Thành phần hóa họccủa các công thức chế biến bã dong riềng

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng bã dong riềng làm thức ăn bổ sung nuôi bò thịt tạ i huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 65 - 66)

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1.Thành phần hóa họccủa các công thức chế biến bã dong riềng

Để xác định thành phần hóa học của các công thức chế biến bã dong riềng, chúng tôi tiến hành phân tích các mẫu ở ngày ủ thứ 14 (thời gian bắt đầu sử dụng để chăn bò), riêng bã không ủ đƣợc phân tích trƣớc khi chế biến theo các công thức ủ. Kết quả đƣợc mô tả ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thành phần hóa học của bã dong riềng (% so với mẫu ban đầu)

Loại thức ăn DM CP CF ADF NDF Ash

Bã không ủ 24,80 0,46 3,51 4,68 8,73 0,97 ĐC 24,22 0,61 3,70 5,53 10,07 0,83 CT1 21,42 1,28 3,53 5,57 10,25 0,97 CT2 22,91 1,50 3,90 6,29 9,73 0,99 CT3 23,62 1,56 3,70 5,87 9,81 1,01 Bã bột sắn ƣớt* 18,00 0,46 1,51 - - 0,49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua kết quả phân tích ta thấy bã dong riềng có hàm lƣợng VCK, xơ thô và khoáng tổng số cao hơn bã bột sắn ƣớt, cụ thể là VCK cao hơn 6,8%; xơ thô cao hơn 3,00% và khoáng tổng số cao hơn 0,48%.

So với bã không ủ thì các công thức chế biến: ĐC, CT1, CT2, CT3 tỷ lệ protein thô, xơ thô, ADF và NDF đều tăng lên. So với công thức ủ ĐC, các công thức CT1, CT2, CT3 protein thô, tỷ lệ xơ thô cao hơn, tuy nhiên ADF và NDF cũng cao hơn.

Tỷ lệ protein thô đạt cao nhất ở công thức CT3 (1,56%) sau đó đến công thức CT2 (1,50%), tăng lên tƣơng ứng 1,1% và 1,04% protein thô so với bã không ủ (0,46%), so với công thức ĐC (0,61% protein thô) thì CT3 và CT2 cao hơn tƣơng ứng là 0,95%, 0,89%. Tỷ lệ xơ cao nhất ở công thức CT2 (3,90% xơ thô), công thức CT3 (3,70% xơ thô).

So với ủ rơm với 4% urê thì ủ bã dong riềng với 4 - 5% urê làm tăng lƣợng protein thô thấp hơn. Theo kết quả nghiên cứu Phạm Kim Cƣơng và cs, 2000 [3] khi ủ rơm với 4% urê giống CR203 làm tăng protein từ 5,65% (chƣa ủ) lên 13,47% sau khi ủ, giống C70 tăng protein từ 5,12% (chƣa ủ) lên 12,88% sau khi ủ. Tỷ lệ xơ thô của 2 giống rơm cũng tăng lên.

Kết quả phân tích cho thấy chế biến bã dong riềng ở công thức CT2 và CT3 cho kết quả tốt nhất do tăng tỷ lệ protein thô và xơ cao nhất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng bã dong riềng làm thức ăn bổ sung nuôi bò thịt tạ i huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 65 - 66)