Các quan điểm về rủi ro thanh khoản của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý rủi ro thanh khoản ngân hàng thương mại của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Rủi ro thanh khoản của NHTM

2.1.1. Các quan điểm về rủi ro thanh khoản của NHTM

2.1.1.1. Khái niệm thanh khoản

Khái niệm về thanh khoản được đề cập đến khá nhiều trong các lĩnh vực của kinh tế vì thế cũng có nhiều cách thức tiếp cận đối với vấn đề thanh khoản; dưới góc độ tài sản: “Thanh khoản của một tài sản là khả năng chuyển đổi thành tiền của tài

sản theo thời gian và với chi phí của việc chuyển đổi là thấp nhất. Một tài sản được xem là thanh khoản tốt khi đáp ứng các tiêu chí sau: Có sẵn số lượng để mua hoặc bán, có sẵn thị trường để giao dịch, có sẵn thời gian để giao dịch, giá cả hợp lý”.

Trên thực tế, những tài sản có tính thanh khoản cao gồm các giấy tờ có giá như: Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, hối phiếu…những tài sản có tính thanh khoản thấp như: bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp dài hạn, dây chuyền sản xuất, máy móc… Dưới góc độ NHTM: “thanh khoản là khả năng NHTM đáp ứng đầy

đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động giao dịch như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các hoạt động giao dịch tài chính khác”.

Như vậy, nếu khả năng thực hiện tất cả các nghiệp vụ thanh toán đến hạn của NHTM có vấn đề thì có thể sẽ ảnh hưởng tới thanh khoản của NHTM. Do phải thực hiện các nghiệp vụ thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt nên thanh khoản của NHTM cũng chủ yếu liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ. Việc không thực hiện được hoặc khơng hồn thành nghĩa vụ thanh tốn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khả năng thanh khoản hoặc mất khả năng thanh khoản tại ngân hàng. Do đó, Duttweiler (2008) định nghĩa: “thanh khoản thể hiện phạm vi thực hiện nghĩa vụ và khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của một ngân hàng”. Trái ngược với đó là “thiếu khả năng thanh khoản, nghĩa là: ngân hàng thiếu khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh tốn”.

Cũng theo Duttweiler, có hai khía cạnh khác nhau về thanh khoản cần phải đặc biệt quan tâm, đó là thanh khoản tự nhiên và thanh khoản nhân tạo. Trong đó, thanh khoản tự nhiên được hiểu theo nghĩa “tự nhiên” tức là các dòng lưu chuyển xuất phát từ bên tài sản hoặc bên nợ nhưng có thời gian đáo hạn theo luật định. Trong lĩnh vực ngân hàng, khi một giao dịch với khách hàng thường được tái tục, có thể với cùng số tiền hoặc với số tiền nhỏ hơn hoặc số tiền lớn hơn thì nhìn chung các khách hàng này

thường hành động theo các cách thức có thể dự đốn được. Điều này khơng chỉ đúng với các loại tài sản mà còn đúng với các khoản nợ. Về thanh khoản nhân tạo, có thể hiểu là thanh khoản được tạo ra thông qua khả năng chuyển tài sản thành tiền mặt trước ngày đáo hạn. Ở đây có thể thấy, nếu muốn hầu như lúc nào các chủ sở hữu chứng khốn cũng có thể dễ dàng chuyển một loại chứng khốn cụ thể thành tiền mặt, đặc biệt nếu vẫn cịn cơng ty nào muốn chuyển chứng khốn thành tiền mặt thì thị trường vẫn cịn khả năng chấp nhận các giao dịch.

Trong một khái niệm đáng chú ý khác, Ủy ban Basel về quản lý ngân hàng (2004) nêu ra rằng: “Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn …”

2.1.1.2. Khái niệm cung và cầu thanh khoản

Cung thanh khoản là số tiền có sẵn hoặc có thể có trong thời gian ngắn để NH

sử dụng. Luồng tiền vào này được tạo nên từ các nguồn:

Tiền gửi của khách hàng

 Khách hàng hồn trả tín dụng

Đi vay mượn trên thị trường tiền tệ

Thu nhập từ bán tài sản

Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ

Phát hành cổ phiếu ra thị trường

Cầu thanh khoản phản ánh nhu cầu rút tiền khỏi NH ở những thời điểm khác nhau. Nhu cầu này phụ thuộc vào các nhân tố sau:

Nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng

Nhu cầu vay tiền từ khách hàng

Hoàn trả các khoản đi vay

Chi phí cung ứng dịch vụ và chi phí lãi

Thanh tốn cổ tức cho cổ đơng

2.1.1.3. Khái niệm rủi ro thanh khoản

Trong khi thực hiện các hoạt động của mình, NHTM phải đáp ứng các nhu cầu về vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, giải ngân cho vay, thực hiện chuyển khoản thanh toán…, thanh khoản của NHTM phản ánh khả năng NHTM đáp ứng được các nhu cầu đó. Nếu một NHTM mất khả năng đáp ứng các nhu cầu này thì có thể nói NHTM đã rơi vào tình trạng khó khăn thanh khoản.

Khả năng đáp ứng và nhu cầu về vốn khả dụng thể hiện ở cung thanh khoản (LS- Liquidity Supply) và cầu thanh khoản (LD – Liquidity Demand). Xuất phát từ cung thanh khoản và cầu thanh khoản, trạng thái thanh khoản ròng (NLP –Net Liquidity Position) hay còn gọi là khe hở thanh khoản của NHTM được tính bằng: Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản. Nếu NLP>0 thì NHTM đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Nếu NLP<0 thì NHTM đang ở trạng thái thâm hụt thanh khoản.

Cho đến nay, khi nghiên cứu về rủi ro thanh khoản của NHTM đã có rất nhiều các quan điểm khác nhau. Theo quan điểm của Jenkinson (2008): "Rủi ro thanh khoản của NHTM là rủi ro phát sinh từ sự mất khả năng đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn qua đó gây tổn thất đến tình hình tài chính của một ngân hàng." Như vậy khi khả năng đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán đến hạn của một ngân hàng có vấn đề thì có nghĩa là rủi ro thanh khoản đã xảy ra.

Ngoài quan điểm trên, theo Ủy ban Basel về quản lý ngân hàng (2004) thì: “Rủi ro thanh khoản xuất phát từ việc ngân hàng không có khả năng gia tăng các khoản mục nguồn vốn để tài trợ cho việc gia tăng tài sản ngân hàng”. Theo quan điểm này rủi ro thanh khoản được đánh giá dựa trên khả năng gia tăng các khoản mục nguồn vốn của NHTM.

Theo Chaplin (2000): “Rủi ro thanh khoản là khả năng gây thiệt hại cho ngân hàng liên quan đến việc chuyển các tài sản tài chính thành tiền một cách nhanh chóng mà khơng chịu thất thốt về giá cả.” Vì vậy, RRTK có thể được định nghĩa là “nguy cơ NHTM mất khả năng thanh tốn một nghĩa vụ nợ nào đó một cách kịp thời ở một mức giá hợp lý” (Muranaga, Ohsawa 2002).

Mặc dù đã có nhiều khái niệm khác nhau về RRTK. Nhưng khái niệm rủi ro thanh khoản của NHTM thường được sử dụng nhiều là khái niệm của Duttweiler (2009), RRTK có thể được hiểu là “ rủi ro khi NHTM khơng có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó, hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán; hoặc do các nguyên nhân chủ quan khác làm mất khả năng

thanh toán của NHTM, theo đó nó sẽ kéo theo những hậu quả khơng mong muốn”. Tóm lại, theo tác giả: RRTK của NHTM là loại rủi ro khi NHTM khơng có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền cho nhu cầu thanh toán tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao.

Như vậy RRTK là một loại rủi ro quan trọng bậc nhất đối với một tổ chức kinh tế và có tầm quan trọng đặc biệt đối với các NHTM. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp, một NHTM có tổng tài sản lớn, nợ rất ít nhưng hồn tồn có thể phá sản do yếu tố RRTK, do không bù đắp nổi khả năng thanh tốn trong thời điểm đó. Ở mức nhẹ hơn, rủi ro này có thể gây nên khó khăn hoặc đình trệ hoạt động kinh doanh của NHTM đó trong một thời điểm cụ thể. RRTK của NHTM được chia làm bốn nhóm như sau:

Rủi ro thanh khoản rút tiền trước hạn: Rủi ro này liên quan đến cả tài sản có và tài

sản nợ. Khi cá nhân, tổ chức gửi tiền tại NHTM được thực hiện quyền rút tiền ở bất cứ thời điểm nào trong suốt thời gian gửi tiền, có thể những khoản tiền gửi có thể được rút mạnh tay vào ngày sớm nhất thay vì đợi đến hạn. Hoạt động này có thể sẽ gây ra RRTK cho ngân hàng.

Rủi ro thanh khoản có kỳ hạn: Khi các món vay, các khoản vay thế chấp khơng

được thanh toán đúng hạn cho ngân hàng theo hợp đồng tín dụng đã được ký kết trước đó do bất cứ lý do gì từ phía người vay. Điều này có thể gây khó khăn cho cơ cấu tài sản - nguồn vốn của ngân hàng và qua đó cũng gây ra RRTK cho ngân hàng.

Rủi ro thanh khoản tài trợ: Nếu một tài sản không được tài trợ hợp lý, việc tài

trợ theo sau đó có thể phải được thực hiện trong những điều kiện bất lợi về chi phí, nghĩa là với giá chênh lệch cao hơn. Trong trường hợp xấu, thậm chí quỹ tiền có thể bị rút mạnh tay như trường hợp trên. Hiểu đơn giản là khi ngân hàng khơng có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn khả dụng của mình.

Rủi ro thanh khoản thị trường: Các điều kiện thị trường thay đổi bất lợi có thể làm

giảm khả năng chuyển nhượng các tài sản khả thành tiền mặt hoặc để thực hiện các hoạt động tài trợ cần thiết. Tức là khi ngân hàng khơng thể bán được các tài sản của mình trên thị trường với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý rủi ro thanh khoản ngân hàng thương mại của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 25 - 28)