Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu đồ gỗ sang hoa kỳ của công ty TNHH một thành viên trúc vi (Trang 65)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

3.3 Các giải pháp hƣớng tới đẩy mạnh

3.3.3 Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu

Hiện tại nguồn cung của công ty chưa ổn định, cũng như về tương lai, các đơn hàng lớn sẽ ngày càng tăng, nên công ty cần chủ động hơn trong việc dự trữ nguyên liệu. Trong năm nay công ty phải từ chối một số đơn hàng cũng vì chưa có nguồn gỗ dự trữ, nguồn nguyên liệu chỉ đủ sản xuất cho các đơn hàng đã ký.

Cần phải tìm được nguồn cung ổn định và lâu dài, chất lượng nguyên liệu cũng cần được quan tâm chặt chẽ.

Giá nguyên liệu biến động không ngừng cũng là một nguyên nhân rất quan trọng ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu. Cần có biện pháp dự báo và kiểm soát giá cả nguyên liệu đầu vào, nhằm đảm bảo cung cấp giá bán tốt nhất cho khách hàng và giữ cho lợi nhuận công ty không giảm sút.

Một là, kết hợp đồng thời giữa nguyên liệu gỗ với nhiều nguyên phụ liệu khác nhau như: Vải bọc nệm, mây, tre, nhôm, inox… trên cùng một sản phẩm, để vừa tiết kiệm được nguyên liệu gỗ, vừa làm tăng được giá trị sản phẩm khi xuất khẩu.

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 53

Hai là, doanh nghiệp ngoài việc tiếp tục duy trì với các đầu mối cung ứng gỗ từ các nước như: Campuchia, Malaysia, Hoa Kỳ…Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa như công ty ta cần tập hợp vốn lại để tạo nên sức mạnh về tài chính, cùng lên kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu ổn định, dài hạn và tiếp tục mở rộng ra các thị trường gỗ nguyên liệu dồi dào như: Canada, Châu Phi, Nga …, nguyên liệu gỗ sau khi được nhập về sẽ phân chia theo tỷ lệ vốn góp, từ đó doanh nghiệp sẽ chủ động hơn về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, tránh được tình trạng tranh giành nhau mua, đồng thời hạn chế được tình trạng mua gỗ lậu, ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp.

Ba là, doanh nghiệp cùng liên kết đầu tư nhà máy chế biến gỗ cùng hệ thống nhà xưởng và dây chuyền sơ chế gỗ tại nước bạn hàng thường xuyên như: Campuchia, Malaysia, Myanma…, các nước có nguồn nguyên liệu dồi dào như: Canada, Nam Phi, Nga … từ đó giúp tiết kiệm được chi phí khi nhập nguyên liệu, làm giảm giá thành và nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm khi xuất sang Hoa Kỳ.

Bốn là, doanh nghiệp đầu tư trồng rừng trong vùng có nhà máy chế biến, đồng thời ngăn chặn việc khai thác cây non vì cây lớn có giá trị cao, lại tận dụng được cành ngọn cho công nghiệp giấy.

3.3.4. Nâng cao và phát triển nguồn nhân lực

3.3.4.1. Đối với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm

So với nhiều nước thì giá lao động của Việt Nam có phần rẻ hơn, trung bình một giờ làm của cơng nhân Việt Nam từ: 0,2 – 0,5 USD/giờ; của Indonesia: 0,3 – 0,4 USD/giờ; của Trung Quốc: 0,5-0,75USD/giờ; của Malaysia: 1,25 – 1,40 USD/giờ; của Thái Lan: 1,5 USD/ giờ. Tuy nhiên nhược điểm lớn của nhân lực ngành gỗ Việt Nam nói riêng và doanh nghiệp nói chung là trình độ tay nghề thấp nên năng suất lao động khơng cao. Với trình độ máy móc thiết bị ngang nhau cơng nhân Việt Nam chỉ làm ra được doanh thu từ 10.000 – 15.000 USD/năm so với 50.000 – 70.000 USD/năm ở các nước phát triển. Năng suất thấp làm giảm đáng kể lợi thế về lao động rẻ của ta, nhất là khi thị trường đồ gỗ thế giới đang có xu thế cạnh tranh bằng chất lượng. Cho nên, yêu cầu nâng cao chất lượng lao động trong doanh nghiệp là rất quan trọng.

Hiện nay, mặc dù công ty đã mua công nghệ hiện đại đã thay thế phần lớn cho lao động của cơng nhân song có hơn 75% sản phẩm vẫn cần đến bàn tay của người

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 54

công nhân. Thế nhưng, thực tế lao động trong doanh nghiệp phần lớn chưa qua đào tạo chính quy mà chủ yếu theo cách truyền nghề từ đời này qua đời khác. Sản phẩm có chất lượng cao song sản lượng khơng lớn do chưa có sự đồng đều về trình độ tay nghề. Cơng nhân chế biến gỗ khơng phải được tuyển từ các trường đào tạo chính quy về ngành này mà chủ yếu là lao động nghiệp dư làm theo sự hướng dẫn của các công nhân lâu năm hơn. Do đó, giải pháp đầu tư vào việc đào tạo hướng dẫn nghề gỗ cho công nhân là rất đúng đắn và cần thiết để phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phối hợp với các trường học dạy nghề trong việc đào tạo công nhân, vừa học vừa làm. Làm như vậy cùng một lúc có lợi cho trường, cho doanh nghiệp và cho người lao động và rất thiết thực cho doanh nghiệp để nâng cao tay nghề của người công nhân.

3.3.4.2. Đối với lao động thiết kế sản phẩm:

Doanh nghiệp cần liên kết với các trường đào tạo về thiết kế để đào tạo đội ngũ thiết kế chuyên về thiết kế mẫu mã hàng nội thất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các sinh viên này về thực hành cũng như tài trợ học bổng.

Đối với đội ngũ đã tốt nghiệp ngành thiết kế thì doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo bổ sung về thiết kế sản phẩm đồ gỗ riêng cho thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong trường hợp khơng có đủ lao động thiết kế trong nước, cơng ty có thể th các chun viên nước ngồi tốt nhất là các chuyên viên của chính nước nhập khẩu sản phẩm đó.

3.3.4.3. Đối với cán bộ quản lý

Đội ngũ cán bộ quản lý thương mại và quản lý kỹ thuật rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu, họ là những người tham gia vào việc quản lý, điều hành, kiểm sốt tồn bộ công việc. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, địi hỏi họ phải là những người thực sự có trình độ chun mơn, có năng lực quản lý, có tài ngoại giao và có tầm nhìn chiến lược tốt.

Để xây dựng được một đội ngũ các nhà quản lý đáp ứng được yêu cầu của cơng việc, địi hỏi doanh nghiệp phải liên tục cho các cán bộ quản lý của mình đi đào tạo để cập nhật được những kiến thức mới nhất, phục vụ cho công việc của mình. Rèn luyện cho họ ln có thói quen theo dõi, ghi nhận, nghiên cứu và phân tích các thơng tin có liên quan tới sản phẩm của doanh nghiệp, thị trường mục tiêu, giá cả trên thị trường....

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 55

3.3.4.4. Nhân viên xuất nhập khẩu và nhân viên Marketing

Cần đào tạo và tuyển chọn một đội ngũ chuyên viên xuất nhập khẩu và chuyên viên marketing năng động, am hiểu về thị trường Hoa Kỳ bằng cách đầu tư tài chính cho đội ngũ đó tham gia các khố đào tạo về ngoại ngữ, marketing, xúc tiến thương mại. Đồng thời, tổ chức cho họ tham gia các chương trình khảo sát thực tế thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ, giúp họ hiểu và nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ để từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh đáp ứng của sản phẩm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Thông qua việc đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ công ty sang thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh các giải pháp để giải quyết các vấn đề khó khăn về nguyên liệu, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác marketing, phát triển nguồn nhân lực… nhằm cải thiện, khắc phục các khó khăn đang tồn tại cho công ty sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng.

Trước những khó khăn, bất lợi từ thị trường nội địa, bất lợi từ thị trường thế giới đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung và đối với thị trường Hoa Kỳ nói riêng. Việc đưa ra các chiến lược và giải pháp khắc phục khó khăn, hướng đến đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ công ty sang thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh lúc này thiết nghĩ sẽ là những đóng góp tích cực cho cơng ty xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ. Đặc biệt, đối với cơng ty có quy mơ vừa và nhỏ, thiếu thốn, khó khăn tứ bề, có được cái nhìn lại tổng qt tồn cảnh bức tranh mà trong đó có mình, nhìn và thấy được tất cả các khía cạnh từ thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức, nhìn lại chính mình. Để từ đó có thể linh hoạt vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở công ty.

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 56

KẾT LUẬN CHUNG

Hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp trong nước là một hoạt động hết sức quan trọng nhưng cũng nhiều những nguy cơ tiềm ẩn. Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới và phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng năng động và có những bước tiến rõ rệt, khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới. Điều này cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang có mơi trường kinh doanh lành mạnh, có cơ hội phát triển và khẳng định mình. Cơng ty Trúc Vi cũng khơng phải là một ngoại lệ.

Mặc dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong hoạt động xuất khẩu của mình, nhưng Cơng ty Trúc Vi cũng đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động xuất khẩu ra nước ngồi. Hiện tại cơng ty cũng đang cố gắng hết sức để đạt được những mục tiêu ngắn hạn, từ đó lấy động lực và cơ sở để phát huy các thế mạnh của công ty, hướng tới những mục tiêu dài hạn và dự án lâu dài của công ty.

Đặc biệt cơng ty đang hiện đại hóa mơi trường làm việc, máy móc thiết bị tại công ty để nâng cao năng suất, giảm nhẹ sức nặng nhọc cho công nhân. Cập nhật những công nghệ, ứng dụng thành công vào khâu sản xuất và quản lý nhằm giảm nhẹ bộ máy hoạt động, tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận.

Cuối cùng, để phát triển và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, công ty cần cải thiện và có những định hướng phát triển hơn. Cần có những biện pháp khắc phục hiệu quả, xem xét các yếu tố về mặt tổng thể và chi tiết để từ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn giúp cơng ty khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực xuất khẩu đồ gỗ. Đây không chỉ là vấn đề riêng của doanh nghiệp mà cịn là cơ hội để các nước bạn có thể hiểu rõ hơn về Việt Nam và hàng hóa Việt Nam giúp đẩy mạnh quan hệ hợp tác và thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển.

HUTECH

SVTH: Võ Thị Hữu Trang 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Th.s Kim Ngọc Đạt, GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2009)- Giáo trình Quản

trị ngoại thƣơng- in tại công ty cổ phần in Khánh Hội, NXB Lao

động- Xã hội,

2. Nguyễn Hữu Khải, GS.TS Bùi Xuân Lưu, (2001)- Giáo trình kinh tế ngoại

thƣơng -Trường Đại Học Ngoại Thương, NXB lao động xã hội.

3. GS.TS Võ Thanh Thu (2008)- Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế- in tại XN in Văn Hóa Tân Bình, NXB Thống kê

4. Đề án của tác giả sau: Đỗ Kim Vũ (2005), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị trường Hoa Kỳ.

5. Diệp Anh (2011), “Kinh tế Mỹ trội hơn Trung Quốc bao nhiêu?”,

http://vneconomy.vn/20110504110510158p0c99/kinh-te-my-troi-hon- trung-quoc-bao-nhieu.htm. - 04/05/2011

6. Nguyễn Nam (2010), “Hoa Kỳ -thị trường tiềm năng xuất khẩu gỗ và sản

phẩmgỗ”, http://chogovietnam.com/Home/NewsDetail.aspx?newsid,

13/9/2010

7. Nhật quỳnh (2010) , “Xuất khẩu vào thị trường Mỹ: Phải nắm chắc các quy

định”, http://www.baomoi.com/Xuat-khau-vao-thi-truong-My-Phai-

HUTECH

HUTECH

MỘT SỐ VĂN BẢN CỦA NHÀ NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH GỖ

- Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1996 của Chính phủ v/v giao khốn đất sử dụng vào mục đích nơng nghiệp, lâm nghiệp và ni trồng thủy sản.

- Quyết định số 65/1998/QĐ-TTg ngày 24/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ về xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản và nhập khẩu nguyên liệu gỗ, lâm sản.

- Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (gọi tắt là Dự án 661)

- Quyết định 136/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số quy định về thủ tục xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản.

- Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

- Quyết định số 67/QĐ- TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn và Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 07/7/1999 về sửa đổi, bổ sung quyết định trên. - Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng.

- Văn bản số 743/CP-NN ngày 19/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho phép các doanh nghiệp được chế biến, xuất khẩu các chi tiết sản phẩm gỗ mỹ nghệ và sản phẩm mộc tinh chế bằng gỗ rừng tự nhiên trong nước. - Thông tư số 122/1999/TT-BNN-PTNT ngày 27/8/1999 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn về xuất khẩu chi tiết sản phẩm gỗ mỹ nghệ và sản phẩm mộc tinh chế hoàn chỉnh bằng gỗ rừng tự nhiên trong nước.

- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, các nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

HUTECH

BNN ngày 20/3/2000 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn văn bản trên.

- Thông tư số 02/2000/TT-TCHQ ngày 14/4/2000 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với sản phẩm gỗ, lâm sản xuất khẩu và nguyên liệu gỗ, lâm sản nhập khẩu.

- Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng chính phủ giao thêm nhiệm vụ tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu cho Quỹ hỗ trợ phát triển.

- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

- Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005.

- Quyết định số 45/2002/QĐ-BTC ngày 10/4/2002 của Bộ Tài chính quy định về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản và nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

- Quyết định số 02/2003/QĐ-BTM ngày 2/1/2003 của Bộ Thương mại về chính sách thưởng xuất khẩu.

- Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg ngày 01/06/2004 của Thủ tướng chính phủ V/v thực hiện một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ

- Công văn số 800/TTg-NN ngày 16/6/2005 của Thủ tướng Chính Phủ giải quyết vướng mắc trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu và xuất khẩu hàng gỗ.

- Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/03/2006 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép.

- Công văn số 215/CV-HHG ngày 10/08/2007) về việc giải quyết ách tắc trong việc xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp, Phó Thủ tướng Hồng Trung

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu đồ gỗ sang hoa kỳ của công ty TNHH một thành viên trúc vi (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)