Những nguyên tắc sử dụng urê

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng bã dong riềng làm thức ăn bổ sung nuôi bò thịt tạ i huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 40 - 103)

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

1.1.4.2. Những nguyên tắc sử dụng urê

Theo Lê Đức Ngoan và cs (2004) [24]:

- Urê chỉ dùng bổ sung cho những thức ăn nghèo nitơ và giàu gluxit dễ lên men nhƣ là: hạt ngũ cốc; cây ngô, cây cao lƣơng ủ chua; những sản phẩm làm khô nhƣ bã củ, cỏ khô, rơm. Không bổ sung urê vào khẩu phần cây cỏ họ hòa thảo, họ đậu còn xanh hay ủ chua, bắp cải và cây cỏ thuộc họ hoa thập tự, bã ƣớt của củ cải...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Urê khi dùng phải: trộn thật đều vào thức ăn; cho ăn dần dần để con vật làm quen với urê. Chỉ dùng cho những con vật có dạ cỏ phát triển đầy đủ (trên 6 tháng tuổi); cho ăn nhiều bữa mỗi ngày, cũng có thể cho ăn tự do; bổ sung khoáng, vitamin A, D.

- Liều dùng:

+ Không quá 30g urê/100kg thể trọng bò mỗi ngày

+ Lƣợng nitơ urê không vƣợt quá 1/3 tổng số nitơ khẩu phần. Ví dụ: một bò sữa có thể trọng 500 kg một ngày cần 1.400g protein tổng số (tƣơng đƣơng 224 g nitơ tổng số), chỉ đƣợc dùng một lƣợng urê không quá 150g (lƣợng urê này chứa 67,5g N nếu dùng loại urê chứa 46% N).

Ngày nay, do kỹ thuật chế biến tốt nên ngƣời ta có thể dùng urê với tỷ lệ cao hơn nhiều so với các tài liệu trƣớc đây bằng cách trì hoãn sự phân giải urê trong dạ cỏ và tăng hiệu quả tổng hợp protein của vi sinh vật. Một số kết quả nghiên cứu cho biết biện pháp để sử dụng urê có hiệu quả nhƣ sau:

1. Sử dụng các chất hóa học chậm tan nhƣ gelatin hoặc parafin bao bọc xung quanh bề mặt hạt urê.

2. Sử dụng chất hóa học ức chế hoạt động của enzyme ureaza của VSV trong dạ cỏ để nó phân giải urê chậm lại, tạo môi trƣờng tốt cho VSV tổng hợp axit amin.

3. Phối hợp urê với hồ tinh bột và chất béo để nó tan chậm nhằm cung cấp từ từ NH4

+

, vừa tránh ngộ độc, vừa trung hòa axid sinh ra thƣờng xuyên trong dạ cỏ.

4. Sử dụng chất hấp phụ bề mặt để giữ NH4+ không cho nó hấp thu nhanh vào máu. Chất hấp phụ bề mặt rẻ tiền đƣợc sử dụng nhiều nhất trên thế giới là bentonit zeolit.

1.1.4.3. Hướng nghiên cứu sử dụng urê trong thức ăn của gia súc nhai lại

Theo Lê Đức Ngoan và cs (2004) [24]:

1. Vấn đề an toàn khi sử dụng urê trong thức ăn của gia súc nhai lại, nếu cung cấp 1 lần với liều lƣợng cao khi urê vào dạ cỏ sẽ bị phân giải nhanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành NH3 hấp thu vào máu quá nhiều có thể gây ngộ độc cho gia súc. Nếu urê đƣợc chia ra cung cấp từ từ mỗi lần một ít trong ngày thì sẽ tránh đƣợc ngộ độc bằng cách trộn urê vào thức ăn tinh hoặc làm đá liếm cho ăn nhiều lần trong ngày.

2. Để tránh sự phân giải urê quá nhanh ngƣời ta sử dụng các chất ức chế hoạt động của enzyme ureaza nhƣ: Axeto-hydroxamin Coban - Nitrat. Tuy vậy, những chất này có liều ức chế enzyme ureaza và liều gây độc cho gia súc nhai lại gần nhau nên gây nhiều khó khăn cho thực tiễn sản xuất. Hiện nay, ngƣời ta đang nghiên cứu các chất mới và an toàn hơn.

3. Để giải quyết vấn đề tồn tại trên ngƣời ta hồ tinh bột urê bằng cách hấp tinh bột hạt ngũ cốc hoặc củ bột với urê để cho urê liên kết yếu với hồ tinh bột, tan chậm trong dạ cỏ, hạ thấp đƣợc NH4

+

trong máu. Với phƣơng pháp này nhiều nƣớc trên thế giới đã sản xuất ra những thức ăn tinh đậm đặc urê đóng viên nhƣ STAREA chứa 20 - 30 % urê (Hungary) và DEHY-100 (Mỹ).

4. Sử dụng các axit béo có mạch cacbon dài, bão hòa để xử lý với urê. Urê liên kết liên kết với axit béo sẽ tan rất chậm trong dạ cỏ nên không gây ngộ độc cho gia súc, ngƣời ta thƣờng dùng axit stearic.

5. Sử dụng chất hấp phụ bề mặt là bentonit zeolit để sản xuất thức ăn cung cấp urê giảm sự hấp thu nhanh NH4

+

vào máu, sản phẩm này có tên gọi là bentokarb-30.

6. Sử dụng các dẫn suất của urê khó phân giải trong dạ cỏ để giảm quá tŕnh NH4+

vào máu, ngƣời ta thƣờng sử dụng nhiều dạng hợp chất hóa học nhƣ: carbamit- photphat, muối ammon, acid uric.

Acid uric là chất thải trong nƣớc tiểu của gia cầm có chứa nitrogen. Axit uric có chứa 33 % nitrogen đƣợc phân giải chậm trong dạ cỏ. Trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp tập trung có thể tận dụng phân của gia cầm để chế biến thành thức ăn bổ sung đạm cho gia súc nhai lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7. Tẩm urê, amoniac vào trong các sợi cellulose bằng cách xử lý rơm rạ trong điều kiện đặc biệt hoặc với rỉ mật đƣờng. Với các phƣơng pháp trên việc sử dụng urê sẽ an toàn và cho hiệu quả cao.

Dạng urê dùng làm thức ăn cho trâu bò thƣờng là dạng tinh thể chứa 44 - 46% N, cũng có dạng dung dịch chứa 400 g urê/lít hoặc 184 g nitơ/lít. Sử dụng urê không hợp lý hoặc quá liều có thể gây ngộ độc urê.

Liều 30g urê/100kg thể trọng cho uống 1 lần/ngày có thể gây chết hay ngộ độc mạnh nếu con vật nhịn đói hoặc ăn ít thức ăn gluxit để lên men nhƣ bột, đƣờng. Nếu urê dùng với khẩu phần giàu ngũ cốc thì liều urê gây độc trên 50g/100kg thể trọng.

Dấu hiệu bị ngộ độc xuất hiện rất sớm (chỉ 1/2 giờ sau khi ăn), nồng độ amoniac dịch dạ cỏ đạt tới 1.000mg/l. Biểu hiện ngộ độc urê là tiết rất nhiều nƣớc bọt quanh mồm, khó thở, thần kinh bị kích thích và chết.

Chữa độc urê bằng cách cho uống 5 - 7 lít dung dịch dầu dấm (chứa 5 % axit axetic và dầu thực vật).

1.2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN SỬ DỤNG PHỤ PHẨM CÔNG, NÔNG NGHIỆP LÀM THỨC ĂN CHO BÒ NGHIỆP LÀM THỨC ĂN CHO BÒ

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc

Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò thịt và áp dụng trong các gia đình nông dân ở các nƣớc đang phát triển, các nhà khoa học chăn nuôi đã nghiên cứu việc sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò.

Từ những năm 1970, việc nghiên cứu xây dựng các khẩu phần thích hợp cho từng đối tƣợng bò đã đƣợc Viện Chăn nuôi tiến hành với các kết quả khả quan, đƣợc tổng hợp trong cuốn “Nuôi bò thịt” do Lê Viết Ly làm chủ biên [18].

Frands Dolberg và Peter Finlayson, 1990 (Vũ Văn Nội, 1994) [23] đã tiến hành ủ rơm để nuôi bò thịt ở Trung Quốc, theo dự án FAO (1990-1992).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tác giả cũng sử dụng protein thoát qua dạ cỏ để nâng cao khả năng hấp thu protein (khô dầu bông) đã cho kết quả tăng trọng từ 608 g ± 198 - 173 g ± 90 so với 1027 con bò của 312 gia đình trong 12 làng tại 4 vùng Huaiyang, Shanshiu, Beixiang, Ding Xing.

Nguyễn Quốc Đạt, 1991 [59] sử dụng tảng liếm urê - rỉ mật cho bò cái lai hƣớng sữa hậu bị nhận thấy bò đƣợc bổ sung tăng trọng 470 g/con/ngày.

Vũ Văn Nội và cs, 1994 [23] trong điều kiện chăn thả còn hạn chế, bổ sung thêm rơm ủ urê và bánh dinh dƣỡng (MUB) có hàm lƣợng bột cá 20%, bê lai F1 hƣớng thịt tăng trọng đạt 402 - 429 g/con/ngày, trong khi nuôi quảng canh chỉ đạt 210 - 240 g/con/ngày.

Lê Viết Ly (1995) [18] đã thí nghiệm bổ sung thức ăn cho bò lai hƣớng thịt tại Hà Tam - Gia Lai và An Nhơn -Bình Định là sử dụng rơm ủ urê 4 % và 2 loại tảng liếm urê rỉ mật MUB. Ở mỗi địa điểm 15 bê thịt đồng đều về tuổi, tính biệt, giống, khối lƣợng đƣợc phân vào 3 lô, mỗi lô 5 con. Kết quả 2 thí nghiệm sau 3 tháng cho thấy: Bê F1 hƣớng thịt (gồm Red Sindhi, Charolais, Limousine, Hereford, Simmental, Santa Gertrudis) nuôi chăn thả quảng canh tăng trọng thấp 0,21 đến 0,24 kg/con/ngày, nếu đƣợc ăn bổ sung thêm rơm ủ u rê + tảng liếm MUB tăng trọng sẽ tốt hơn 0,386 đến 0,429 kg/con/ngày (Hà Tam) và 0,342- 0,402 kg/con/ngày (Bình Định) vƣợt hơn 60 % so với chăn thả quảng canh.

Lê Viết Ly (1995) [18] nghiên cƣ́u sƣ̉ dụng bột hạt bông , rỉ mật , rơm xƣ̉ lý 4% urê và rơm không xƣ̉ lý urê bổ sung cho bò lai vào mùa khô cho thấy, sau 6 tháng thí nghiệm bò đƣợc bổ sung hạt bông , rỉ mật, rơm xƣ̉ lý 4% urê tăng trọng bình quân 568 g/con/ngày và lô bổ sung hạt bông , rỉ mật và rơm không xƣ̉ lý urê tăng trọng 454 g/con/ngày, trong khi lô không bổ sung chỉ tăng trọng 157 g/con/ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sử dụng NaOH kiềm hóa bã mía, sử dụng rơm, lúa mì, hạt bông đã đƣợc tiến hành thành công và xây dựng khẩu phần vỗ béo bò lai hƣớng thịt với quy mô lớn tại Trung Quốc. Với lƣợng hạt bông cho ăn từ 1,5 - 2 kg/con/ngày, bò tăng khối lƣợng bình quân 781 - 892 g/con/ngày (Lê Viết Ly, 1995) [18]. Tại đây đã có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật xử lý rơm nhƣ phƣơng pháp amoniac hóa rơm... đồng thời đƣa ra một số công nghệ vỗ béo bò thịt sử dụng các loại thức ăn khác nhau đạt hiệu quả kinh tế.

Nguyễn Quốc Đạt và cs (1998) [7] Nghiên cứu rơm ủ urê 4% trong 14 và 21 ngày cho thấy: Hàm lƣợng protein tổng số tăng cao nhất sau 14 ngày ủ (10,5%), sau 21 ngày tăng 6,43% protein thô. Ủ rơm với 4% urê có ảnh hƣởng rõ rệt đến cấu trúc xơ: xơ không hòa tan trong dung dịch trung tính giảm 2,04%, lignin giảm 2,81%; hemicellulose và cellulose tăng tƣơng ứng là 0,51 và 0,25 trong vật chất khô. Tác giả đề nghị nên sử dụng rơm ủ với 4% urê cho bò nên bắt đầu cho ăn từ ngày thứ 14 - 21.

Ngƣời ta thƣờng dùng urê nhƣ một nguồn amoniac để xử lý rơm. Rơm xử lý urê đã tăng đƣợc gấp đôi N tổng số (từ 3 - 5% lên 9 - 10%), tăng đƣợc gấp đôi protein ở ruột non, tỷ lệ tiêu hóa và lƣợng tiêu thụ thức ăn cũng tăng lên (Lƣu Kỷ, 1996; Bùi Đức Lũng, 1999) [16] [17].

Trong những năm 1998 - 2000, tiểu phần “Nghiên cứu sử dụng các phế phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi bò thịt” của Dự án “Chăn nuôi bò thịt có lãi ở Việt Nam” (Vũ Chí Cƣơng và cs, 2001) [5] đã cho thấy với khẩu phần vỗ béo bằng rỉ mật đƣờng (45% chất khô của khẩu phần) kết hợp với hạt bông và rơm khô không cần cỏ xanh, bò lai Sind có thể tăng trọng trong giai đoạn vỗ béo từ 650 - 700 g/con/ngày, trong khi đó nuôi bò đại trà chỉ tăng trọng 300 - 400 g/con/ngày.

Nguyễn Bá Mùi , Nguyễn Ngọc Đƣ́c , 2000 [22] đã nghiên cƣ́u mƣ́c bổ sung urê thíc h hợp trong khẩu phần ăn của bò thịt có sƣ̉ dụng bã dƣ́a ủ chua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho biết việc bổ sung urê đã làm tăng lƣợng thƣ́c ăn và lƣợng protein thô thu nhận của bò so với khi thay thế 40% cỏ voi bằng bã dứa ủ chua không bổ sung urê. Nuôi bò bằng khẩu phần cơ sở (40% bã dứa ủ chua , 60% cỏ voi tƣơi) đƣợc bổ sung 1%, 2%, 3% urê (tính theo VCK của bã dứa ủ chua ) cho tốc độ tăng trọng cao hơn tƣ̀ 60 - 162 g/con/ngày so với khẩu phần cơ sở không đƣợc bổ sung ur ê (P<0,05). Với mƣ́c bổ sung 3% urê (tính theo VCK của bã dứa ủ chua ) cho tốc độ tăng trọng cao hơn và chi phí thƣ́c ăn trên 1 kg tăng trọng thấp hơn so với các mƣ́c bổ sung 1% và 2% urê.

Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly, 2001 [6] cho biết khi thay thế 60% cỏ xanh hoặc 100% cỏ xanh bằng lá sắn ủ chua trong khẩu ph ần bò sữa, năng suất sữa và chất lƣợng sữa vẫn đảm bảo nhƣ bò đƣợc ăn 100% cỏ tƣơi.

Hoàng Thanh Vân (2002) [38] nghiên cứu sử dụng men vi sinh ủ với bã sắn tƣơi (bã sắn 80%, cám gạo 20%, sunphatamon 3%, urê 0,5% với 2% nấm mục trắng và 1% nấm men) trong 44 giờ thu đƣợc sản phẩm sinh khối có hàm lƣợng protein thô là 7,2% tăng 3,9% so với trƣớc khi ủ. Khi sử dụng cho bò lai Sind (khẩu phần 5 kg/con/ngày) thì tăng trọng bình quân là 32,07 kg/60 ngày, tăng hơn lô đối chứng là 77,77%.

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch, 2004 [36] khi theo dõi sự biến đổi thành phần hóa học của rơm xử lý bằng urê và vôi với mức urê: 0%, 2%, 4%; mức CaO: 0%, 3%, 6% và thời gian ủ là 21 ngày, cho thấy hàm lƣợng N tăng lên rõ rệt, hàm lƣợng NDF, hemicellulose giảm.

Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Hùng, Đặng Vũ Bình (2004) [14] khi sử dụng rơm lúa và thân áo ngô sau thu hoạch có ủ urê 4% để nuôi bò lai Sind giai đoạn xuất chuồng cho tăng khối lƣợng 758 - 784 g/con/ngày; thành phần hóa học của thịt bò mổ khảo sát đạt yêu cầu về chất lƣợng.

Vũ Chí Cƣơng và cs, 2007 [4] khi sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp nhƣ rơm, cây ngô sau thu hoạch, lõi ngô, bẹ bắp với khẩu phần rỉ mật cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(38%), bò ở 4 lô thí nghiệm cho tăng khối lƣợng tƣơng ứng: 583, 625, 795 và 839 g/con/ngày.

Trần Thị Hoan, Nguyễn Thị Liên, Từ Trung Kiên, 2007 [12] Khi nghiên cƣ́u ảnh hƣởng của thƣ́c ăn xanh đến năng suất chất lƣợng của bò sƣ̃a cho thấy:

Khi nuôi bò sữa bằng thức ăn ủ xanh với mức 10kg và 15kg trong khẩu phần ăn đã làm tăng sản lƣợng sữa, chất lƣợng sữa vẫn bảo đảm và không làm tăng chi phí thức ăn/1kg sữa. Sản lƣợng trong 120 ngày và chi phí thức ăn cho 1kg sữa của các lô tƣơng ứng nhƣ sau: Đối chứng: 1143,6kg và 2229 đồng; thí nghiệm 1: 1179,6kg và 2212 đồng; lô thí nghiệm 2; 1172 kg và 2249 đồng. Trong hai mức cho ăn cỏ ủ xanh thì mức 10/kg/con/ngày có năng suất, chất lƣợng sữa tốt hơn mức 15kg/con/ngày; chi phí thức ăn/1kg sữa cũng thấp hơn. Hàm lƣợng vật chất khô, lipit, khoáng tổng số, xơ tổng số của cỏ voi ủ xanh cao hơn đôi chút so với cỏ voi tƣơi nhƣng hàm lƣợng protein của cỏ voi ủ xanh thì lại thấp hơn so với cỏ voi tƣơi (2,85% so với 3,19%).

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Việc chế biến , bảo quản và sử dụng phụ p hẩm nông nghiệp , phụ phẩm gia súc, phụ phẩm thủy hải sản làm thức ăn chăn nuôi bằng phƣơng pháp làm giảm độ pH đã đƣợc nghiên cứu từ rất sớm . Các phƣơng pháp sử dụng để bảo quản phụ phẩm là việc bổ sung vào trong đó cá c loại acid vô cơ hay hƣ̃u cơ và phƣơng pháp sinh học .

Nhiều nghiên cứu về các biện pháp xử lý thức ăn giàu xơ đã và đang đƣợc thực hiện ở một số nƣớc đang phát triển nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, ... bằng các biện pháp vật lý, hóa học, sinh học để nâng cao chất lƣợng phụ phẩm bao gồm: xử lý xút NaOH theo phƣơng pháp Beckman, phƣơng pháp nhúng, xử lý bằng khí NH3 hoặc dùng NH3 lỏng (Leng, 2003) [51].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Floulker và Preston , 1978 (Nguyen Thi Loc và Cs , 2000) [57], đánh giá ngọn lá sắn tƣơi là nguồn protein và xơ bổ sung vào một khẩu phần lỏng gồm nƣớc và rỉ mật để vỗ béo bò , sinh trƣởng tuyệt đối đạt trên 800 g/ngày, ngọn lá sắn là nguồn protein “thoát qua” tốt hơn dây lá khoai lang .

Hiện nay , phƣơng pháp đƣợc ƣ́ng dụng phổ biến và tiện lợi hơn là sƣ̉ dụng phƣơng pháp sinh học (sản sinh acid lactic nhờ hoạt động phân giải đƣờng của vi khuẩn ). Ƣu điểm chủ yếu của sƣ̣ lên men là sƣ̣ sản sinh acid lactic, acid propionic và giảm chi phí hơn so với việc sƣ̉ dụng các acid vô cơ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng bã dong riềng làm thức ăn bổ sung nuôi bò thịt tạ i huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 40 - 103)