CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý RRTK NHTM của NHNN Việt Nam
4.2.1. Hoàn thiện các quy định chuẩn mực về thanh khoản cho hệ thống NHTM
Hiện nay NHNN đang thực hiện triển khai phương pháp quản lý, giám sát hệ thống NHTM theo phương pháp CAMELS, việc triển khai thực hiện quản lý NHTM theo phương pháp CAMELS được đánh giá là phù hợp với mức độ phát triển và các hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Hệ thống phân tích
CAMELS được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình. Tiêu chí an tồn được đánh giá thơng qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng (tài sản có) và chất lượng quản lý. Khả năng sinh lời là việc ngân hàng có thể đạt được một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu tư của chủ sở hữu hay không. Thanh khoản là khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo kế hoạch hoặc bất thường. Tuy nhiên cần luôn ln lưu ý là các báo cáo tài chính khơng thể cung cấp đầy đủ mọi thông tin từ NHTM mà NHNN mong muốn có để
đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng đó. Do vậy, cần kết hợp việc phân tích theo CAMELS với những đánh giá định lượng của ngân hàng để có thể thu đuợc kết quả phân tích ngân hàng kỹ lưỡng và hữu ích.
Sáu yếu tố để đánh giá hoạt động của một ngân hàng theo CAMELS:
Trong các chuẩn mực nhằm quản lý RRTK mà Ủy ban Basel khuyến nghị thì NHNN Việt Nam đã áp dụng các phương pháp để nhận dạng và sử dụng các công cụ của CSTT nhằm hạn chế và giải quyết vấn đề RRTK trong hệ thống NHTM. Tuy nhiên việc đo lường RRTK nhằm đưa ra các đánh giá định lượng vẫn chưa được chú ý. Với số lượng ngân hàng lên đến gần 40 NHTM, NHNN Việt Nam cần hoàn thiện các quy định về chuẩn mực quản lý, trong đó có việc đo lường RRTK bằng các chỉ số định lượng cần được xem xét mới có thể giúp việc quản lý được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.