Yếu tố khoa học, công nghệ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu đồ gỗ sang hoa kỳ của công ty TNHH một thành viên trúc vi (Trang 47)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng

2.4.1.3 Yếu tố khoa học, công nghệ

Sau gần sáu năm gia nhập WTO, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ càng có nhiều cơ hội để tiếp cận nhiều công nghệ mới. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ chỉ phát triển nhanh từ mốc thời điểm từ năm 2004 trở lại đây nên máy móc sản xuất chế biến gỗ tương đối được đầu tư mới, nhiều máy móc thiết bị và cơng nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 35

Theo kết quả thống kê từ việc thu thập số liệu thực tế ở 141 doanh nghiệp (90 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và 51 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi). Kết quả phân tích cho thấy tổng cộng có 90 doanh nghiêp có máy móc hiện đại (chiếm 63.8%), 26 doanh nghiệp có máy móc ở mức độ trung bình (chiếm 18.4%) và 25 doanh nghiệp máy móc cịn lạc hậu (chiếm 17.7%)

Nhìn chung, trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Hàn Quốc …và các doanh nghiệp trong nước có tên tuổi và đã khẳng định mình ở thị trường trong nước và quốc tế như: Công ty Khải Vy, Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, công ty Savimex, Tập đoàn Tiến Timper… còn lại đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác trong đó có cơng ty Trúc Vi có tốc độ đổi mới máy móc, cơng nghệ và trang thiết bị cho sản xuất diễn ra chậm, đầu tư máy móc chưa đồng đều, mức đầu tư còn thấp, đầu tư chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt mà chỉ đầu tư theo đơn hàng. Sự hạn chế và yếu kém về công nghệ sản xuất do thiếu vốn để đầu tư đổi mới máy móc ít nhiều cũng đã ra cho cơng ty nhiều khó khăn trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng và có độ bền cao, làm hạn chế khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan…. Đối với thị trường Hoa Kỳ nổi tiếng với tiêu chuẩn khắc khe về chất lượng, yêu cầu mẫu mã sản phẩm đa dạng, muốn chinh phục được thị trường Hoa Kỳ thì chỉ có cách là phải đổi mới nhanh cơng nghệ sản xuất. Vì vậy cơng ty cần thay đổi cơng nghệ của mình hiện đại hơn để tạo ra những sản phấm có giá trị cạnh tranh cao hơn. Và hoặc công ty đầu tư phân xưởng sản xuất ngay tại Hoa Kỳ, xuất bán thành phẩm từ các doanh nghiệp Việt Nam, sau đó hồn thành các cơng đoạn còn lại và tung ra thị trường. Cách làm này sẽ rất hay nhưng chi phí đầu tư mới nhà xưởng trên đất Mỹ sẽ rất cao, nhưng ngược lại sẽ nắm bắt được ngay các thay đổi về thị hiếu, nhu cầu của sản phẩm và nếu trong tương lai cơng ty có khả năng thực hiện được thì sẽ mang lại hiệu qủa cao.

2.4.1.4. Yếu tố mơi trƣờng tự nhiên

Việt Nam ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, thích hợp cho việc trồng và phát triển rừng nguyên liệu gỗ cho sản xuất. Trong những năm qua, mặc dù các ngành, các cấp đã có nhiều nỗ lực trong việc trồng rừng, đã thực hiện chương trình “ 5 triệu hecta rừng trồng”, và bảo vệ rừng nên diện tích rừng trồng ngày càng được gia tăng, diện tích rừng bị chặt phá, bị cháy đã giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, sản lượng gỗ khai thác vẫn chưa đủ đáp ứng cho sản xuất và vẫn phải tiếp tục nhập khẩu.

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 36

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn, diện tích rừng tự nhiên hiện có của Việt Nam là 9,9 triệu ha và 2,26 triệu ha rừng trồng. Tỷ lệ vốn rừng trên đầu người của ta còn thấp: 0,12 ha/người so với của thế giới là 0,97 ha/người. Nếu như năm 1990, Việt Nam khai thác bình quân 1,8 triệu m3 gỗ mỗi năm thì đến năm 2000, để đảm bảo mơi trường sinh thái và giữ được vốn rừng tự nhiên, việc khai thác gỗ đã hạn chế sản lượng còn 200.000- 300.000 m3/năm và sẽ còn giảm tiếp trong những năm tới. Diện tích rừng sản xuất có khả năng cung cấp cho chế biến gỗ chỉ còn khoảng 5 triệu ha, sản lượng gỗ có thể khai thác hàng năm khoảng 1 triệu m3. Nguồn nguyên liệu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên chỉ đáp ứng khoảng 15% cơng suất chế biến của tồn ngành gỗ ở Việt Nam

2.4.2. Phân tích mơi trƣờng bên trong 2.4.2.1. Các đối thủ cạnh tranh

Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Hoa Kỳ những năm gần đây khoảng 5.2 tỷ USD/ năm. Tính đến thời điểm ngày hơm nay, xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào Hoa Kỳ chỉ chiếm hơn 0,86% tỷ trọng tổng khối lượng nhập khẩu đồ gỗ nội thất vào thị trường này (nguồn: www.sgtt.vn).

Mặt hàng đồ gỗ nội thất (mã HTS94) như: Các loại tủ, bàn ghế trong nhà, bàn ghế văn phòng xuất khẩu sang Hoa Kỳ của công ty đang phải cạnh tranh gây gắt với các sản phẩm cùng loại ở trong và ngoài nước như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Inđơnêsia….

Trong nước có rất nhiều cơng ty lớn liên doanh với nước ngồi. Họ có tất cả những ưu thế tại Việt Nam như giá lao động thấp, chính sách ủng hộ xuất khẩu của chính phủ… Nhưng quan trọng là họ có vốn, năng lực cạnh tranh cao cũng như về việc trang bị thiết bị hiện đại, bắt kịp xu hướng thị trường. Vì vậy sức cạnh tranh trong nước cũng đầy thách thức đối với cơng ty.

Nhìn chung các sản phẩm nội thất này cũng đa dạng về chủng loại, giá cả tương đối hợp lý, giá ngang bằng với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc, được người tiêu dùng Hoa Kỳ chấp nhận và được đánh giá cao về mặt chất lượng. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ xét về khía cạnh năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, vốn…còn yếu. Doanh nghiệp thì yếu về năng lực tiếp thị, thiếu vốn cho việc đổi mới máy móc, trang thiết bị hiện đại, dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm bị yếu so với sản phẩm cùng loại của

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 37

Trung Quốc do có ưu thế về nguồn nguyên liệu phong phú, nhân công tương đối rẻ. Bên cạnh đó, nguồn ngun liệu gỗ của Việt Nam cịn hạn chế về chủng loại, ta vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, giảm sức cạnh tranh.

2.4.2.2. Khách hàng

Hoa Kỳ với tổng GDP năm 2010 đạt 14.660 tỷ USD, tính theo đầu người là 46.442 USD/người ( xếp hạng thứ 6 những nước có thu nhập GDP/ đầu người cao nhất trên thế giới) (nguồn: www.vneconomy.vn)

Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Hoa Kỳ những năm gần đây khoảng 5.2 tỷ USD/năm. Theo Bộ Thương mại, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Mỹ trong 5 tháng đầu năm ước đạt 87 triệu USD, tăng hơn 140% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chỉ chiếm hơn 0,86% tỷ trọng tổng khối lượng nhập khẩu đồ gỗ nội thất vào thị trường này. Như vậy, với nhu cầu này hàng năm, Hoa kỳ là một trong những thị trường nhập khẩu lớn của thế giới nói chung và đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ nói riêng là rất lớn.

Tiêu dùng riêng cho đồ gỗ tại Hoa Kỳ sấp xỉ 1000USD/hộ/tháng. Đặc biệt, trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người dân Mỹ cũng như trên thế giới ngày càng có xu hướng sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhơm…Do tình hình suy thối của nền kinh tế Hoa Kỳ trong thời gian rất dài, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến mức sống của người dân, đặc biệt gây ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin vào tương lai nền kinh tế của đất nước. Điều này khiến người dân Mỹ hạn chế tiêu dùng hơn, cụ thể là hạn chế chi tiêu cho những mặt hàng đắt tiền mà chú trọng hơn đến những mặt hàng rẻ tiền. Chính tình hình này đã tạo cơ hội tốt cho các mặt hàng nhập khẩu từ doanh nghiệp với giá rẻ hơn hàng nội địa (cho dù chất lượng nhìn chung có kém hơn) thâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường Mỹ.

Do diện tích nhà ở, văn phòng ở Hoa Kỳ lớn, dẫn đến kích thước đồ dùng trong nhà cũng phải lớn hơn so với sản phẩm cùng loại xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc…Đây là điểm chú ý đối với các nhà xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam. Nói chung người Mỹ khơng quan tâm nhiều đến chất liệu, màu sắc có tự nhiên hay khơng, họ cần hồn thiện sản phẩm một cách chu đáo, phong cách trang trí đơn giản và màu sắc thích hợp, thể hiện qua cách đánh bóng, độ mịn bề mặt, bản lề và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở tiện lợi dễ dàng.

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 38

Kích thước đồ gỗ phải đa dạng để người tiêu dùng dễ có sự lựa chọn phù hợp. Trên một sản phẩm cần phải có sự kết hợp giữa nguyên liệu gỗ với nhiều loại nguyên phụ liệu khác nhằm tạo sự phong phú hơn về mẫu mã. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số doanh nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam thì người tiêu dùng Mỹ có vẻ ưa chuộng vẻ đẹp bên ngồi, họ khơng thích “ tốt gỗ hơn tốt nước sơn” mà ngược lại “ tốt nước sơn hơn tốt gỗ”. Họ không cần các sản phẩm được làm bằng các loại gỗ tốt như lim, gụ…mà chỉ cần gỗ cao su, gỗ thầu đâu, thậm chí là MDF (ván gỗ ép) nhưng nước sơn phủ bên ngoài phải thật đẹp. Để đạt được nước sơn phủ lên các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ khá phức tạp, khó hơn nhiều so với yêu cầu của các thị trường EU, thường để hồn tất chu trình sơn một sản phẩm hồn hảo cho thị trường Mỹ có khi phải sơn đến 10 lần.

2.4.2.3. Nhà cung ứng nguyên liệu

Cái khó khăn lớn nhất của ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu nói chung và đối với thị trường Hoa Kỳ nói riêng hiện nay là vấn đề nguyên liệu cho sản xuất. Hơn 80% nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu từ các nước như: Malaysia, Myanma, Campuchia, Philippines, Châu Phi, Newzeland…với kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu nhập khẩu gỗ nguyên liệu đạt 12,17 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu tăng không chỉ do các doanh nghiệp tăng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu mà còn do giá nhập khẩu nhiều chủng loại gỗ nguyên liệu tăng so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã chủ động mở rộng tìm thêm các nhà cung cấp khác như: Canada, Nam Phi, Mỹ, Nga, Brazil…Tuy nhiên, phải mua số lượng rất lớn và giá nguyên liệu gỗ của các nước này rất cao vì có chứng nhận FSC. Mặt khác, cước phí vận chuyển cao, thời gian nhận hàng chậm đã làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong kế hoạch sản xuất.

Vấn đề khó khăn nhất của các doanh nghiêp ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam nói chung và cơng ty nói riêng là nguồn nguyên liệu. Trong bối cảnh này, vấn đề phát triển và tự chủ nguồn nguyên liệu gỗ trong nước đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

2.4.2.4. Sản phẩm thay thế

Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Hoa Kỳ những năm gần đây khoảng 5.2 tỷ USD/năm, người Mỹ có mức thu nhập cao, với mức tiêu dùng riêng cho đồ gỗ tại Hoa Kỳ sấp xỉ 1000USD/hộ/tháng. Đặc biệt, trong xã hội công nghiệp với mức sống rất cao như hiện nay, người Mỹ ngày càng có nhu cầu sử dụng đồ vật

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 39

bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhơm…. Bên cạnh đó, sản phẩm gỗ nói chung và mặt hàng đồ gỗ nội thất nói riêng càng làm tô thêm vẻ đẹp cho không gian sống, học tập, làm việc cho người dân Mỹ và xu hướng đang lên của người tiêu dùng Mỹ là muốn gần gủi với thiên nhiên. Chính vì vậy, sản phẩm đồ gỗ ngày càng trở nên rất cần thiết cho cuộc sống, lao động, học tập của họ. Do đó, sản phẩm thay thế ít có khả năng tác động nhiều đến sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, do đặc điểm nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm, ý thức về bảo vệ môi trường của khách hàng ngày càng tăng nên bên cạnh việc sử dụng đồ gỗ thuần túy thì một xu hướng đang gia tăng là sử dụng đồ gỗ có kết hợp những chi tiết bằng vật liệu khác như: Kim loại, kính, nhựa, da, vải … Việc kết hợp giữa nguyên liệu gỗ và các vật liệu khác vừa làm tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm, vừa làm tăng giá trị cho sản phẩm, đồng thời đáp ứng cho nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đối với sản phẩm gỗ đang là xu hướng ngày càng tăng. Đây là điểm cần lưu ý đối với doanh nghiệp trong việc kết hợp nhiều nguyên phụ liệu, vật liệu khác nhau trên cùng một sản phẩm, vừa tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, tận dụng các nguyên phụ liệu rẻ tiền, dồi dào trong nước như: Mây, tre, đay…, vừa góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm xuất khẩu.

2.4.2.5. Tình hình nội bộ cơng ty 2.4.2.5.1. Nguồn nhân lực

Việt Nam là một nước đơng dân (trên 82 triệu dân) và có dân số trẻ (chiếm trên 50%). Lực lượng lao động này rất dồi dào, và siêng năng, khéo tay, cần cù, chịu khó, nhanh nhẹn, và có khả năng tiếp thu nhanh khoa học cơng nghệ. Với một thuận lợi to lớn này đã giúp cho cơng ty có được chất lượng cao tương đối và đủ điều kiện cạnh tranh về giá để bước vào các thị trường lớn. Đặc thù trong Ngành chế biến gỗ, nguyên liệu và công nghệ sản xuất chiếm khoảng 60-70% giá trị chế biến, phần còn lại là do tay nghề của người lao động tạo ra. Các sản phẩm của cơng ty có tính vượt trội về độ tinh xảo so với các sản phẩm từ Trung Quốc, Malays, Indonesia…khi chúng được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ.

Với mức giá nhân công rẻ ở Việt Nam đã tạo cho cơng ty có một lợi thế cạnh tranh lớn so với các nước trong khu vực, đặc biệt là cạnh tranh trực tiếp với chi phí nhân cơng lao động của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, trong việc làm ra sản phẩm gỗ xuất sang thị trường Hoa Kỳ

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 40

động trực tiếp còn thấp, chủ yếu mới tốt nghiệp trung học cơ sở. Số lượng cơng nhân có tay nghề được đào tạo có bài bản về khai thác và chế biến sản phẩm gỗ bị thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Vì vậy, cơng ty phải đào tạo lại tay nghề cho cơng nhân. Điều này dẫn đến chi phí đào tạo lao động cao, trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật hiện đại của lao động còn thấp, tác phong cơng nghiệp cịn chậm, làm cho hiệu suất sản xuất không cao.

2.4.2.5.2. Nghiên cứu và phát triển

Hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp thì vẫn chưa tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên, doanh nghiệp cho rằng công tác nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải là thường xuyên, họ chỉ tiến hành nghiên cứu khi có ý định xâm nhập thị trường. Một số liệu điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ chưa đầy 10% doanh nghiệp là thường xun thăm dị thị trường nước ngồi, chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, 42 % số doanh nghiệp thỉnh thoảng mới có cuộc đi thăm thị trường và khoảng 20% không một lần đặt chân lên thị trường ngồi nước (theo

phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)

Hiện tại, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ chưa chú ý đến việc nghiên cứu sáng tạo mẫu mã. Sản phẩm gỗ do chính doanh nghiệp thiết kế chưa xuất hiện trên thị trường thế giới, sản phẩm gỗ “ Made in Viet Nam” của cơng ty vẫn chưa có mà chỉ những sản phẩm mô phỏng sản phẩm của đối thủ hay làm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu đồ gỗ sang hoa kỳ của công ty TNHH một thành viên trúc vi (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)