Kinh nghiệm của một số DN xuất khẩu đồ gỗ sang

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu đồ gỗ sang hoa kỳ của công ty TNHH một thành viên trúc vi (Trang 28 - 31)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.4 Kinh nghiệm của một số DN xuất khẩu đồ gỗ sang

1.4.1 Kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc:

+ Về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm: Các doanh nghiệp xuất khẩu sản

phẩm gỗ Trung Quốc sang Hoa kỳ luôn hướng đến ngay việc xây dựng thương hiệu riêng cho mình, hầu hết các sản phẩm của họ đều có thương hiệu riêng, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc đều xuất trực tiếp sang Hoa Kỳ, họ không bán hàng qua nhà phân phối trung gian nước ngoài.

+ Về công nghệ cho sản xuất: Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản

xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Trung Quốc đã biết tận dụng những cơ hội tốt từ việc gia nhập WTO, đồng thời biết nhanh chóng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất và chuyển giao máy móc cơng nghệ tiên tiến, hiện đại. Từ đó, họ đã sản xuất ra những sản phẩm vừa có chất lượng tốt, giá thành rẻ, vừa có mẫu mã đẹp, đáp ứng đúng gu yêu cầu cao về chất lượng của người tiêu dùng Hoa Kỳ.

+ Về sản xuất sản phẩm: Sản phẩm họ làm ra ln có sự kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau trên cùng một sản phẩm. Chính vì vậy, mà sản phẩm của họ vừa tiết kiệm được nguyên liệu, vừa làm tăng tính đa dạng cho sản phẩm. Đặc biệt, là sản phẩm luôn được cách tân, tiện lợi, mẫu mã đẹp, đa dạng về chủng loại, thông tin trên sản phẩm được thể hiện rất chi tiết, rõ ràng về nguyên liệu được sử dụng, điều kiện bảo hành, thời hạn bảo hành và ngôn ngữ luôn được thể hiện bằng Ngữ Anh tạo cảm giác thân thiện với người tiêu dùng Hoa Kỳ.

+ Về giá bán sản phẩm: Các DN Trung Quốc ln duy trì giá bán ổn định, rẻ. + Về công tác Marketing tại thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ: Các doanh nghiệp Trung Quốc luôn theo dõi, thu thập, nắm bắt rất chặt chẽ sự biến động, thay đổi của thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ trên tất cả các khía cạnh như: Thị hiếu, các phản ứng , các xu hướng, thị hiếu mới của khách hàng. Họ thường xuyên tổ chức đi khảo sát thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ. Đặc biệt, đối với các kỳ hội chợ về sản phẩm đồ gỗ được tổ chức tại Hoa Kỳ như: Hội chợ quốc tế về đồ gỗ và các loại đồ đạc ngoài trời (The International Casual Furniture & Accessories Market), hội chợ này được tổ chức vào tháng 9 hàng năm tại thành phố Chicago hay hội chợ đồ nội thất tại San Francisco tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 1 và tháng 7… các doanh nghiệp của Trung Quốc ln rất tích cực và chuẩn bị rất chu đáo khi tham gia. Vì vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc luôn đáp ứng đúng gu người tiêu dùng Hoa Kỳ.

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 16

1.4.2. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp trong nƣớc

Sản phẩm gỗ đã giữ vị trí số 4 trong 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam dường như vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ít chú trọng đến thương hiệu sản phẩm của mình trên trị trường. Và sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam cũng đã biết tận dụng những cơ hội mà tổ chức đã đem lại, đồng thời biết nhanh chóng đầu tư đổi mới cơng nghệ sản xuất và chuyển giao máy móc cơng nghệ tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên sự thay đổi này vẫn chưa diễn ra mạnh mẽ bởi thiếu vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, một số sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra vẫn chưa có chất lượng tốt lắm, cũng như mẫu mã chưa đáp ứng đúng gu yêu cầu cao về chất lượng của người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Nhờ tận dụng được nguồn nhân công siêng năng, khéo léo, sáng tạo nên sản phẩm của Việt Nam cũng có nhiều sự kết hợp nhiều nguyên liệu, sản phẩm thể hiện sự tinh xảo mà chỉ có Việt Nam làm ra. Tuy nhiên mẫu mã của sản phẩm chưa đa dạng và các doanh nghiệp Việt Nam về thiết kế mẫu mã cho sản phẩm của mình ít có được sự đầu tư thích đáng.

Về cơng tác marketing: Một số doanh nghiệp Việt Nam thấy được tầm quan trọng của công tác marketing nên họ cũng theo dõi, thu thập, nắm bắt rất chặt chẽ sự biến động, thay đổi của thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ. Nhưng một số doanh nghiệp vẫn cịn lạc hậu để nắm bắt thơng tin về thị trường.

1.4.3. Bài học rút ra từ việc tham khảo kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc và các doanh nghiệp trong nƣớc

Để đẩy mạnh được việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ phải hướng tới việc chủ động phát triển nguồn nguyên liệu trong nước mới là nền tảng cơ bản, chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, duy trì ổn định việc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước cung cấp nguyên liệu ổn định, hoặc đầu tư, kết hợp trồng rừng ở các nước có địa lý, khí hậu thích hợp với các nước láng giềng như: Lào, Campuchia. Phải xây dựng và phát triển thương hiệu riêng cho sản phẩm mỗi doanh nghiệp, xây dựng các kênh phân phối sản phẩm trực tiếp, hạn chế xuất khẩu, phân phối sản phẩm qua các nhà phân phối trung gian nước ngoài. Đầu tư đổi mới công nghệ, tiếp cận với công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được thị trường khó tính như Hoa Kỳ, sản phẩm mang nét đặc thù riêng,

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 17

mẫu mã đẹp, giá thành hạ mới có tính cạnh tranh cao với sản phẩm cùng loại các nước. Ngoài sản phẩm làm từ chất liệu gỗ thuần tuý, sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng cần phải có sự kết hợp với các vật liệu khác như: Đay, cối, vải… dồi dào trong nước, tạo điều kiện để tận dụng, phát triển các ngành phụ trợ có liên quan. Đồng thời sản phẩm cũng nên kết hợp với các vật liệu bằng kim loại: Như môm, inox…, sẽ làm nên các sản phẩm vừa có chất lượng vừa có giá bán và lợi nhuận cao. Về công tác Marketing tại trường đồ gỗ Hoa Kỳ phải luôn được thực hiện thường xuyên, liên tục và phải biết gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các Tổ chức, Hiệp hội trong nước, và nước ngồi. Đồng thời phải tích cực tham gia các kỳ hội chợ về sản phẩm gỗ, triển lãm hàng năm tại nước nhà và tại Hoa Kỳ, thường xuyên đi khảo sát thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ để từ đó sản xuất ra sản phẩm đáp ứng đúng gu tiêu dùng của người Mỹ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu đã lan tỏa nhanh và làm ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam nói chung và đối với việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố từ mơi trường bên ngoài và bên trong tác động đến doanh nghiệp sẽ là những yếu tố nền tảng quan trọng cho việc xây dựng nên các chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ. Thơng qua việc phân tích về tiềm năng, quy mơ, các kênh phân phối hàng đồ gỗ, các định chế và đòi hỏi của thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ, các chính sách thuế quan… ta thấy rằng Hoa Kỳ là thị trường rất lớn, rất nhiều tiềm năng đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam mà các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam cần phải xây dựng những chiến lược và đưa ra giải pháp cho sự phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu cho những năm sắp tới. Qua việc tìm hiểu về thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ, nghiên cứu, phân tích các kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Trung Quốc và một số doanh nghiệp trong nước sẽ rất bổ ích và là những cơ sở để đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ cho năm 2013 này và cho những năm sắp tới. Để hình thành chiến lược cần đánh giá xem tổ chức có thực hiện những biện pháp đúng đắn hay không và những hoạt động hiện tại của nó có thể thực hiện hiệu quả hơn bằng cách nào. Một tổ chức khơng có chiều hướng, chiến lược rõ ràng thì khó có thể tồn tại và phát triển được trong một ngành mà có sự cạnh tranh rất gây gắt như ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ hiện nay. Điều này sẽ được phân tích rõ, chi tiết tại chương 2.

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 18

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TRÚC VI SANG THỊ

TRƢỜNG HOA KỲ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu đồ gỗ sang hoa kỳ của công ty TNHH một thành viên trúc vi (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)