Ảnh hưởng của RRTK NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý rủi ro thanh khoản ngân hàng thương mại của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Rủi ro thanh khoản của NHTM

2.1.3. Ảnh hưởng của RRTK NHTM

RRTK là kết quả của rất nhiều các nguyên nhân, là rủi ro mà hệ thống NHTM không thể tránh khỏi trong lịch sử tồn tại và phát triển, là điều mà các nhà quản trị NHTM không mong muốn nhưng nó vẫn ln là mối đe dọa thường trực mà các nhà quản trị NHTM phải tìm cách xử lý nếu không muốn đối mặt với những ảnh hưởng xấu mà RRTK gây ra cho NHTM.

2.1.3.1 Ảnh hưởng đến hoạt động của từng ngân hàng và hệ thống ngân hàng

Thứ nhất, khi RRTK xảy ra và vượt quá khả năng kiểm sốt của ngân hàng,

ngân hàng có thể sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn và nếu khơng nhận được sự trợ giúp từ NHTW thông qua chức năng là người cho vay cuối cùng đối với NHTM thì sẽ đi đến phá sản, hoặc bị sát nhập. Sự phá sản của một ngân hàng do mất khả năng thanh khoản có thể gây ra hiệu ứng dây truyền ảnh hưởng tới hoạt động và tình hình thanh khoản của cả hệ thống NHTM. Đây là bài học đã được rút ra sau cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Á năm 1997.

Thứ hai, một NHTM luôn phải đứng trước bài toán đánh đổi giữa thanh

khoản và khả năng sinh lời. Vấn đề này có thể được lý giải là khi ngân hàng chọn mục tiêu thanh khoản bằng cách duy trì trạng thái thanh khoản thặng dư tức là có một lượng vốn không được đưa vào đầu tư sinh lời, lượng vốn này càng lớn thì lợi nhuận tiềm năng của ngân hàng càng giảm. Ngược lại nếu ngân hàng chọn mục tiêu lợi nhuận cao bằng cách sử dụng tối đa các nguồn vốn có được vào đầu tư kiếm lời khiến thanh khoản thâm hụt sẽ đẩy ngân hàng vào tình trạng RRTK gây bất lợi cho hoạt động ngân hàng.

Thứ ba, nếu trường hợp này xảy ra thì việc kinh doanh sẽ gặp khó khăn, lợi

nhuận của các NHTM sẽ bị giảm sút do phải tốn kém các chi phí để xử lý việc thiếu hụt thanh khoản, điều đó sẽ dẫn đến những đóng góp của NHTM cho nền kinh tế như: thúc đẩy tăng trưởng, nộp thuế vào ngân sách nhà nước…. bị ảnh hưởng rất nhiều. Và cơ quan quản lý Nhà nước chắc chắn sẽ “để ý” hơn đối với các hoạt động của NHTM. Một lần nữa chắc chắn các nhà quản lý khơng thích điều này.

Thứ tư, những khó khăn thanh khoản vẫn thường xuyên xảy ra dù trong nhiều trường hợp không quá nghiêm trọng để khiến ngân hàng sụp đổ ngay lập tức nhưng vẫn đủ nguy hiểm để cản trở công việc kinh doanh trong một thời gian, khiến ngân hàng bị chi phối bởi các tổ chức khác, hoặc phải thay đổi chiến lược kinh doanh, hoặc ít ra là thay đổi các yếu tố cấu thành của chiến lược đó.

Những cá nhân và các phòng ban phụ trách đảm bảo trạng thái thanh khoản phù hợp trong các NHTM thơng thường sẽ phải tìm cách duy trì các loại rủi ro ở mức có thể chấp nhận được, cũng như dưới hình thức phải đánh đổi để có được trạng thái cân bằng tốt nhất trong các hoạt động và mục tiêu. Nếu tính đến các mục tiêu này, bất kỳ chính sách thanh khoản nào cũng phải vừa cân nhắc việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, vừa cho phép thực hiện một chiến lược kinh doanh có liên quan đến lợi nhuận tiếp sau đó.

Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu

cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản cho vay, đầu tư có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp

ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất phải trả thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất thu về cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản ln có nhu cầu thanh khoản rất lớn.

2.1.3.2 Ảnh hưởng đến nền kinh tế

Khi một NHTM mất khả năng thanh toán do RRTK gây ra, tâm lý lo ngại sẽ xuất hiện không chỉ đối với ngân hàng có vấn đề thanh khoản mà còn đối với khách hàng của ngân hàng khác. Trong hoạt động của hệ thống NHTM thì niềm tin đóng vai trị rất quan trọng trong mọi hoạt động, khi mà niềm tin bị lung lay thì có thể dẫn đến việc một loạt ngân hàng bị mất khả năng thanh toán trong một thời gian ngắn và khiến cho cả hệ thống NHTM rơi vào tình trạng hỗn loạn. Sự hỗn loạn này có thể là bước khởi đầu của sự đổ vỡ hàng loạt trong hệ thống NHTM.

Đóng góp của các tổ chức tài chính trung gian nói chung và các NHTM nói riêng đến tăng trưởng kinh tế, đến ngân sách nhà Nhà nước, đến tỷ lệ thất nghiệp… là rất lớn. Chính vì thế một sự sụp đổ của một NHTM không chỉ ảnh hưởng tới hệ thống NHTM, tới hệ thống tài chính mà cịn ảnh hưởng tới nền kinh tế và chính trị tại các quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý rủi ro thanh khoản ngân hàng thương mại của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 32 - 34)