CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT
1.3 Môi trường pháp luật
1.3.3 Các dòng luật
Mỗi quốc gia đều có riêng một hệ thống luật pháp của riêng mình. Có 3 dịng luật chính trên thế giới: Luật lục địa, Luật Anh - Mỹ, Luật tôn giáo - Luật đạo hồi.
● Luật lục địa
Hệ thống pháp luật Lục địa Châu Âu là hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới, tồn tại ở các nước lục địa Châu Âu và một số nước ngoài Châu Âu, có ảnh hưởng rộng khắp tại nhiều nước trên thế giới. Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa xuất hiện ở các nước Châu Âu lục địa trên cơ sở các truyền thống pháp luật La mã, pháp luật quy tắc và pháp luật tập quán địa phương. Bộ luật được coi là hoàn chỉnh như là kết quả của việc cung cấp đầy đủ các điều luật và nguyên tắc hình thành điểm khởi đầu cho những pháp lý và thực thi công lý. Các quy định đã được hệ thống hóa nổi bật lên với những điều luật cụ thể và các quy tắc ứng xử được tạo ra bởi cơ quan lập pháp hoặc các cơ quan tối cao khác.
Đặc trưng:
- Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật dân sự La Mã cổ đại. Nguyên nhân do luật La Mã, đặc biệt là luật dân sự đã phát triển và rất hoàn thiện ở Châu Âu lục địa trong thời kì cổ đại và trung đại. Luật La Mã đã được nghiên cứu và giảng dạy, được các quốc gia khác ở Châu Âu lục địa sao chép, áp dụng trong một thời gian khá dài.
- Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa được phân định thành công pháp và tư pháp, đây là điểm cơ bản để phân biệt hệ thống pháp luật Châu Âu và hệ thống pháp luật Anh-Mỹ.
- Công pháp bao gồm các ngành luật và chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với cá nhân nhằm hướng tới việc thiết lập và bảo vệ lợi ích cơng hướng tới là lợi ích cơng; Một bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phải là chủ thể được sử dụng quyền lực nhà nước.
- Tư pháp bao gồm các ngành luật, chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa cá nhân với nhau và với pháp nhân. Tư pháp hướng tới lợi ích của chính các chủ thể tham gia vào quan hệ (lợi ích tư); lợi ích này gắn liền với các chủ thể tham gia vào chính quan hệ đó.Phương pháp điều chỉnh được sử dụng trong luật tư là phương pháp tự định đoạt, được đặc trưng bằng sự thoả thuận ý chí giữa các
chủ thể tham gia vào quan hệ.Các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực này được xem xét tại hệ thống cơ quan tài phán tư
- Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đề cao pháp luật thành văn, có độ pháp điển hóa cao, khơng coi trọng pháp luật án lệ. Tập quán, án lệ khơng được thừa nhận chính thức. Nguồn luật chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật được hệ thống hoá (pháp điển hoá về nội dung: Là thực hiện ban hành một văn bản pháp luật mới dựa trên việc kế thừa, hệ thống hoá và tập hợp các quy định ở nhiều văn bản pháp luật hiện hành nhưng có sự sửa đổi, bổ sung hoặc điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi về văn hóa, kinh tế, chính trị. Pháp điển hóa về hình thức: Là việc sắp xếp lại các quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật tại nhiều văn bản khác nhau thành các bộ luật. Hoạt động này không nhằm tạo thành một văn bản pháp luật mới mà chỉ để tạo nên sự thống nhất, logic giữa các quy phạm pháp luật với nhau) cao với sự hiện diện của nhiều văn bản luật có giá trị pháp lí cao như luật, bộ luật. Ngồi ra các tư tưởng pháp luật, học thuyết chính trị pháp lí và các nguyên tắc pháp luật ở Châu Âu lục địa cũng được coi là nguồn quan trọng của pháp luật. - Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa dựa trên quy trình tố tụng thẩm vấn, các thẩm
phán chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà không được tham gia hoạt động lập pháp, họ không được tạo ra các chế định, các quy phạm pháp luật. Hoạt động lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
● Phân tích về lập pháp ở Việt Nam:
Ở Việt Nam theo quy định tại điều 69, 70 Hiến pháp năm 2013: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước” từ đó thấy hoạt động lập pháp là hoạt động thuộc về Quốc Hội.
Lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bộ phận của quyền lực nhà nước - quyền lập pháp, bao gồm thể chế, thiết chế và hoạt động của thiết chế đó, thực hiện nhiệm vụ làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, nhằm bảo đảm chủ quyền Nhân dân, thực thi quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và lợi ích chung của tồn xã hội.
Quyền lập pháp là thẩm quyền ban hành các quy phạm luật được thực hiện bằng các quyết định về luật của Quốc hội và uỷ quyền của Quốc hội cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh. Các luật (pháp lệnh, nghị quyết) phải được xây dựng và ban hành theo quy trình lập pháp được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và một số văn bản pháp luật khác có liên quan.
Quy trình xây dựng một đạo luật bao gồm rất nhiều giai đoạn khác nhau từ việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; soạn thảo; thẩm tra; Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến; lấy ý kiến nhân dân, ý kiến đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội về dự án luật; thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua cho đến khi chủ tịch nước cơng bố luật. Tuy nhiên, có thể chia quy trình này ra làm các giai đoạn chủ yếu như sau: Lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Soạn thảo dự án luật; Thẩm tra dự án luật; Xem xét, thông qua luật; Công bố luật.
Hoạt động lập hiến cũng thuộc về Quốc hội, khác ở chỗ Lập hiến là quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân trao quyền này cho Quốc hội, thơng qua Quốc hội nói lên được ý chí của minh. Nghĩa là tuy quyền lập hiến thuộc về nhân dân nhưng khơng có nghĩa là mọi người dân đều tham gia trong quá trình soạn thảo, và làm ra Hiến pháp đòi hỏi một tổ chức đại diện cho ý chí của nhân dân đứng ra đảm nhiệm, những người đại diện này phải là những người do nhân dân tin tưởng, thường là những cử tri hay nghị sĩ được sàng lọc, lắng nghe, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng thực sự của người dân chính vì thế quyền lập hiến của nhân dân trước tiên phải là quyền được bầu chọn cơ quan đứng ra soạn thảo và thơng qua hiến pháp. Cơ quan đó là cơ quan tối cao của nhà nước có thể là Quốc hội như của nước Việt Nam chúng ta, hoặc là một cơ quan lập hiến theo một mơ hình nào đó phù hợp với hồn cảnh của mỗi nước, nhưng cơ quan đó nhất thiết phải đại diện cho toàn thể nhân dân. Nhưng để thực sự quyền lập hiến thuộc về nhân dân thì nó phải thể hiện thơng qua quyền phúc quyết hiến pháp (tức là quyền bỏ phiếu thơng qua hiến pháp bằng hình thức trưng cầu ý dân - Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định việc trưng cầu ý dân là Quốc hội; cơ quan tổ chức việc trưng cầu ý dân là Ủy ban thường vụ Quốc hội và quy định hình thức thể hiện của việc trưng cầu là biểu quyết).
Phát triển hệ thống toà án với 2 cấp xét xử: sơ thẩm, phúc thẩm và tối cao. Thẩm phán độc lập, là các luật gia chuyên nghiệp, hành nghề thẩm phán suốt đời. Một số điểm nổi bật:
- Nhấn mạnh sự đảm bảo về quyền tư hữu, sự tự do kết ước và giá trị gia đình truyền thống
- Được coi, được đọc và được hiểu bởi giới bình dân
Ví dụ: Hệ thống pháp luật lục địa châu Âu tồn tại ở các nước lục địa châu Âu như Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Bỉ, Luxembua, Hà Lan, Thụy Sĩ, nhiều nước châu Phi, châu Mỹ Latinh và các nước phương Đông, kể cả Nhật Bản. Luật lục địa được tiếp nhận ở nhiều nước ASEAN chủ yếu gắn liền với quá trình xâm chiếm thuộc địa của các nước châu âu lục địa đối với các quốc gia này. Trừ Thái Lan, luật chịu ảnh hưởng của dòng họ Civil law là Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia và Philippines đều đã từng là thuộc địa của các nước thuộc lục địa châu âu là Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Việt Nam, Lào và Campuchia là những nước thuộc địa của Pháp trong thời gian dài trước khi giành được độc lập. Chính sách thuộc địa của Pháp ở Đông Dương đã làm cho hệ thống pháp luật của ba nước này tiếp nhận pháp luật của Pháp theo cách thức bắt buộc. Chẳng hạn, ở Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc, bên cạnh hệ thống pháp luật của các hồng đế Nam triều, các tịa án của Pháp vẫn áp dụng pháp luật của Pháp đối với "người Pháp và những ngoại kiều được biệt đãi như người Pháp, người Việt Nam sinh ra ở vùng đất thuộc địa dù đang sống ở đâu trên đất Việt Nam". Ngay cả sau khi đã giành được độc lập và thậm chí đã xây dựng hệ thống pháp luật theo mơ hình pháp luật XHCN như ở Việt Nam và Lào, những nhân tố của hệ thống pháp luật Pháp về kỹ thuật pháp lý, hệ thống khái niệm cơ bản và cấu trúc của pháp luật vẫn tiếp tục được duy trì.
● Luật Anh – Mỹ
Khơng giống Luật Lục địa, khơng hồn tồn được soạn thành văn bản. Việc xem xét các bản án đưa ra các phản quyết dựa trên các phán quyết của những vụ án tương tự trước đó, gọi là tiền lệ hay luật điển cứu. Tuy nhiên luật thành văn vẫn đóng vai trị quan trọng. Nếu có xung đột giữa các văn bản luật và án lệ → ưu tiên áp dụng các văn bản luật . Dịng luật này có tính kết nối bền vững với q khứ
Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ bao gồm pháp luật của các nước Anh, Mỹ, các nước chịu ảnh hưởng của Anh như Canada, úc... Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ có một số đặc trưng nổi bật sau đây:
+ Hình thành và phát triển trên cơ sở pháp luật dân sự của nước Anh là pháp luật coi trọng tiền lệ. Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ ít chịu sự ảnh hưởng của pháp luật La Mã bởi tính phức tạp và chặt chẽ trong thủ tục tố tụng truyền thống của pháp luật Anh đã cản trở việc tiếp nhận luật La Mã vào lãnh thổ nước Anh. + Nguồn pháp luật chủ yếu của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ là án lệ, phần lớn
các chế định và quy phạm pháp luật được hình thành khơng phải bằng việc ban hành văn bản pháp quy mà bằng án lệ. Các phán quyết tại các toà án cấp cao thường được coi là án lệ và có giá trị bắt buộc đối với các toà án địa phương. Hiện nay mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật ở các nước này cũng được ban hành khá nhiều, nhưng các thẩm phán vẫn dựa vào cả án lệ, văn bản quy phạm pháp luật và những căn cứ thực tế để xét xử.
+ Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ bao gồm hai bộ phận là tiền lệ pháp luật và luật cơng bình. Nếu tiền lệ pháp luật các vụ việc được xem xét giải quyết trên cơ sở các án lệ thì luật cơng bình lại xem xét và giải quyết các vụ việc trên cơ sở các nguyên tắc cơng bằng, cơng lí. Những ngun tắc cơng bằng, cơng lí thường khá trừu tượng và khó định lượng vì vậy chủ yếu phụ thuộc vào niềm tin nội tâm, vào lương tâm và đạo đức của các thẩm phán. Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ không chia pháp luật thành công pháp và tư pháp như pháp luật châu Âu lục địa.
+ Ở hệ thống pháp luật Anh - Mỹ nguyên tắc tranh tụng được áp dụng rộng rãi trong quá trình tố tụng. Trong quá trình tố tụng các bên (bên nguyên đơn và bên bị đơn; bên cơng tố và bên bào chữa...) ln có sự tranh tụng, đấu trí và chứng cứ với nhau, cịn thẩm phán chỉ có vai trị như người trọng tài lắng nghe ý kiến của các bên và đưa ra phán quyết. Do việc sử dụng rộng rãi án lệ nên trong những trường hợp nhất định các thẩm phán của tòa án tối cao vừa là người xét xử vừa là người sáng tạo ra pháp luật một cách gián tiếp.
Bảng so sánh hệ thống Luật Anh-Mỹ và Việt Nam
Việt Nam Các nước thuộc Luật Anh-Mỹ
Nguồn luật chủ yếu Luật thành văn. Án lệ.
(Luật được hình thành từ
các chế định cụ thể) (Luật được hình thành từ các vụ việc
Vai trị của án lệ Án lệ không được xem là
nguồn luật cơ bản, bởi lẽ án lệ được đưa ra nhằm làm rõ các quy định pháp luật có cách hiểu khác nhau. => Tịa án có trách nhiệm lựa chọn, cơng bố và áp dụng án lệ, cịn việc làm luật thuộc về trách nhiệm của Quốc hội.
Án lệ được xem là nguồn luật cơ bản và bắt buộc áp dụng trong xét xử.
=> Tòa án, đặc biệt là Thẩm phán có vai trị quan trọng trong việc làm luật và hoạch định chính sách.
Tính bắt buộc áp dụng Khơng bắt buộc áp dụng
trong mọi vụ án xét xử. Chỉ những vụ án có các tình tiết chưa được quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã có quy định nhưng quy định này được hiểu theo nhiều cách khác nhau mới phải áp dụng.
Bắt buộc áp dụng trong mọi vụ án xét xử.
Tiêu chí lựa chọn án lệ Để được lựa chọn là án lệ,
Tòa án cần phải cân nhắc các bản án đã được xét xử đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
– Chứa đựng lập luận làm rõ quy định pháp luật có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong vụ việc cụ thể.
– Có tính chuẩn mực. – Có giá trị hướng dẫn áp
Khơng phải khi tịa án xét xử bất kỳ vụ việc nào cũng đều tạo ra án lệ. Vụ việc xét xử được xem là án lệ khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
– Tính mới. Nghĩa là trước đó, chưa có một án lệ nào quy định về vấn đề này. Thông thường, trong một vụ việc sẽ có 02 vấn đề là vấn đề sự kiện và vấn đề pháp lý. Trong đó, vấn đề pháp lý nếu chưa có quy định từ trước thì vụ việc này được xét xử và sau đó
dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau.
được cơng nhận là án lệ. – Chứa đựng các nội dung về tình tiết của vụ việc, lý lẽ và lập luận và đáp ứng nguyên tắc tiền lệ.
Các nội dung án lệ bắt
buộc phải có – Tên của vụ việc được Tồ án giải quyết.
– Số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ.
– Từ khố về những vấn đề pháp lý được giải quyết trong án lệ.
– Các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Tồ án có liên quan đến án lệ.