưởng, tác động đối với nhau.

Công pháp quốc tế được phân chia thành các bộ phận gồm nhiều nhóm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ hợp tác giữa các chủ thể của luật quốc tế như luật điều ước quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự, luật biển quốc tế, luật hàng không dân dụng quốc tế... Đối tượng điều chỉnh : nếu như luật trong nước điều chỉnh về quan hệ xã hội phát sinh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và quan hệ có yếu tố nước ngồi thì luật quốc tế chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế như quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học-kỷ thuật, mơi trường…giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau mà chủ yếu là những quan hệ chính trị. Tuy nhiên khơng phải tất cả quan hệ quốc tế đều là đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế.

+ Tư pháp quốc tế

Tư pháp quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột chủ yếu điều chỉnh các quan hệ dân sự, lao động, hơn nhân và gia đình, tố tụng dân sự phát sinh giữa các công dân, pháp nhân của các quốc gia khác nhau.

Tư pháp quốc tế là một ngành luật mà đối tượng điều chỉnh của nó bao gồm các quan hệ nội dung có tính chất dân sự có yếu tố nước ngồi và các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực tố tụng dân sự có yếu tố nước ngồi. Sự tồn tại của yếu tố nước ngoài trong các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế minh chứng rõ ràng nhất cho sự khác biệt giữa tư pháp quốc tế và luật dân sự với tư cách là hai ngành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật quốc gia. Sự khác biệt giữa đối tượng điều chỉnh của hai ngành luật này còn thể hiện ở chỗ, đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế rộng hơn, bao gồm các quan hệ nội dung có tính chất dân sự và các quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngồi, trong khi đó, đối tượng điều chỉnh của luật dân sự chỉ là các quan hệ dân sự nội địa. Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ có tính chất dân sự và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngồi.

● Các hiệp ước song phương

Các hiệp ước song phương hướng vào các vấn đề, các tranh chấp giữa các quốc gia và cá nhân trong quốc gia đó. Như vậy các hiệp định khơng chỉ làm cho các hoạt động thương mại quốc tế dễ dàng hơn mà còn trợ giúp nhằm giải quyết các khó khăn, tranh chấp giữa các quốc gia và các cá nhân trong mỗi nước. Nếu nắm vững được luật pháp quốc tế và luật pháp của các quốc gia có liên quan hạn chế xảy ra tranh chấp và khi dễ giải quyết khi tranh chấp xảy ra.

Mục tiêu của các hiệp định thương mại song phương là mở rộng khả năng tiếp cận giữa thị trường giữa hai quốc gia với nhau và giúp tăng trưởng kinh tế. Các hoạt động kinh doanh được tiêu chuẩn hóa trong các khu vực mậu dịch chung, giúp ngăn không cho một quốc gia đánh cắp các sản phẩm sáng tạo khác, bán phá giá hàng hóa với chi phí nhỏ hơn hoặc sử dụng các khoản trợ cấp không công bằng. Các hiệp định thương mại song phương đều tiêu chuẩn hóa các quy định, tiêu chuẩn lao động và bảo vệ môi trường. So với các hiệp định thương mại đa phương, các hiệp định thương mại song phương dễ dàng được đàm phán, bởi vì chỉ có hai quốc gia thỏa thuận.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế tồn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, làn sóng ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang trở nên mạnh mẽ trên khắp thế giới và trở thành một xu thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế mà các quốc gia khơng thể đứng ngồi cuộc, nhận thức rõ điều này, trong những năm qua Việt Nam rất tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp FTA song phương và đa phương. Đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia, ký kết thực hiện 14 FTA có hiệu lực và 01 FTA đã chính thức ký kết, sắp có hiệu lực, hiện đang đàm phán 02 FTA. Trong số 14 FTA đã có hiệu lực và đang triển khai, Hiệp định Đối tác tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, tiếp theo đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA).

Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia các hiệp ước song phương Cơ hội:

- Thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế

Sau khi ký kết, Việt Nam sẽ thu hút thêm được nhiều tập đồn, nhà đầu tư lớn, có tiềm năng từ các nước châu Âu đầu tư vào trong nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế từ sản xuất xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu thô sơ và thủ công sẽ được nâng lên giai đoạn chế biến công nghệ cao, chế biến tinh với giá trị gia tăng cao hơn. Về lâu dài, sẽ thay đổi cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy, với điều kiện các yếu tố khác đều thuận lợi, CPTPP và EVFTA có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025. Theo nghiên cứu này, Việt Nam có thể là nước

được hưởng lợi nhiều nhất trong số các nước tham gia hiệp định. Đối với CPTPP, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030 sẽ làm tăng 1,1% GDP; trong điều kiện kích thích năng suất thì tăng trưởng kinh tế đến năm 2030 của Việt Nam có thể tăng tới 3,5%. So với kịch bản khơng có EVFTA, kết quả mơ phỏng cho thấy, lợi ích thu được đối với Việt Nam là 3,2 tỷ USD vào năm 2020 và 7,2 tỷ USD vào năm 2030; xét về thu nhập quốc dân, kinh tế Việt Nam kỳ vọng tăng 2,5% vào năm 2020 và 4,6% vào năm 2030.

- Mở rộng xuất khẩu sang các nước

các FTA thế hệ mới sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau, giảm lệ thuộc vào một thị trường cụ thể, giảm rủi ro kinh doanh thương mại khi thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Việt Nam được tiếp cận thị trường tốt hơn, với mức thuế suất thấp hơn so với các nước như: Canada, Mexico, Chile và Peru - những nước mà hiện Việt Nam chưa ký kết FTA, hiệp định thương mại song phương. Đặc biệt, CPTPP sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico; đồng thời, thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển. CPTPP cũng mở cửa cho các nước và vùng lãnh thổ khác tham gia, như: Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan và Philippines. Điều này giúp Việt Nam tiếp cận được một thị trường rộng lớn, hỗ trợ tăng trưởng. Tác động của EVFTA đến các phân ngành chính và một số ngành mà Việt Nam được hưởng lợi trực tiếp như: Chế biến thực phẩm, gạo, rau quả, dệt may, da giày, điện tử, máy móc, thiết bị và một số phân ngành Dịch vụ (thông tin, giao thông vận tải…).

- Bảo vệ môi trường

Vấn đề về môi trường cũng được cam kết trong các FTA thế hệ mới, nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội đi đơi với bảo vệ mơi trường, gìn giữ và cân bằng các nguồn tài ngun, ứng phó với biến đổi khí hậu, giải quyết các vấn đề gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, các nước tham gia FTA buộc phải xúc tiến nhanh các vấn đề liên quan đến môi trường, nhằm đạt được các tiêu chuẩn về môi trường đã cam kết trong

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH rủi RO TRONG môi TRƯỜNG KINH tế, CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT đối với VINFAST tại THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)