Đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH rủi RO TRONG môi TRƯỜNG KINH tế, CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT đối với VINFAST tại THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 67)

CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT

2.4 Đo lường rủi ro

● Kinh tế

- Rủi ro về thiếu hụt nguồn cung nhiên liệu, chi phí tăng cao do tác động của

Covid-19

Bộ trưởng Thương mại nhận định, tình trạng thiếu nguồn cung chất bán dẫn trên tồn cầu có thể kéo dài ít nhất đến hết năm 2023. Việc Mỹ và Trung Quốc thiếu

khả năng tự sản xuất chất bán dẫn trong nước là một nguy cơ đáng lo ngại trong bối cảnh thiếu hụt nguồn bán dẫn đang diễn ra trên toàn cầu.

Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành một cuộc chiến công nghệ trên nhiều mặt trận nhưng cả hai cường quốc này đều đã tìm thấy một điểm chung đó là việc thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn. Điều này đã gây ra nhiều tác động đến phát triển kinh tế của cả hai quốc gia đối mặt với “cuộc khủng hoảng” do thiếu khả năng sản xuất chất bán dẫn, sự thiếu hụt này gây “rủi ro cho an ninh quốc gia và rủi ro cho an ninh kinh tế”.

Năm ngoái, chuỗi cung ứng chất bán dẫn bị gián đoạn nghiêm trọng do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến các nhà sản xuất tại châu Á, trong khi nhu cầu mua sắm ô tô

và đồ điện tử của người tiêu dùng Mỹ gia tăng khi nhận được trợ cấp tiền mặt của chính phủ. trong chuyến thăm Hàn Quốc gần đây, khi trao đổi vấn đề này với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất chip, và họ đều chung quan điểm rằng tình trạng thiếu nguồn cung này sẽ kéo dài đến hết năm 2023, có thể đến đầu năm 2024 trước khi có dấu hiệu phục hồi cho thấy tần suất xuất hiện rủi ro cao. Tình trạng thiếu hụt sẽ dân đến đứt gãy chuỗi cung ứng mức độ nghiêm trọng rủi ro cao.

- Rủi ro về lạm phát trong nền kinh tế Mỹ năm 2022

Tỷ lệ lạm phát của Mỹ đã tăng vọt kể từ đầu năm 2021 khi nền kinh tế nước này bắt đầu phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, thậm chí khiến các chuỗi cung bị đứt gãy và chính sự mất cân bằng cung cầu, tưởng chừng sẽ dẫn ổn định nhưng đến năm 2022 tình hình lạm phát ở Mỹ khơng mấy khả quan mà còn tăng cao do xung đột chiến tranh giữa Nga và Ukraine đang tạo ra áp lực ngày càng lớn đối với tỷ lệ lạm phát và điều này chắc chắn ảnh hưởng tới nền kinh tế. Theo thống kê, lạm phát ở Mỹ trong tháng Ba (8,5%) và tháng Tư năm nay đều tăng tới mức kỷ lục trong hơn 40 năm qua, ngày 11/5 công bố tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới tháng Tư vừa qua tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời là tháng thứ hai liên tục trong năm nay lạm phát vượt trên 8%. Theo Bộ Lao động Mỹ, mặc dù tỷ lệ lạm phát trong tháng Tư có thấp hơn tháng Ba một chút chủ yếu nhờ giá xăng dầu có hạ nhiệt, tuy nhiên kể từ ngày 10/5 vừa qua thì giá xăng lại tiếp tục leo thang. Giá cả rau quả, thực phẩm, các loại dịch vụ và giao thông đi lại, nhất là bằng đường hàng không đều tăng đáng kể; giá vé máy bay tăng 18,6% trong tháng Tư so với tháng Ba, mức tăng có thể nói là nhanh kỷ lục; giá ăn uống tại các nhà hàng cũng tăng 0,9% - mức tăng nhiều nhất kể từ tháng 10/2021. Giá các loại xe biến động khó lường trong tháng 4 dù đã tăng mạnh kể từ năm 2021 do thiếu cung. Giá ôtô đã qua sử dụng và xe tải tăng 22,7% so với cùng kỳ năm ngối, nhưng có giảm so với mức tăng 35,3% trong tháng Ba. Tuy nhiên, giá xe mới lại tăng tới 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng lớn nhất trong 12 tháng từ đó cho thấy được tần suất xuất hiện của rủi ro này cao, khi xuất hiện lạm phát giá cả hàng hóa tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng sẽ hạn chế chi tiêu chỉ mua đồ thiết yếu, giảm nhu cầu mua xe ơ tơ, gây giảm doanh thu, thêm vào đó cịn gây thiếu

hụt nguồn nguyên vật liệu xây dựng nhà máy cũng như sản xuất ô tô do đứt gãy chuỗi cung ứng cho thấy mức độ nghiêm trọng rủi ro cao…

- Rủi ro về thâm hụt ngân sách chính phủ của Mỹ

Từ năm 2019 đến đầu năm 2022 tình hình thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng cao chưa thấy có sự giảm thâm hụt. Theo số liệu mới nhất do Bộ Tài chính Mỹ cơng bố ngày 10/6, thâm hụt ngân sách của nước này đã lên tới 1.880 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 10/2019 tới tháng 5/2020. Đây là mức thâm hụt cao kỷ lục trong lịch sử kinh tế Mỹ. Số tháng thâm hụt ngày càng lớn hơn khi chi tiêu của Chính phủ đã tăng vọt để hỗ trợ nền kinh tế đối phó với đại dịch viêm đường hơ hấp COVID-19. Trong khi đó, doanh thu thuế lại bị thu hẹp và hàng chục triệu người mất việc làm. Mức thâm hụt trong khoảng thời gian từ tháng 10/2019 đến tháng 5/2020 cao hơn gấp đôi so với mức 738,6 tỷ USD ghi nhận vào cùng kỳ trước đó. Chỉ tính riêng trong tháng 5/2020 thâm hụt ngân sách đã lên tới mức cao kỷ lục 398,8 tỷ USD cho bất cứ tháng Năm nào trước đây và gần gấp đôi mức thâm hụt của cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong tháng trước, chi tiêu chính phủ đã tăng 30,2% lên 572,7 tỷ USD. Các nghị sĩ đã phê duyệt mức tăng tạm thời 600 USD mỗi tuần cho các khoản trợ cấp thất nghiệp, các khoản thanh tốn giúp kích thích nền kinh tế lên tới 1.200 USD cho mỗi cá nhân và chương trình Bảo vệ tiền lương để cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ nhằm giúp duy trì hoạt động thuê lao động của họ và nguồn thu ngân sách liên bang đã giảm 25,1% trong tháng trước xuống còn 173,8 tỷ USD do hàng triệu người đang mất việc, đồng nghĩa là ít người phải trả thuế thu nhập cá nhân hơn. Ngồi ra, Chính phủ đã kéo dài thời hạn người dân phải nộp thuế năm 2019 từ ngày 4/15 sang ngày 15/7, khiến nguồn thu thuế sẽ còn giảm cho tới thời điểm đó. Tính chung trong khoảng thời gian từ tháng 10/2019 – 5/2020, thu ngân sách Mỹ đã giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 2.020 tỷ USD, trong khi chi tiêu tăng 29,5% lên 3.900 tỷ USD. Năm 2020 tình trạng thâm hụt ngân sách Mỹ lên đến con số 3100 tỷ USD. Đến năm 2021 tình trạng thâm hụt của Mỹ cũng không ở mức khả quan hơn là bao khi tình hình thâm hụt ngân sách tại Mỹ được ghi nhận cao thứ 2 trong lịch sự với mức thâm hụt 2800 tỷ USD chỉ thấp hơn 360 tỷ USD so với trước đó thơng báo của Bộ Tài Chính Mỹ ngày 20/10. Năm 2022 thâm hụt ngân sách Mỹ đã có sự ổn định hơn nhưng các nhà chức trách cho biết sự thâm hụt sẽ lại tăng cao khi chiến sự Nga Ukraine đang leo thang cho

thấy được tần suất xuất hiện của rủi ro thâm hụt ngân sách cao, mức độ nghiêm trọng thấp khi chỉ khiến doanh nghiệp giảm về doanh thu của Vinfast.

- Rủi ro về cơ sở hạ tầng

Tần suất xuất hiện rủi ro này thấp, mức độ nghiêm trọng thấp gây mất thời gian và tốn kém cho doanh nghiệp.

- Rủi ro suy thoái của nền kinh tế Mỹ

Tần suất xuất hiện suy thoái cao vì Mỹ đã trải qua 12 lần suy thối kể từ năm

1945, Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã đẩy nền kinh tế Mỹ đột ngột rơi vào

suy thoái trong năm 2020 khi giảm 3,5%. Tuy nhiên, quãng thời gian này chỉ kéo dài hai tháng, khi các doanh nghiệp trên tồn quốc phải đóng cửa và sa thải nhân viên. Theo NBER, hoạt động kinh tế của Mỹ đã đạt đỉnh tăng trưởng vào tháng 2/2020, nhưng sau đó rơi vào suy thối kể từ tháng 3. Cuộc suy thoái đột ngột này đã chấm dứt 128 tháng phát triển liên tục của nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong bối cảnh chính quyền các bang và thành phố trên tồn nước Mỹ yêu cầu mọi doanh nghiệp đóng cửa hoặc cắt giảm hoạt động nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Rủi ro đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như xây dựng nhà

máy xe của Vinfast tại Mỹ. Ngoài ra việc đưa nhà máy vào hoạt động có thể bị kéo dài thời gian hơn so với dự tính ban đầu mà Vinfast đã đề ra mức độ nghiêm trọng của rủi ro cao.

● Chính trị

- Rủi ro về sự thay đổi đảng phái chính trị

Tần suất xuất hiện thấp do Bầu cử các chức vụ cấp liên bang được tổ chức vào các năm chẵn. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được tổ chức bốn năm một lần và diễn ra vào ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Các cuộc bầu cử lựa chọn 435 nghị sĩ tại Hạ viện Hoa Kỳ viện được tổ chức hai năm một lần, khi có sự thay đổi về đảng phái chính trị dẫn đến sự thay đổi về các chính sách, tình trạng phân hóa quan

điểm về chính sách. cũng như ban hành những điều luật mới sẽ gây cho doanh nghiệp

những khó khăn để kịp thời tiếp nhận những thông tin mới. Những chính sách này

hồn tồn có thể ảnh hưởng đến quy định hàng hóa cũng như các sản phẩm dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu vào thị trường Mỹ, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lựa chọn thâm nhập thị trường này, Vinfast không

chỉ đối mặt với sức ép từ thị trường Mỹ mà còn phải đối mặt với những vấn đề bất ổn trong hệ thống chính trị cho thấy mức độ nghiêm trọng của rủi ro cao.

- Rủi ro về tranh chấp thương mại giữa Canada và Mỹ trong lĩnh vực ô tô gia tăng

Tần suất xuất hiện thấp, mức độ nghiêm trọng thấp do việc hợp tác với đất nước đang có mâu thuẫn với đối tác khác có thể khiến Vinfast vơ tình liên quan đến mâu thuẫn tiềm ẩn trong quan hệ Mỹ với Canada. Rủi ro được xếp vào nhóm IV

- Rủi ro về ảnh hưởng của chiến tranh Nga - Ukraine đến ngành công nghiệp ô tô

Tần suất xuất hiện rủi ro thấp, mức độ nghiêm trọng rủi ro cao khiến cho nguyên liệu trở nên khan hiếm và gây ra những gián đoạn về chuỗi cung ứng, giá linh kiện ơ tơ tăng dẫn đến chi phí hồn thành sản phẩm lớn hơn nhiều so với ban đầu, chiến tranh lâu dài gây ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế Mỹ như lạm phát, suy thoái kinh tế… ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư, cũng như sản xuất kinh doanh của Vinfast.

● Pháp luật

- Rủi ro không chứng minh được bộ phận của xe không ảnh hưởng đến môi trường và con người

Tần suất xuất hiện cao do Mỹ có hệ thống tiêu chuẩn chất lượng xe hơi nghiêm ngặt nhất thế giới. Hệ thống tiêu chuẩn an toàn của Mỹ rất phức tạp với các quy định riêng dành cho đường xá, phương tiện và người đi đường, có các quy định chặt chẽ về độ an tồn của xe ơ tơ đối với con người và khí thải ra ngồi mơi trường, cho nên khi bất cứ hãng ô tô nào vào Mỹ cũng sẽ phải chịu rủi ro về việc chứng minh độ an toàn của xe hơn nữa một chiếc xe làm ra được với 20.000 bộ phận và phụ tùng khi được Mỹ hỏi đến đều phải chứng minh được độ an toàn của chúng, mức độ nghiêm trọng cao do nếu khơng chứng minh được độ an tồn của ơ tô đối với môi trường và con người sẽ dẫn đến phương tiện bị triệu hồi, phạt nặng doanh nghiệp sản xuất, ngồi ra cịn ảnh hưởng nặng nề đến thương hiệu của doanh nghiệp. Ví dụ, Toyota phải triệu hồi hơn 10 triệu xe hồi năm 2009 và 2010 do xe bị lỗi tăng tốc bất ngờ vì chân ga có vấn đề. Năm 2014, Toyota chấp nhận nộp phạt 1,2 tỷ USD sau khi chính phủ Mỹ mở cuộc điều tra vụ việc. Một năm trước đó, một tịa án Mỹ buộc tập đồn Nhật Bản chi 1,6 tỷ USD bồi thường cho các khách hàng. Năm 2016, chính phủ Mỹ cho biết

Volkswagen AG của Đức phải nộp phạt 14,7 tỷ USD để dàn xếp cáo buộc gian dối về mức độ xả thải của động cơ chạy dầu diesel.

- Rủi ro pháp luật đầu tư nước ngoài

Do Hoa Kỳ bao gồm 50 tiểu bang, mỗi một địa phương, tiểu bang lại có quy định khác nhau về việc cấp giấy phép và cho phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và chính sách của các nhà cầm quyền. Có những địa phương địi hỏi doanh nghiệp phải có giấy phép chung, có những nơi quy định giấy phép theo ngành nghề kinh doanh, có những nơi quy định giấy phép theo loại hình doanh nghiệp nên tần suất xuất hiện cao, mức độ nghiêm trọng cao có thể khiến doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động do không đầy đủ giấy phép, buộc chấm dứt kế hoạch đầu tư do không tuân thủ giới hạn đầu tư của Chính phủ.

- Rủi ro về quy định chuyển lợi nhuận về nước mẹ

Tần suất xuất hiện cao do hằng năm tỷ giá luôn biến động, năm 2021 tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đồng USD do NHNN công bố tăng 0.1%, trong khi tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm khoảng 1.6% so với đầu năm. Trên thị trường tự do, tỷ giá của đồng Việt Nam so với đồng USD tăng 0.5% do chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục nới rộng. Hiện, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới khoảng 11.2 triệu đồng/lượng. Yếu tố tác động lên tỷ giá trong năm nay chủ yếu đến từ thị trường quốc tế, trong đó hai yếu tố chính là tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích nền kinh tế bị ảnh hưởng từ đại dịch khiến đồng USD chỉ tăng nhẹ 0.1% so với đầu năm. Năm 2022 xung đột Nga - Ukraine nổ ra là yếu tố khó lường, có thể làm ảnh hưởng đến yếu tố tỷ giá, Cụ thể, sau khi đi ngang ở nửa đầu tháng 1/2022, giá USD liên ngân hàng đột ngột bật mạnh, tăng hơn 0,4% chỉ trong 2 phiên giao dịch tiếp đó. Yếu tố gây tác động mạnh được cho là sự thay đổi bất ngờ trong nhu cầu USD của các khách hàng và Kho bạc Nhà nước đấu thầu mua USD, tới cuối tháng 2/2022 tỷ giá USD/VN có xu hướng tăng lần lượt ở mức 0,18% và 0,69%, mức độ nghiêm trọng thấp, rủi ro này khiến doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc lưu chuyển dịng tiền ngoại tệ, nếu doanh nghiệp khơng tìm hiểu kỹ các bộ luật kinh doanh và chính sách tiền tệ sẽ khiến Vinfast gặp

nhiều rủi ro pháp lý ở Mỹ như: thiếu nợ thuế, lượng tiền ở dạng tĩnh, cổ tức vượt quá giới hạn…

2.5 Kiểm sốt và phịng ngừa

2.5.1 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro kinh tế

- Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của nền kinh tế Mỹ để có điều chỉnh phù hợp trong giá cả các yếu tố đầu vào cũng như chi phí của nguồn cung vật liệu và đầu ra của sản phẩm. Nên có những phương án dự phịng để hạn chế tối đa những ảnh hưởng lạm phát từ nền kinh tế Mỹ

- Tìm ra các phương án để giải quyết vấn đề về cơ sở hạ tầng, những phương án có thể thay thế để hạn chế những rủi ro trong quá trình đưa nhà máy vào hoạt động và những ảnh hưởng từ nền kinh tế Mỹ được dự đoán là bước vào giai đoạn suy thoái trong tương lai

- Bên cạnh những vấn đề về kinh tế như giá cả đầu vào tăng cao, chi phí chuỗi cung ứng gia tăng,... làm giảm nhu cầu mua xe của người dân ở Mỹ thì việc kết hợp

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH rủi RO TRONG môi TRƯỜNG KINH tế, CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT đối với VINFAST tại THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)