2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.3.1. Phƣơng pháp điều tra đánh giá nguồn lƣ̣c tận thu bã dong riềng tại địa
- Thử nghiệm kỹ thuật chế biến, bảo quản bã dong riềng bằng cách ủ yếm khí có bổ sung urê.
- Thử nghiệm hiệu quả bổ sung bã dong riềng ủ yếm khí có bổ sung urê đối với bò sinh trƣởng và bò vỗ béo.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp điều tra đánh giá nguồn lƣ̣c tận thu bã dong riềng tại địa phƣơng địa phƣơng
Sử dụng phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn, phỏng vấn ngƣời sản xuất và sử dụng bã dong riềng trong chăn nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3.2. Phƣơng pháp chế biến bã dong riềng
2.3.2.1. Thử nghiệm chế biến bã dong riềng có bổ muối ăn và sung urê
Bã dong riềng đƣợc ép bớt nƣớc , phơi nắng để có độ ẩm 70 - 75%. Trộn đều bã dong riềng với muối ăn và urê theo t ỷ lệ : 3; 4; 5% so với hàm lƣợng vật chất khô của bã dong riềng . Cho hỗn hợp vào túi nilon buộc kín đảm bảo độ yếm khí và bảo quản trong điều kiện của phòng .
Bảng 2.1. Sơ đồ các công thức chế biến bã dong riềng
Nguyên liệu ĐC Công thƣ́c 1 Công thƣ́c 2 Công thƣ́c 3
Bã dong riềng
(VCK) 100% 100% 100% 100%
Muối ăn 1% 1% 1% 1%
Urê theo VCK của bã 0% 3% 4% 5%
Các chỉ tiêu theo dõi bã dong riềng trƣớc và sau khi ủ là : Định kỳ theo dõi biến đổi về mùi , màu sắc , và pH, phân tích thành phần hóa học và xác định tỷ lệ tiêu hóa thực invitro của các công thức ủ ở thời điểm pH tƣơng đối ổn định.
2.3.2.2. Phương pháp chế biến bã dong riềng trong sản xuất qui mô hộ gia đình
Từ kết quả thử nghiệm ủ yếm khí bã dong riềng trong phòng thí nghiệm, chọn đƣợc công thức ủ tốt nhất (4% urê, 1% muối ăn) để tiến hành ủ với khối lƣợng lớn.
Chúng tôi tiến hành ép bớt nƣớc bằng cách sử dụng trọng lực của các bao bã dong riềng, cụ thể nhƣ sau: dùng các bao thủng để đựng bã dong riềng tƣơi rồi chồng các bao lên nhau. Sau đó đem phơi nắng cho đến khi độ ẩm đạt 70 - 75%.
Trộn muối và urê với bã dong riềng theo phƣơng pháp “vết dầu loang”. Sau khi phối trộn xong, chúng tôi nén chặt túi đựng cho đến khi đầy rồi buộc chặt bằng dây cao su. Túi đựng là túi nilon lớn đã đƣợc lồng bao tải ở bên ngoài và bảo quản ở nơi khô ráo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3.3. Phƣơng pháp phân tích thành phần hóa học của các công thức chế biến bã dong riềng
-Các mẫu đƣợc phân tích tại Viện khoa học sự sống Đại học Thái Nguyên. -Lấy các mẫu đại diện đƣợc lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCNV) (1986) [32] để phân tích các chỉ tiêu về : vật chất khô , protein tổng số, xơ thô, NDF, ADF, khoảng tổng số, trong đó:
+ Vật chất khô của mẫu đƣợc phân tích theo TCVN 4326:2001[27]. Nguyên lý: sấy mẫu khô tuyệt đối ở nhiệt độ 105oC cho tới khi khối lƣợng không đổi và xác định hàm lƣợng vật chất khô bằng cân điện tƣ̉ có độ chính xác 10-4 g.
+ Protein tổng số đƣợc tiến hành theo TCVN 4328:2001 [29]. Sƣ̉ dụng phƣơng pháp Kjeldahl trên hệ thống phân tích Gerhardt.
Nguyên lý: Trong phƣơng pháp Kjeldahl ngƣời ta vô cơ hóa mẫu bằng H2SO4 98% kết hợp với chất xúc tác để chuyển N hữu cơ ra dạng (NH4)2SO4 rồi dùng NaOH để đẩy NH3 ra khỏi muối amoni, NH3 sau khi đƣợc giải phóng ra sẽ đƣợc cuốn đi bằng dòng hơi nƣớc nóng. Sau khi đƣợc làm nguội sẽ đƣợc hấp thụ vào dung dịch H3BO3 ở trong bình hứng tạo ra muối borat amon có màu xanh trong, rồi đem đi chuẩn độ bằng dung dịch H2SO4 0,1N cho đến khi dung dịch chuyển màu tím, từ lƣợng H2SO4 0,1N tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ ta tính đƣợc lƣợng đạm có trong mẫu.
+ Xơ thô, xơ ADF và xơ NDF đƣợc tiến hành phân tích trên máy phân tích xơ ANKOM 200/220.
Xơ thô không bao gồm tổng lƣợng các thành phần thành tế bào, nó chỉ bao gồm một phần lớn xenlulô, một phần nhỏ hemixenlulô và một phần lignin. Nguyên lý: việc phân tích xơ thô trong hệ thống này là đun sôi mẫu thức ăn trong dung dịch 0,15M hoặc 0,3N axit H2SO4 trong 30 phút để thủy phân các chất hòa tan trong acid và sau đó cho thêm dung dịch 1,5M NaOH và đun sôi trong 30 phút nữa để thủy phân các chất hòa tan trong bazơ, cuối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cùng dùng dùng hỗn hợp ete-cồn để hòa tan với các chất hữu cơ trong dung môi hữu cơ và xác định phần còn lại.
NDF (Neutral Detergent Fibre) bao gồm tổng lƣợng các thành phần xenlulô, hemixenlulô và lignin. Nhƣ vậy hàm lƣợng NDF lớn hơn hàm lƣợng xơ thô trong cùng một mẫu thức ăn. Nguyên lý phân tích: NDF đƣợc phân tích bằng cách đun sôi mẫu thức ăn trong 1 giờ với dung dịch rửa trung tính (Neutral Detergent Reagent = sodium lauryl sulfate, dodecyl sodium sulfate, C12H25NaO4S + disodium tetraborate decahydrate, Na2HPO4.2H2O + Na2EDTA.2H2O + monoethylene glycol monoethylether (= 2-ethoxy ethanol) + nƣớc ấm đã khử khoáng, pH của dung dịch là 6,9-7,1).
ADF (Acid Detergent Fibre) bao gồm tổng lƣợng xenlulô và lignin. Nguyên lý phân tích: ADF cũng đƣợc phân tích bằng cách đun sôi mẫu thức ăn trong 1 giờ nhƣng với dung dịch rửa axit (Acid Detergent Reagent = axit sulfuric đậm đặc + nƣớc đã khử khoáng + N-hexadecyl N,N,N-trimethyl ammonium bromide, N-cetyl N,N,N-trimethyl ammonium bromide, C19H42BrN).
+ Khoáng tổng số đƣợc tiến hành phân tích theo TCVN 4327:1993 [28]. Nguyên lý: Đốt cháy mẫu ở nhiệt độ 500oC. Khi mẫu cháy hoàn toàn chất hữu cơ, phần tro còn lại có khối lƣợng không đổi là khoáng tổng số. Lấy số tro đó đem cân và tính toán hàm lƣợng khoáng tổng số.
2.3.4. Phƣơng pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa thực invitro của bã dong riềng trƣớc và sau khi chế biến
Đƣợc xác định trên thiết bị incubator theo công nghệ của hang Ankom - Mỹ, hiện đƣợc trang bị ở Viện khoa học sự sống Đại học Thái Nguyên.
Phƣơng pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa thƣ̣c invitro trên thiết bị lên men yếm khí DAISYII
incubator (Công nghệ ANKOM technology - 08 - 05). Đây là thiết bị mô phỏng các điều kiện tƣơng đồng nh ƣ điều kiện dạ cỏ , nên là phƣơng pháp tốt nhất để xác định tỷ lệ tiêu hóa thƣ̣c .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nguyên tắc:
- Trƣớc hết đặt lỗ dò trong dạ cỏ của bò và cho ăn khẩu phần tiền thí nghiệm để ổn định sƣ̣ lên men và hoạt động vi sinh vật d ạ cỏ.
- Sau đó lấy dịch dạ cỏ qua ống dò và đƣa vào các bình nuôi cấy của thiết bị DAISYII
incubator.
- Đặt mẫu thức ăn cần kiểm tra vào các bình (để đảm bảo sự lặp lại ) và cho vận hành thiết bị .
- Sau khoảng thời gian cần thiết thì lấy túi mẫu ra xƣ̉ lý theo quy tắc hƣớng dẫn của nhà sản xuất . Rồi đem phân tích mẫu còn lại trong túi để xác định tỷ lệ các chất tiêu hóa trong mẫu kiểm tra .
Các bƣớc tiến hành:
Chuẩn bị hoá chất:
Dung dịch đệm A gồm: KH2 PO4 10g/lit, MgSO4. 7H2O 0,5 g/lit, NaCl 0,5 g/lit, CaCl.2H2O 0,1 g/lit, Urê (reagent grade) 0,5 g/lit.
Dung dịch đệm B gồm: Na2CO3 15,0 g/lit, Na2S.9H2O 1,0 g/lit. Dung dịch phân giải trung tính (NDS = Neutral Detergent Solustion)
Chuẩn bị dụng cụ
Gồm: tủ nuôi DAISYII, túi lọc F57 filter Bags, máy dán mép túi (heat sealer), thermos (phích nóng, lạnh). Ngoài ra còn chuẩn bị ống đong, bình định mức, bình tam giác, phễu, máy khuấy, cân điện tử, khí ga (CO2), tủ sấy,...
Tiến hành
- Chuẩn bị túi và mẫu
Rửa trƣớc túi F57 trong acetone trong khoảng 3 -5 phút và để khô hoàn toàn trong không khí. Dung dịch rửa aceton làm tan đi những chất có hoạt tính bề mặt nhằm ngăn chặn sự ức chế phân giải vi khuẩn (sau này).
Cân mỗi túi F57 và ghi lại khối lƣợng của túi (W1). Về 0 cân và cân đủ 0,25 – 0,5 gam mẫu trong mỗi túi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chú ý: Cho 48 giờ nghiên cứu thì lƣợng mẫu 0,5 gam/túi đƣợc chấp nhận. Đóng mép túi F57 bằng máy dán túi heart sealer và đặt vào bình phân huỷ với số lƣợng 25 túi/bình. Các mẫu đƣợc phân giải đều ở cả 2 mặt của bình phân giải đã đƣợc chia sẵn, kể cả ít nhất là một túi rỗng đƣợc dán kín cho yếu tố hiệu chỉnh (C1)
- Chuẩn bị dung dịch đệm đã phối hợp (cho mỗi bình phân huỷ)
Làm ấm cả 2 loại dung dịch buffer ở 39oC, trong 2 bình khác nhau,cho vào một bình 266ml dung dịch B và bình kia 1330 ml dung dịch A ( B/A = 1:5). Tổng thể tích chính xác của 2 dung dịch theo tỷ lệ trên đƣợc hiệu chỉnh để đạt đƣợc pH cuối là 6,8 ở 390
C. sự chỉnh lý thêm của pH là cần thiết. Cho hỗn hợp dung dịch A &B đã đƣợc phối hợp theo tỷ lệ 5:1 với lƣợng 1600ml vào mỗi bình phân huỷ.
Đặt bình phân huỷ chứa mẫu và dung dịch buffer vào DAISYII Incubater và bật công tắc cấp nhiệt. chú ý theo dõi nhiệt độ của bình phân huỷ để điều chỉnh cho cân bằng ít nhất từ 20 - 30 phút.
- Chuẩn bị dịch dạ cỏ và cho lên men trong thiết bị
Làm nóng 2 thermos bằng cách đổ đầy nƣớc nóng 390C. Đổ nƣớc ra trƣớc khi cho dịch dạ cỏ vào thermos. Sử dụng một cách thức chọn lọc thích hợp, chuyển ít nhất 2000 ml dịch dạ cỏ và để nó vào thermos, bao gồm cả khoảng 2 nắm chất chứa dạ cỏ (fibrous mat) vào 1 thermos.
Đổ dịch dạ cỏ từ thermos vào một cái cốc trộn (blender), xả khí CO2 phủ bề mặt dịch chứa trong cốc trộn và trộn ở tốc độ cao trong khoảng 30 giây. việc trộn nhƣ vậy nhằm đuổi các vi khuẩn hiếu khí xâm nhập vào chất chứa đảm bảo một quần thể vi khuẩn đại diện cho sự lên men In Vitro. Lọc dịch tiêu hoá dạ cỏ đã chuẩn bị qua màng lọc gồm 4 lớp vải thƣa (vải màn) vào trong một bình tam giác to 5 lít dã đƣợc làm nóng trƣớc ở 390C. Lọc trở lại dịch dạ cỏ lần nữa qua 4 lớp vải thƣa vào thermos.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chú ý: Chấp nhận cho dịch lọc tràn ra bên rìa của lớp vải lọc thƣa để tiện cho việc vắt dịch lọc bị ngấm vào lớp vải. Cần tiếp tục làm sạch bình dịch dạ cỏ với CO2 và trong suốt thời gian chuyển dịch qua lọc.
Chuyển từng bình phân huỷ từ DAISYII Incubater ra ngoài rồi đƣa thêm 400 ml dịch men dạ cỏ vào mỗi bình đã chứa dung dịch đệm và mẫu. Làm sạch bình chứa với ga CO2 trong 30 giây và đóng chặt nắp bình lại
Làm lần lƣợt nhƣ thế với tất cả các bình phân huỷ dƣợc sử dụng.
Chú ý: Không sục khí CO2 vào sâu trong lớp hỗn dịch trong bình mà chỉ xả khí phủ lên bề mặt của lớp dung dịch trong bình.
Đƣa bình trở lại vào tủ nuôi cấy và nuôi cấy trong vòng 48 giờ, Tủ nuôi đƣợc ổn định nhiệt độ ở khoảng 39,50
C ± 0,5. Nếu nhiệt độ của các bình nuôi có sự khác nhau hơn 10C thì phải chuyển thiết bị tới một chỗ ấm hơn hoặc đặt một tấm chăn mỏng hoặc vật cách nhiệt tƣơng tự phủ lên mặt thiết bị.
Sau khi đã kết thúc nuôi cấy thì lấy tất cả các bình phân huỷ ra, đổ hết chất lỏng trong bình và rửa sạch bình. lấy và rửa các túi lọc dƣới vòi nƣớc lạnh đến khi nƣớc chảy ra từ túi trở nên trong, sạch là đƣợc. Đem các túi mẫu đi sấy cho đến khối lƣợng không đổi, ghi lại kết quả cân khối lƣợng túi mẫu sau phân tích (W3). - Tính kết quả: %IVTD (mẫu) = W2 - [W3 - (W1 x C1)] x 100 W2 %IVTD (VCK) = W2 x DM - [W3 - (W1 x C1)] x 100 W2 x DM
Trong đó: W1: Khối lƣợng túi trƣớc khi đƣa mẫu vào W2: Khối lƣợng mẫu chứa trong túi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
C1: Hệ số hiệu chỉnh túi trắng (Khối lƣợng túi trắng sau phân tích/Khối lƣợng túi trắng ban đầu)
DM: Tỷ lệ VCK của mẫu.
2.3.5. Phƣơng pháp thí nghiệm xác định ảnh hƣởng của việc bổ sung bã dong riềng sau chế biến tới tăng trọng của bò sinh trƣởng và bò vỗ béo
2.3.5.1. Phương pháp xác định trên bò sinh trưởng
Thí nghiệm 1: đƣợc tiến hành trên 16 bò địa phƣơng chia làm 2 lô, các
lô đồng đều về giống, tuổi (12 - 14 tháng tuổi), khối lƣợng, tỉ lệ đực cái. Trƣớc thí nghiệm 7 ngày bò đƣa vào thí nghiệm đƣợc tẩy giun sán.
Cách bố trí thí nghiệm:
Thời gian thí nghiệm 2 tháng. Lô ĐC: chăn thả tự do.
Lô TN : chăn thả tự do + bổ sung bã dong riềng ủ urê (1% muối, 4% urê). Cách bổ sung:
- Thời gian đầu tập cho ăn (7 - 10 ngày) 0,5/kg/con vào buổi sáng sớm trƣớc khi thả.
- Thời gian sau cho ăn thức ăn bổ sung vào buổi sáng và chiều tối, ăn tƣ̣ do.
Bảng 2.2. Sơ đồ thí nghiệm nuôi bò sinh trƣởng
Nội dung Đơn vị tính Lô ĐC Lô TN
Thời gian chuẩn bị Ngày 7 7
Số bò Con 8 8 Tuổi tháng tuổi 12 - 14 12 - 14 Tỷ lệ đực/cái 3/5 3/5 Khối lƣợng ( ) Kg/con 109,2 105,1 Khẩu phần: Cỏ tƣơi Kg/con/ngày Tự do Tự do
Bã dong riềng sau chế biến Kg/con/ngày 0 Tƣ̣ do
Nƣớc uống Tự do Tự do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3.5.2. Phương pháp xác định trên bò vỗ béo
Thí nghiệm 2: đƣợc tiến hành trên 16 bò địa phƣơng chia làm 2 lô, các
lô đồng đều về giống , tuổi (trên 6 tuổi), khối lƣợng, tỉ lệ đực cái. Trƣớc thí nghiệm 7 ngày bò đƣa vào thí nghiệm đƣợc tẩy giun sán.
Cách bố trí thí nghiệm:
Thời gian thí nghiệm 2 tháng. Lô ĐC: chăn thả tự do.
Lô TN: chăn thả tự do + bổ sung bã dong riềng ủ urê (1% muối, 4% urê). Cách bổ sung:
-Thời gian đầu tập cho ăn (7 - 10 ngày) 1/kg/con vào buổi sáng sớm trƣớc khi thả.
-Thời gian sau cho ăn thức ăn bổ sung vào buổi sáng và chiều tối, ăn tƣ̣ do.
Bảng 2.3. Sơ đồ thí nghiệm nuôi bò già
Nội dung Đơn vị tính Lô ĐC Lô TN
Thời gian chuẩn bị Ngày 10 10
Số bò Con 8 8 Tuổi tháng tuổi ≥72 ≥72 Tỷ lệ đực/cái 3/5 3/5 Khối lƣợng ( ) Kg/con 200,1 195,9 Khẩu phần: Cỏ tƣơi Kg/con/ngày Tự do Tự do
Bã dong riềng sau chế biến Kg/con/ngày 0 Tƣ̣ do
Nƣớc uống Tự do Tự do
Thời gian thí nghiệm Ngày 60 60
2.3.6. Các chỉ tiêu theo dõi và cách xác định
- Màu sắc, mùi vị, sự hƣ hỏng của thức ăn: xác định bằng cảm quan. - Theo dõi về mƣ́c thu nhận thức ăn bổ sung cho bò thí nghiệm (kg/bò/ngày): đƣợc xác định bằng cách cân thức ăn bổ sung cho tƣ̀ng con trƣớc khi cho ăn và cân thức ăn thừa hàng ngày rồi ghi chép lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Kích thƣớc một số chiều đo (cm):
Chúng tôi tiến hành đo kích thƣớc các chiều vào đầu thí nghiệm, ngày 30, 60. Bò đƣợc đánh số và so sánh theo từng cặp.
+ Cao vây: đƣợc tính từ mặt đất tới điểm cao nhất của vây sát ngay chân trƣớc (dùng thƣớc gậy).
+ Cao khum: đƣợc tính từ mặt đất tới chỗ cao nhất của khum (dùng thƣớc gậy).
+ Dài thân chéo: đo từ đầu xƣơng bả vai đến điểm cuối xƣơng ngồi (dùng thƣớc dây).
+ Vòng ngực: đo vòng quanh ngực sát sau xƣơng khuỷu bả vai trƣớc