Môi trường pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH rủi RO TRONG môi TRƯỜNG KINH tế, CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT đối với VINFAST tại THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT

1.3 Môi trường pháp luật

1.3.2 Môi trường pháp luật Việt Nam

Hệ thống pháp luật Việt Nam được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện dưới dạng văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo hình thức, thủ tục theo quy định.

Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm cấu trúc bên ngoài và cấu trong

+ Cấu trúc bên trong hay còn gọi là Hệ thống ngành luật là những quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất. Phối hợp với nhau và được phân chia thành những chế định pháp luật và các ngành luật.

Chế định pháp luật là nhóm những quy định pháp luật có các đặc điểm giống nhau nhằm thực hiện điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có quan hệ mật thiết với nhau trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật. Ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống.

Ví dụ: ngành luật dân sự có các chế định pháp luật như chế định quyền sở hữu, chế định thừa kế, chế định quyền tác giả, chế định hợp đồng,… Ngành luật hình sự có những chế định như các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân….

● Một số ngành luật của Việt Nam

Luật Nhà nước hay còn gọi Hiến pháp là ngành luật bao gồm tổng thể các quy

phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước về chế độ chính trị, về chế độ kinh tế, văn hoá-xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định tổ chức và hoạt động của cơ quan Nhà nước trong bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là ngành luật được coi là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tất cả các ngành luật khác đều được hình thành trên cơ sở những nguyên tắc của luật Nhà nước và không trái với Hiến pháp.

Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao

gồm tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, dựa trên nguyên tắc bình đẳng pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó. Nội dung luật dân sự bao gồm các chế định quy định về: quyền sở hữu, hợp đồng dân sự, quyền thừa kế, quyền tác giả, quyết phát minh sáng chế.

Luật tài chính là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã

hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Bao gồm các chế định sau: luật ngân sách Nhà nước, chế định thu, chi ngân sách Nhà nước, chế định về tài chính doanh nghiệp, bảo hiểm thương mại, tín dụng và thanh tốn.

Luật đất đai là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật, là tổng thể các quy

phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước

là chủ sở hữu duy nhất, mặt khác cũng quy định chế độ quản lý, sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý về tổ chức

và hoạt động của các loại doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế, về phá sản doanh nghiệp, về giải quyết các tranh chấp kinh tế.

Luật tố tụng dân sự gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan

hệ giữa cơ quan xét xử, viện kiểm sát nhân dân các cấp, đương sự và những người tham gia khác trong quá trình điều tra và xét xử những vụ án dân sự. Và một số ngành luật khác…

+ Cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam là những văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các văn bản Luật và các văn bản dưới luật được ban hành và sắp xếp theo một trật tự nhất định. Tại Việt Nam, cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật được phân thành các văn bản luật và văn bản dưới luật. Ví dụ: Luật Doanh nghiệp năm 2020 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, .

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay quá đa dạng về thể loại văn bản. Trước thời điểm ban hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, hệ thống pháp luật có 26 loại văn bản được xác định là VBQPPL. Số lượng các VBQPPL như vậy là nhiều và vẫn quá đa dạng. Các văn bản Luật thường mang tính chung, chưa áp dụng được vào vụ việc cụ thể mà phải thông qua các công văn, nghị định hướng dẫn. Các văn bản luật sau khi ban hành thường hiệu lực không dài. Nguyên nhân khách quan là do việc chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường dẫn tới việc các quan hệ xã hội thay đổi nhanh chóng.

Theo đó, các quy phạm pháp luật thường nhanh lạc hậu so với thực tiễn. Về nguyên nhân chủ quan, do thiếu một cơ chế phối hợp toàn diện, nên khi xây dựng các VBQPPL, trong một số trường hợp, lợi ích ngành, lợi ích nhóm, lợi ích địa phương… được đặt lên trên, hệ quả là các quy phạm pháp luật được ban hành trong những trường hợp như vậy không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tính quy phạm của các văn bản Luật thường không cao. Bản chất của văn bản quy phạm pháp luật là để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, để xác định mô hình hành vi, xác định các quy tắc xử sự. Nhưng trên thực tế, có những văn bản chứa đựng những quy định mang tính tun ngơn hơn là quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH rủi RO TRONG môi TRƯỜNG KINH tế, CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT đối với VINFAST tại THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)