Kết quả xác định tỷ lệ tiêu hóa bã dong riềng trƣớc và sau chế biến trong

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng bã dong riềng làm thức ăn bổ sung nuôi bò thịt tạ i huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 70 - 73)

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

3.2.4. Kết quả xác định tỷ lệ tiêu hóa bã dong riềng trƣớc và sau chế biến trong

biến trong thí nghiệm invitro

Để đánh giá chất lƣợng của bã dong riềng qua công thức chế biến, bảo quản ủ có bổ sung 1% NaCl và urê (0%, 3%, 4%, 5%) ở các công thức, bên cạnh việc phân tích thành phần hóa học ở trên, chúng tôi đã nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hóa trong các mẫu trƣớc và sau chế biến bằng thí nghiệm invitro trên thiết bị Incubator Daisy II theo quy trình công nghệ của hãng Ankom (Mỹ).

Dịch dạ cỏ sử dụng trong nghiên cứu invitro đƣợc lấy trên bò đặt lỗ dò dạ cỏ. Bò đặt lỗ dò là bò đực lai Sind đang trong thời kỳ sinh trƣởng. Trong giai đoạn chuẩn bị bò đƣợc đặt lỗ dò, sau khi sức khỏe ổn định chúng tôi cho bò ăn khẩu phần sinh trƣởng: gồm cỏ xanh ăn tự do và bổ sung 1kg bột hỗn hợp tinh chứa 11% protein thô trong thời gian 15 ngày để ổn định tiêu hóa dạ cỏ sau đó thu dịch dạ cỏ qua lỗ dò để làm thí nghiệm invitro.

Thí nghiệm invitro gồm 4 bình phân hủy (tƣơng đƣơng 4 lần nhắc lại đồng thời) mỗi công thức ủ, mẫu đƣợc đƣa vào 4 túi lọc và đặt cả vào 4 bình phân hủy có chứa dung dịch dạ cỏ và và dung dịch đệm (pH đƣợc điều chỉnh chuẩn 6,8), chế độ đảo 2 lần/3 phút (mô phỏng điều kiện lên men trong dạ cỏ bò). Tính từ khi đƣa mẫu vào bình chứa, sau 48 giờ mẫu đƣợc lấy ra và rửa dƣới vòi nƣớc chảy tới trong và đem sấy tới khối lƣợng không đổi để xác định tỷ lệ vật chất khô trong túi mẫu đã bị đã bị phân giải trong thời gian lƣu mẫu.

Kết quả xác định tỷ lệ phân giải invitro của bã dong riềng trƣớc và sau chế biến đƣợc trình bày ở Bảng 3.5.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.5. Tỷ lệ tiêu hóa bã dong riềng trƣớc và sau chế biến trong thí nghiệm invitro

Tỷ lệ tiêu hóa

Công thức

Số lƣợng

(n)

%IVTD so với mẫu %IVTD so với VCK

± m Cv(%) ± m Cv(%) Bã không ủ 4 53,79a ± 0,83 3,09 49,98a ± 0,92 3,68 ĐC 4 56,95a ± 1,03 3,61 54,47a ± 1,09 4,02 CT1 4 58,05a ± 0,95 3,29 54,95a ± 1,05 3,83 CT2 4 63,74b ± 0,80 2,52 61,81b ± 0,81 2,63 CT3 4 57,56a ± 1,28 4,44 54,46a ± 1,36 4,99

(Các số trung bình trên cùng một cột có số mũ là các chữ cái khác nhau thì có ý nghĩa thống kê P < 0,001)

Để minh họa rõ hơn chúng tôi sử dụng Hình 3.4 mô tả tỷ lệ tiêu hóa invitro của các công thức chế biến.

0 10 20 30 40 50 60 70 Bã không ủ ĐC C T 1 C T 2 C T 3

%IVTD mẫu %IVTD VCK

Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ tiêu hóa invitro của các công thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả Bảng 3.5 cho thấy thời gian lƣu mẫu 48 giờ ở tất cả các công thức, các vật chất dinh dƣỡng trong các túi mẫu đƣợc đã bị VSV lên men phân giải với tỷ lệ đáng kể từ mức thấp nhất thấp nhất là 53,79% (Bã không ủ) tới mức cao nhất 63,74% (CT2) tính theo khối lƣợng mẫu đặt ở trạng thái ban đầu. Còn nếu tính theo hàm lƣợng vật chất khô trong mẫu thì tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô thấp nhất là 49,98% của bã không ủ và cao nhất là 61,81% ở CT2.

Nhƣ vậy với mẫu là bã không ủ thì tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô là thấp nhất, việc bổ sung 1% NaCl vào công thức ủ ĐC đã có tác dụng nâng cao tỷ lệ tiêu hóa lên 56,95% và 54,47% (ứng với 2 trạng thái mẫu). Ở các công thức có sử dụng muối và bổ sung thêm urê, tỷ lệ tiêu hóa tăng dần theo mức urê bổ sung. Ở công thức CT1 có 1% NaCl và 3% urê thì tỷ lệ tiêu hóa tƣơng ứng đạt 58,05% và 54,95%. Công thức CT2 có 1% NaCl và 4% urê tỷ lệ tiêu hóa đạt cao nhất (tỷ lệ tiêu hóa mẫu 57,56%; tỷ lệ tiêu hóa VCK 54,46%) (có độ tin cậy thống kê với P < 0,001).

Riêng công thức CT3 có 1% NaCl và có mức bổ sung urê cao nhất (5%) thì tỷ lệ tiêu hóa có phần giảm đi so với CT2. Chỉ đạt tỷ lệ tiêu hóa 54,46% và 57,76% tƣơng ứng với 2 trạng thái mẫu (không có sự sai khác thống kê so với các công thức khác).

Theo chúng tôi tỷ lệ bổ sung urê 5% là cao vì tới ngày ủ thứ 30 pH vẫn duy trì ở mức cao 7,72. Trị số pH này của mẫu ở CT3 có thể ảnh hƣởng xấu làm thay đổi trị số pH ổn định của dạ cỏ theo hƣớng tăng cao hơn trị số sinh lý bình thƣờng. Chúng tôi không có điều kiện kiểm tra giả thiết này vì thí nghiệm invitro không cho phép mở bình khi chạy mẫu, vả lại giả thiết trên chỉ đƣợc đƣa ra để giải thích cho hiện tƣợng giảm tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô sau khi xác định đƣợc. Tuy nhiên lý luận về sinh lý tiêu hóa dạ cỏ cũng đã chỉ rõ, pH thích hợp cho lên men dạ cỏ chỉ ở khoảng trung tính hoặc acid yếu 6,4 - 7,1 (Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, 2006) [33].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả về tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô cao nhất ở trên thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Kim Cƣơng và cs, 2000 [3] nghiên cứu tỷ lệ tiêu hóa insaco của rơm. Khi ủ rơm với 4% urê thì tỷ lệ phân giải chất khô insaco của rơm giống CR203 tăng từ 44,27% (rơm không ủ) lên 64,59% ở 72 giờ ủ, giống C70 tăng từ 44,50% (chƣa ủ) lên 63,9% ở 72 giờ ủ.

Tóm lại: Từ các kết quả phân tích về thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và diễn biến pH của các công thức chế biến bã dong riềng. Chúng ta có thể thấy rằng CT2 cho kết quả tốt nhất, điều này có nghĩa rằng chúng tôi sẽ sử dụng công thức ủ CT2 để thử nghiệm trong sản xuất, tức là sử dụng bã dong riềng ủ với 1% muối ăn, 4% urê trong thời gian 14 ngày đem ra sử dụng làm thức ăn bổ sung cho bò.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng bã dong riềng làm thức ăn bổ sung nuôi bò thịt tạ i huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)