Sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu đồ gỗ sang hoa kỳ của công ty TNHH một thành viên trúc vi (Trang 51)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng

2.4.2.4 Sản phẩm thay thế

Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Hoa Kỳ những năm gần đây khoảng 5.2 tỷ USD/năm, người Mỹ có mức thu nhập cao, với mức tiêu dùng riêng cho đồ gỗ tại Hoa Kỳ sấp xỉ 1000USD/hộ/tháng. Đặc biệt, trong xã hội công nghiệp với mức sống rất cao như hiện nay, người Mỹ ngày càng có nhu cầu sử dụng đồ vật

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 39

bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhơm…. Bên cạnh đó, sản phẩm gỗ nói chung và mặt hàng đồ gỗ nội thất nói riêng càng làm tơ thêm vẻ đẹp cho khơng gian sống, học tập, làm việc cho người dân Mỹ và xu hướng đang lên của người tiêu dùng Mỹ là muốn gần gủi với thiên nhiên. Chính vì vậy, sản phẩm đồ gỗ ngày càng trở nên rất cần thiết cho cuộc sống, lao động, học tập của họ. Do đó, sản phẩm thay thế ít có khả năng tác động nhiều đến sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, do đặc điểm nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm, ý thức về bảo vệ môi trường của khách hàng ngày càng tăng nên bên cạnh việc sử dụng đồ gỗ thuần túy thì một xu hướng đang gia tăng là sử dụng đồ gỗ có kết hợp những chi tiết bằng vật liệu khác như: Kim loại, kính, nhựa, da, vải … Việc kết hợp giữa nguyên liệu gỗ và các vật liệu khác vừa làm tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm, vừa làm tăng giá trị cho sản phẩm, đồng thời đáp ứng cho nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đối với sản phẩm gỗ đang là xu hướng ngày càng tăng. Đây là điểm cần lưu ý đối với doanh nghiệp trong việc kết hợp nhiều nguyên phụ liệu, vật liệu khác nhau trên cùng một sản phẩm, vừa tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, tận dụng các nguyên phụ liệu rẻ tiền, dồi dào trong nước như: Mây, tre, đay…, vừa góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm xuất khẩu.

2.4.2.5. Tình hình nội bộ cơng ty 2.4.2.5.1. Nguồn nhân lực

Việt Nam là một nước đông dân (trên 82 triệu dân) và có dân số trẻ (chiếm trên 50%). Lực lượng lao động này rất dồi dào, và siêng năng, khéo tay, cần cù, chịu khó, nhanh nhẹn, và có khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ. Với một thuận lợi to lớn này đã giúp cho cơng ty có được chất lượng cao tương đối và đủ điều kiện cạnh tranh về giá để bước vào các thị trường lớn. Đặc thù trong Ngành chế biến gỗ, nguyên liệu và công nghệ sản xuất chiếm khoảng 60-70% giá trị chế biến, phần còn lại là do tay nghề của người lao động tạo ra. Các sản phẩm của cơng ty có tính vượt trội về độ tinh xảo so với các sản phẩm từ Trung Quốc, Malays, Indonesia…khi chúng được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ.

Với mức giá nhân công rẻ ở Việt Nam đã tạo cho cơng ty có một lợi thế cạnh tranh lớn so với các nước trong khu vực, đặc biệt là cạnh tranh trực tiếp với chi phí nhân cơng lao động của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, trong việc làm ra sản phẩm gỗ xuất sang thị trường Hoa Kỳ

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 40

động trực tiếp còn thấp, chủ yếu mới tốt nghiệp trung học cơ sở. Số lượng cơng nhân có tay nghề được đào tạo có bài bản về khai thác và chế biến sản phẩm gỗ bị thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Vì vậy, cơng ty phải đào tạo lại tay nghề cho công nhân. Điều này dẫn đến chi phí đào tạo lao động cao, trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật hiện đại của lao động còn thấp, tác phong cơng nghiệp cịn chậm, làm cho hiệu suất sản xuất không cao.

2.4.2.5.2. Nghiên cứu và phát triển

Hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp thì vẫn chưa tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên, doanh nghiệp cho rằng công tác nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải là thường xuyên, họ chỉ tiến hành nghiên cứu khi có ý định xâm nhập thị trường. Một số liệu điều tra của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam chỉ chưa đầy 10% doanh nghiệp là thường xun thăm dị thị trường nước ngồi, chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, 42 % số doanh nghiệp thỉnh thoảng mới có cuộc đi thăm thị trường và khoảng 20% không một lần đặt chân lên thị trường ngoài nước (theo

phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam)

Hiện tại, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ chưa chú ý đến việc nghiên cứu sáng tạo mẫu mã. Sản phẩm gỗ do chính doanh nghiệp thiết kế chưa xuất hiện trên thị trường thế giới, sản phẩm gỗ “ Made in Viet Nam” của công ty vẫn chưa có mà chỉ những sản phẩm mô phỏng sản phẩm của đối thủ hay làm theo bản vẽ từ phía cơng ty đặt hàng. Đây là tín hiệu đáng bùn cho doanh nghiệp.

2.4.2.5.3. Công tác Marketing

Sản phẩm: Công ty chủ yếu đi nhận hợp đồng theo bản vẽ từ các công ty đặt hàng Mỹ hoặc mơ phỏng lại kiểu dáng sản phẩm sẵn có. Việc đầu tư nghiên cứu có bài bản chưa thật sự được quan tâm đúng mức, dẫn đến tính cạnh tranh cho sản phẩm gỗ “Made in Vietnam” của công ty bị yếu so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan…

Phân phối: Việc thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm gỗ tại thị trường Hoa Kỳ đang gặp nhiều khó khăn, do chi phí cho việc trực tiếp xây dựng các đại lý, hệ thống siêu thị quá đắt so với khả năng tài chính nhỏ bé của cơng ty. Mặt khác, cơng ty chỉ có nguồn thơng tin về thị trường Hoa Kỳ có được chủ yếu qua kinh nghiệm, truyền miệng, sách báo, ít các chuyến đi thực địa tại địa phương tiêu thụ sản phẩm.

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 41

Do đó, mà hoạt động phân khúc thị trường của cơng ty ở Mỹ cịn yếu, làm giảm hiệu quả của các hoạt động thâm nhập thị trường.

Xúc tiến: Hàng đồ gỗ của Việt Nam ít xuất hiện rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng ở thị trường Mỹ, do chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ rất cao. Hạn chế này bắt nguồn từ tiềm năng tài chính của cơng ty. Chất lượng truyền tin của cơng ty cịn ở trình độ thấp, giản đơn, của các tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp, quảng cáo về sản phẩm gỗ là các tập catalogue, brochure với nội dung cịn đơn điệu và khơng mang dấu ấn của quảng cáo chuyên nghiệp

Giá cả: Giá cả của các sản phẩm đồ gỗ của công ty tại thị trường Hoa Kỳ nhìn chung tương đối hợp lý, được người tiêu dùng Mỹ chấp nhận và giá cả cũng tương đối đa dạng, có đủ giá cả từ bình dân cho đến cao cấp, đây là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, giá cả của sản phẩm đồ gỗ của công ty đang cạnh tranh rất quyết liệt với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc.

2.4.2.5.4. Sản xuất, quản lý

Những năm trước đây, công ty sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ chủ yếu phát triển theo chiều rộng nay dồn vốn đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, máy móc sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo chữ tín với khách hàng và chủ động tìm kiếm khách hàng từ thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ để mở rộng việc tiêu thụ sản phẩm. Hiện tại, "Khả năng quản lý tài chính, quản trị của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tuy cơng ty ít chú ý đến việc nghiên cứu sáng tạo mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm nhưng công ty bây giờ cũng đã chú tâm nhiều về lãnh vực này so với những năm về trước". Trước đây, công ty thường chờ khách hàng, nay đã năng động tìm đến các nhà phân phối trong và ngoài nước mời gọi sử dụng sản phẩm đồ gỗ của cơng ty mình.

2.4.2.5.5. Cơng tác thơng tin

Hiện nay, nhìn chung doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ cịn mắc phải những hạn chế như: Thiếu thơng tin, tư tưởng thụ động chờ các đơn hàng còn phổ biến. Doanh nghiệp ít đi khảo sát, thăm dị thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ. Đây là thiếu sót rất lớn của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ chưa đáp ứng sát gu tiêu dùng, thị hiếu, nhu cầu mới về sản phẩm của người tiêu dùng người Mỹ. So với việc nghiên cứu thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ của các doanh nghiệp đồ gỗ Trung Quốc, Đài Loan đang hoạt động sản xuất tại

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 42

Việt Nam thì các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam nói chung và cơng ty nói riêng cịn bị lạc hậu.

2.5. Những tồn tại của công ty xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ

Thơng qua việc phân tích, đánh giá lại thực trạng của việc sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ của cơng ty, phân tích các yếu tố ảnh hưởng của môi trường bên ngồi và bên trong như: Kinh tế, Chính trị, Pháp luật, Văn hố Xã hội, môi trường tự nhiên, nhà cung cấp, người mua, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, các cơ hội, nguy cơ đang tác động trực tiếp đến việc xuất khẩu…Qua đó ta thấy được những tồn tại của công ty cần phải khắc phục. Những tồn tại của công ty là:

 Mẫu mã và kiểu dáng sản phẩm của công ty vẫn theo bản vẽ từ các công ty đặt hàng Mỹ hoặc mô phỏng lại kiểu dáng sản phẩm sẵn có

 Cơng tác Marketing và công tác thông tin của doanh nghiệp cho đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ còn yếu.

 Nguồn vốn của doanh nghiệp cho sản xuất, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ yếu và thiếu.

 Công tác nghiên cứu & phát triển (R&D) sản phẩm gỗ XK của DN sang Hoa Kỳ chưa được đầu tư đúng mức.

 Doanh nghiệp vẫn còn yếu về năng lực sản xuất sản phẩm gỗ XK sang Hoa Kỳ.

Nhận xét: Qua những tồn tại của công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam

sang thị trường Hoa Kỳ nêu trên. Ta thấy, doanh nghiệp cần phải tập trung vào phát huy tối đa các thế mạnh hiện tại của doanh nghiệp, của sản phẩm gỗ mà đã được người tiêu dùng Hoa Kỳ chấp nhận, ưa thích, đánh giá cao, đưa ra các giải pháp tiếp tục phát huy các thế mạnh của doanh nghiệp, sản phẩm chủ lực, sản phẩm hiện đang có thế mạnh, đồng thời khắc phục ngay các điểm yếu cịn đang tồn tại. Qua sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công ty đã nêu trên ta nhận thấy bốn vấn đề nhức nhói mà cơng ty cần quan tâm và đưa ra giải pháp khắc phục nó. Bốn vấn đề đó là:

 Cơng tác Marketing cũng như công tác thông tin về thị trường Hoa Kỳ vẫn chưa được đầu tư thích đáng và đúng mức.

 công ty chưa đề cao lĩnh vực sáng tạo và thiết kế ra sản phẩm mới mang giá trị cao và chất lượng tốt cho riêng doanh nghiệp.

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 43

 Cơng ty cần tìm nguồn cung ổn định cho sản xuất

 Nguồn nhân lực của công ty phải được nâng cao và phát triển

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của doanh nghiệp sang thị trường Hoa Kỳ trên tất cả các khía cạnh từ sản phẩm, kim ngạch, hình thức xuất khẩu, phân tích các yếu tố từ mơi trường bên ngồi và bên trong tác động đến công ty xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ, phân tích các yếu tố nội bộ doanh nghiệp. Qua đó cho ta thấy được tồn cảnh bức tranh về sự sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ của doanh nghiệp, cũng như những tồn tại của doanh nghiệp từ đó để doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ cần đưa ra giải pháp khắc phục xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ. Đặc biệt bốn vấn đề cần phải quan tâm, chú trọng đó là về cơng tác Marketing, cơng tác thơng tin; đa dạng hóa sản phẩm và mẫu mã; ổn định nguồn cung nguyên liệu để đưa ra những giải pháp, và nâng cao, phát triển nguồn nhân lực sao phù hợp với khả năng, lợi thế, thuận lợi riêng của doanh nghiệp. Tất cả những khó khăn đang tồn tại, những nguy cơ, thách thức, các điểm yếu… của doanh nghiệp sẽ đuợc khắc phục thông qua việc phân tích tổng thể ma trận SWOT, đưa ra từng chiến lược chi tiết và kèm theo các chiến lược là các giải pháp thực hiện. Chi tiết cụ thể về từng chiến lược, giải pháp thực hiện sẽ được nêu tại chương 3.

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 44

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA CÔNG TY TRÚC VI GIAI ĐOẠN

2010 – 2020

3.1. Mục tiêu của công ty

Mục tiêu ngắn hạn của công ty trong thời gian hiện tại là hoàn thiện bộ máy quản lý, phân công lại quyền hạn và chức năng của các phòng ban, xây dựng các biện pháp nhằm thúc đẩy tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh cũng như bộ máy tổ chức của công ty.

Huy động vốn cũng là mục tiêu hiện tại của công ty để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và qui mô hoạt động.

Mục tiêu dài hạn của công ty là mở rộng thị trường ra một số các nước còn lại trong thị trường Châu Âu, tiếp cận các thị trường tiềm năng khác như Châu Á.

Mở rộng ngành hàng sản xuất ra nhiều lĩnh vực, xây dựng được thương hiệu và chỗ đứng vững chắc trên thị trường mà không cần xuất bán thông qua nhà đại diện tại Mỹ.

Công ty đang hướng tới việc ổn định nguồn nguyên liệu bằng cách đầu tư trồng cây để tự khai thác. Nguồn gỗ tại Việt Nam ngày càng khan hiếm, các doanh nghiệp đa số đều phải nhập Gỗ từ nước ngoài về để sản xuất, điều này làm tăng giá thành sản phẩm và làm giảm tính cạnh tranh về giá các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam so với các nước khác như Trung Quốc và Canada.

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 45

3.2. MA TRẬN SWOT

SWOT

O- Những cơ hội

1. Tiềm năng thị trường đồ gỗ Mỹ rất lớn.

2. Quan hệ giữa VN và Mỹ đang phát triển tốt đẹp. 3. SP đồ gỗ VN đang được ưa chuộng và đánh giá về mặt chất lượng

4. Gia nhập WTO, cơng ty có nhiều cơ hội để tiếp cận công nghệ mới, SP không bị phân biệt đối xử… 5. VN ổn định về chính trị và kinh tế đang phát triển nhanh

6. Việc XK sản phẩm gỗ VN sang Hoa Kỳ đang được Chính phủ tạo điều kiện, khuyến khích phát triển.

T- Những nguy cơ

1. Áp lực thiếu hụt nguyên liệu cho SX và XK, chi phí nhập khẩu tăng cao. 2. SP đồ gỗ của VN đang cạnh tranh rất gây gắt tại Hoa Kỳ

3. SP đồ gỗ VN đang bị xuyên tạc. 4. Người tiêu dùng Hoa Kỳ luôn đòi hỏi chất lượng cao, tính thẩm mỹ của SP.

5. SP gỗ XK vào Hoa Kỳ được kiểm soát tương đối chặt chẽ.

S- Những điểm mạnh

1. Chi phí nhân cơng rẻ.

2. Người lao động VN tay nghề khéo léo, sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.

3. Giá bán sản phẩm tương đối rẻ.

4. Các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh. 5. Đội ngũ nhân viên luôn hết sức giúp công ty phát triển. 6. Ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đang khẳng định vị trí trên thị trường đồ gỗ quốc tế.

Kết hợp S-O

- S1, S2, S3 + O1 Mở rộng thị trường

- S5,S6 + O4 Nâng cao máy móc, thiết bị sản xuất

- S6, S4 + O1,O4 Nâng chất lượng SP

Kết hợp S-T

- S1, S2, S3 + T2, T3 Đa dạng hóa SP

- S4, S6 + T1 ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất

- S1, S2, S4, S6 + T2, T4, T5 nâng cao chất lượng SP, đa dạng hoá SP). -S2, S5 + T2, T5 Nâng cao và phát

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu đồ gỗ sang hoa kỳ của công ty TNHH một thành viên trúc vi (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)