Mơi trường chính trị tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH rủi RO TRONG môi TRƯỜNG KINH tế, CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT đối với VINFAST tại THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT

1.2 Mơi trường chính trị

1.2.2 Mơi trường chính trị tại Việt Nam

   

Hệ thống chính trị Việt Nam

Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy; Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí và lợi ích của các tầng lớp nhân dân, đồng thời thực hiện vai trò giám sát, phản biện đối với hoạt động của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với Nhà nước và xã hội, Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, Nhân dân là chủ thể của quá trình phát triển.

Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức chặt chẽ từ trung ương xuống đến cơ sở và vận hành theo phương thức hoạt động, cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, nhằm mục đích xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân.

Việt Nam đang xây dựng thể chế kinh tế thị trường, hàng năm, Quốc hội thường xuyên có nhiệm vụ xây dựng các bộ luật mới, các pháp lệnh, đồng thời xem xét điều chỉnh sửa đổi lại các văn bản pháp luật cũ. Mặc dù vậy, nền kinh tế của Việt Nam vẫn vận hành trong điều kiện "thiếu luật".

Trong điều kiện đó, để điều hành nền kinh tế, Chính phủ thường ban hành hàng loạt các văn bản pháp quy như: các quyết định, các qui định, qui chế, thông tư... nhằm

thể chế hóa các luật và thay thế cho những bộ luật ở các lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà chưa có bộ luật nào điều chỉnh. Ngoài ra, ngay các bộ, các tỉnh và địa phương cũng có hàng loạt các văn bản dưới luật.

Mặc dù trong mấy năm qua, Chính phủ đã hình thành tổ cơng tác để xem xét lại tồn bộ những văn bản pháp luật trên, xóa bỏ sự mâu thuẫn, sự chồng chéo giữa chúng, nhưng đánh giá chung về môi trường luật pháp của Việt Nam nhiều chuyên gia, nhiều nhà kinh doanh vẫn cho rằng: Về điều hành của Chính phủ, nhìn chung, từ khi chuyển sang cơ chế thị trường. Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc thay đổi nguyên tắc điều hành nền kinh tế - chuyển từ cơ chế can thiệp trực tiếp - sang cơ chế điều hành gián tiếp bằng luật pháp, thông qua tác động tới môi trường kinh doanh. Nhưng do chưa từ bỏ triệt để tư duy và phương thức quản lý từ thời bao cấp theo cơ chế "xin-cho", nên chính quyền và cán bộ cấp thực thi vẫn giữ phong cách làm việc "hành là chính" để buộc nhà đầu tư phải "bơi trơn" cịn tồn tại phổ biến.

   

Một số nguyên tác đổi mới trong hệ thống chính trị Việt Nam

Nguyên tắc bao trùm là đổi mới và xây dựng mơ hình tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo các nguyên tắc pháp quyền được nêu trong Cương lĩnh của Đảng và được hiến định trong Hiến pháp 2013; đảm bảo hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phát huy cao nhất vai trò chủ thể của nhân dân - quyền làm chủ của nhân dân; tôn trọng, bảo vệ và phát triển các lợi ích chính đáng của nhân dân; tạo động lực và cơ chế huy động mọi nguồn lực, phát huy mọi năng lực sáng tạo cho sự phát triển nhanh và vững bền của đất nước trong bối cảnh và điều kiện mới.

Do điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay chỉ có một Đảng CSVN duy nhất lãnh đạo - cầm quyền, đồng thời kế thừa các yếu tố lịch sử hợp lý, do đó mơ hình tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn bao gồm ba chủ thể là Đảng, Nhà nước, Mặt Trận Thường Quân và các tổ chức CT-XH, song khơng phải là xây dựng “mơ hình cứng” tuyệt đối. Cũng khơng phải là “mơ hình mềm” ở mức độ rất cao, mà là “mơ hình cứng có điều chỉnh ”, trong đó kết hợp hợp lý, hiệu quả các yếu tố tích cực của “mơ hình cứng” với các yếu tố tích cực của “mơ hình mềm” (xin tạm gọi là “mơ hình trung

gian”), trong đó có sự nhất thể hóa (tích hợp) hợp lý, hiệu quả các tổ chức đảng với

các tổ chức nhà nước, các tổ chức của các tổ chức CT-XH, khi có những chức năng, nhiệm vụ song trùng, trong khi vẫn đảm bảo thực hiện đúng vai trò khách quan của từng loại tổ chức trong xã hội.

Đổi mới mơ hình tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị phải gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền: phải chuyển mạnh từ phương thức lãnh đạo bằng tổ chức đảng song trùng với tổ chức nhà nước, sang lãnh đạo chính trị chủ yếu bằng đường lối, chủ trương, định hướng chính sách (qua các nghị quyết), “lãnh đạo chủ yếu bằng nhà nước và thông qua nhà nước”, bằng thể chế - cơ chế lãnh đạo cầm quyền của Đảng thông qua tổ chức đảng và đảng viên trong cơ quan nhà nước; Nhà nước hoạt động theo các nguyên tắc pháp quyền; phát huy cao vai trò tự chủ tự quản của các tổ chức CT-XH.

Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị phải đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp trong cả hệ thống chính trị và trong từng tổ chức thành viên theo cả chiều dọc và chiều ngang, với trung tâm là xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền; khơng có sự trùng chéo về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, nhưng lại gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với nhau bằng thể chế và cơ chế, với bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH rủi RO TRONG môi TRƯỜNG KINH tế, CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT đối với VINFAST tại THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)