Các chỉ sốcảm quan của các công thức chế biến bã dong riềng

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng bã dong riềng làm thức ăn bổ sung nuôi bò thịt tạ i huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 69 - 70)

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

3.2.3.Các chỉ sốcảm quan của các công thức chế biến bã dong riềng

Các chỉ số cảm quan của các công thức chế biến đƣợc thể hiện ở Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Các chỉ số cảm quan của các công thức sau 30 ngày thí nghiệm Công thƣ́c Màu sắc Mùi Tỷ lệ hỏng

(%)

Bã không ủ Nâu vàng Hăng chát 75%

ĐC Hơi nâu Mùi chua 0

CT1 Nâu Hơi khai 0

CT2 Nâu Khai 0

CT3 Nâu Khai 0

Bã không ủ có màu nâu vàng và mùi hăng chát là màu, mùi nguyên thủy của bã dong riềng chƣa đƣợc chế biến. Sau 30 ngày thí nghiệm tỷ lệ hỏng lên đến 75% do vi khuẩn xâm nhập làm thối mốc và xơ cứng.

Công thức ĐC có màu hơi nâu và có mùi chua là mùi đặc trƣng của môi trƣờng acid nhẹ (kết quả hoạt động của vi khuẩn yếm khí chuyển hóa đƣờng thành acid lactid, acid acetic), trong suốt thời gian thí nghiệm tỷ lệ hỏng 0%, do có môi trƣờng acid và yếm khí nên vi khuẩn gây hại không xâm nhập đƣợc.

Các công thức CT1, CT2, CT3 đều có màu nâu và mùi khai, là mùi đặc trƣng của khí amoniac sinh ra do quá trình chuyển hóa urê. Tỷ lệ hỏng 0%, do có môi trƣờng kiềm nhẹ và yếm khí nên thức ăn đƣợc bảo quản tƣơng đối tốt. Kết quả này khẳng định urê trong quá trình ủ đã giải phóng ra amoniac và amoniac này có tác dụng tốt trong việc ức chế nấm mốc phát triển (Nguyễn Xuân Trạch, 1998) [58].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua các phân tích trên ta thấy rằng các công thức ĐC, CT1, CT2 và CT3 đều có thể sử dụng để chế biến, bảo quản bã dong riềng làm thức ăn dự trữ cho gia súc nhai lại cho thời điểm thiếu thức ăn, đặc biệt là vụ đông.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng bã dong riềng làm thức ăn bổ sung nuôi bò thịt tạ i huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 69 - 70)