Dự báo tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các lĩnh vực và khu

Một phần của tài liệu cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở huyện định hóa - tỉnh thái nguyên (Trang 34)

a. Tác động đối với tài nguyên nước

Tài nguyên nƣớc đang đứng trƣớc nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, miền. Khó khăn này sẽ ảnh hƣởng đến nông nghiệp, cung cấp nƣớc ở nông thôn, thành thị và sản xuất điện.

Việt Nam nằm ở hạ lƣu hai sông liên quốc gia lớn là sông Hồng và sông Cửu Long. So với hiện nay, năm 2070, dòng chảy năm của sông Hồng biến đổi từ +5,8 đến -19% và của sông Mê Kông từ +4,2 đến -14,5%; dòng chảy mùa cạn của sông Hồng biến đổi từ -10,3 đến -14,5%, của sông Mê Kông từ -2,0 đến -24%; dòng chảy lũ biến động tƣơng ứng là +12 đến -5,0% và +5 đến +7,0%.

Nhƣ vậy, trên cả 2 sông lớn, tác động của BĐKH làm cho dòng chảy năm của sông Hồng và sông Cửu Long giảm đi. Điều đó có nghĩa là khả năng lũ trong mùa mƣa và cạn kiệt trong mùa khô đều trở nên khắc nghiệt hơn (chƣa tính đến khả năng khai thác nƣớc ở thƣợng nguồn các sông này tăng lên do BĐKH). [16]

b. Tác động đối với nông nghiệp và an ninh lương thực

BĐKH có tác động đến sinh trƣởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hƣởng đến sinh sản, sinh trƣởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. Ngành nông nghiệp đối mặt với nhu cầu lớn về phát triển giống cây trồng và vật nuôi nhằm giảm thiểu rủi ro do BĐKH và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan.

Vì sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp lại. Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao hơn và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi thích nghi của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi thích nghi của các cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp lại.

Theo dự đoán vào những năm 2070, cây á nhiệt đới ở vùng núi chỉ có thể sinh trƣởng ở những độ cao trên 100 – 500m và lùi xa hơn về phía Bắc 100 – 200km so với hiện nay.

BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cƣờng độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm nhƣ bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mùa nhƣ thời tiết khô nóng, lũ, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lƣợng cây trồng vật nuôi.

BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long bị ngập mặn do nƣớc biển dâng, nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp.

c. Tác động đối với lâm nghiệp

- Nƣớc biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị ô nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ.

- Ranh giới rừng nguyên sinh cũng nhƣ rừng thứ sinh có thể chuyển dịch. Rừng cây họ dầu mở rộng lên phía Bắc và các dải cao hơn, rừng rụng lá với nhiều cây chịu hạn phát triển mạnh.

- Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng mặt trời dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn đến tăng cƣờng quá trình đồng hoá cây xanh. Tuy vậy, chỉ số tăng trƣởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm.

- Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan trọng nhƣ trầm hƣơng, hoàng đàn, pơmu, gỗ đỏ, lát hoa, gụ mật,… có thể bị suy kiệt.

- Nhiệt độ cao và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển dịch bệnh, sâu bệnh,…

d. Tác động đối với thuỷ sản

Hiện tƣợng nƣớc biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả: - Nƣớc mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sản nƣớc ngọt.

- Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hƣởng đến hệ sinh thái của một số loài thuỷ sản.

- Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dƣỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lƣợng môi trƣờng sống của nhiều loại thuỷ sản xấu đi.

Nếu nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến một số hậu quả:

Gây ra hiện tƣợng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thuỷ vực nƣớc đứng, ảnh hƣởng đến quá trình sinh sống của sinh vật.

- Một số loài chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bổ thuỷ sinh vật theo chiều sâu.

- Quá trình quang hoá và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hƣởng đến nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lƣợng hơn cho quá trình hô hấp cũng nhƣ các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lƣợng thuỷ sản.

- Suy thoái và phá huỷ rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hoá diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo.

- Cƣờng độ và lƣợng mƣa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dài dẫn đến sinh vật nƣớc lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò,…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.Đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá.

BĐKH gây ra các tác động:

- Nƣớc biển dâng làm cho chế độ thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh xấu đi. Kết quả là quần xã hiệu hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lƣợng giảm sút.

- Nhiệt độ tăng làm cho nguồn lợi thuỷ hải sản bị phân tán. Các loại cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm bớt hoặc mất đi, các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt. - Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị huỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên.

đ. Tác động đối với năng lượng

- Ảnh hƣởng tới hoạt động của các giàn khoan đƣợc xây dựng trên biển, hệ thống dẫn khí và các nhà máy điện chạy khí đƣợc xây dựng ven biển, làm tăng chi phí bảo dƣỡng, duy tu, vận hành máy móc, phƣơng tiện…

- Các trạm phân phối điện trên các vùng ven biển phải tăng thêm năng lƣợng tiêu hao cho bơm tiêu nƣớc ở các vùng thấp ven biển. Mặt khác, dòng chảy các sông lớn có công trình thuỷ điện cũng chịu ảnh hƣởng đáng kể.

Nhiệt độ tăng cũng gây tác động đến ngành năng lƣợng:

- Tăng chi phí thông gió, làm mát hầm lò khai thác và làm giảm hiệu suất, sản lƣợng của các nhà máy điện.

- Tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng và chi phí làm mát trong các ngành công nghiệp, giao thông, thƣơng mại và các lĩnh vực khác cũng gia tăng đáng kể.

- Nhiệt độ tăng kèm theo lƣợng bốc hơi tăng kết hợp với sự thất thƣờng trong chế độ mƣa dẫn đến thay đổi lƣợng nƣớc dự trữ và lƣu lƣợng vào các hồ thuỷ điện. - BĐKH theo hƣớng gia tăng cƣờng độ mƣa và lƣợng mƣa bão cũng ảnh hƣởng, trƣớc hết đến hệ thống giàn khoan ngoài khơi, hệ thống vận chuyển dầu và khí vào bờ, hệ thống truyền tải và phân phối điện,…

- Yêu cầu hạn chế tốc độ tăng phát thải khí nhà kính cũng ảnh hƣởng đến hoạt động của ngành năng lƣợng.

e. Tác động đối với giao thông vận tải

BĐKH có nhiều ảnh hƣởng tiêu cực đến giao thông vận tải, một ngành tiêu thụ nhiều năng lƣợng và phát thải khí nhà kính không ngừng tăng lên trong tƣơng lai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc kiểm soát và hạn chế tốc độ tăng phát thải khí nhà kính đòi hỏi ngành phải đổi mới và áp dụng các công nghệ ít chất thải và công nghệ sạch dẫn đến tăng chi phí lớn.

Để ứng phó với BĐKH, nƣớc biển dâng và các thiên tai gia tăng, ngành GTVT cần quy hoạch, thiết kế lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông trên đất liền, trên biển và ven biển, các bến cảng, kho bãi, luồng lạch, giao thông thuỷ nội địa, nhất là ở các vùng đồng bằng ven biển và miền núi. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật phù hợp với BĐKH.

Nhiệt độ tăng làm tiêu hao năng lƣợng của các động cơ, trong đó có các yêu cầu làm mát, thông gió trong các phƣơng tiện giao thông cũng góp phần tăng chi phí trong ngành GTVT.

g. Tác động đối với công nghiệp và xây dựng

Công nghiệp là ngành kinh kế quan trọng, phát triển nhanh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các khu công nghiệp là các cơ sở kinh tế quan trọng của đất nƣớc đang và sẽ đƣợc xây dựng nhiều ở vùng đồng bằng phải đối diện nhiều hơn với nguy cơ ngập lụt và thách thức trong thoát nƣớc do nƣớc lũ từ sông và tăng mực nƣớc biển. Vấn đề này đòi hỏi các đánh giá và tăng đầu tƣ lớn trong xây dựng các khu công nghiệp và đô thị, các hệ thống đê biển, đê sông để bảo vệ hệ thống tiêu thoát nƣớc, áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, đặc biệt những khu công nghiệp có rác thải và hoá chất độc hại đƣợc xây dựng trên vùng đất thấp. BĐKH làm tăng khó khăn trong việc cung cấp nƣớc và nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp và xây dựng nhƣ dệt may, chế tạo, khai thác và chế biến khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, xây dựng công nghiệp và dân dụng, công nghệ hạt nhân, thông tin, truyền thông, v.v... Các điều kiện khí hậu cực đoan gia tăng cùng với thiên tai làm cho tuổi thọ của vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị và các công trình giảm đi, đòi hỏi những chi phí tăng lên để khắc phục.

BĐKH còn đòi hỏi các ngành này phải xem xét lại các quy hoạch, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành nhằm thích ứng với BĐKH.[1],[2]

1.3. CÁC NỖ LỰC NHẰM HẠN CHẾ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.3.1. Quốc tế

Hội nghị cấp cao LHQ về biến đổi khí hậu ở Copenhagen (Ðan Mạch) hồi tháng 12-2009, cộng đồng quốc tế đã đạt đƣợc thỏa thuận chính trị về việc thực hiện những biện pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu và tiếp tục thảo luận về những giải pháp lâu dài khống chế mức gia tăng nhiệt độ Trái đất không quá 2oC so với thời kỳ tiền công nghiệp, cắt giảm lƣợng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và cam kết dành 100 tỷ USD mỗi năm cho các nƣớc đang phát triển để ứng phó biến đổi khí hậu. Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh sẽ nỗ lực thúc đẩy các hoạt động của LHQ để phấn

đấu đạt mục tiêu: cộng đồng quốc tế ký một hiệp định có tính ràng buộc về vấn đề này trong năm 2010.

Tổng Thƣ ký LHQ Ban Ki Mun ngày 12-2-2010 đã công bố quyết định thành lập Nhóm cố vấn tài chính cấp cao chống biến đổi khí hậu do Thủ tƣớng Anh Gô-đơn Brao và Thủ tƣớng Ê-ti-ô-pi-a Mê-lết Dê-na-uy đứng đầu.

Nhiệm vụ của nhóm cố vấn là đƣa ra những đề xuất nhằm thúc đẩy việc huy động tài chính để thực hiện chiến lƣợc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu ngắn hạn và dài hạn ở các nƣớc đang phát triển. Theo thỏa thuận đã đạt đƣợc tại Hội nghị cấp cao Cô-pen-ha-ghen cuối năm 2009, từ nay đến năm 2012, các nƣớc đang phát triển sẽ đƣợc nhận 30 tỷ USD và từ năm 2012 đến 2020 sẽ đƣợc nhận 100 tỷ USD mỗi năm để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Hội nghị Copenhagen bàn về một quỹ khí hậu ngắn hạn trong ba năm với số tiền 10 tỉ USD/năm để giúp các nƣớc đang phát triển. Lãnh đạo các nƣớc Liên minh châu Âu (EU) cam kết chi 3,6 tỉ USD/năm đến hết 2012. Nhật Bản cũng tuyên bố đóng góp 5 tỉ USD/năm trong ba năm tới; đến năm 2020 Mỹ sẽ viện trợ 100 tỉ USD giúp các nƣớc nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.Trong năm 2010 Mỹ chi 1 tỷ USD.

1.3.2. Ở Việt Nam

Ngƣời đứng đầu Chính phủ Việt Nam Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng kiến nghị thành lập một Diễn đàn Đông Á về Biến đổi Khí hậu để đƣa ra các biện pháp phối hợp hành động chung tại khu vực và đóng góp vào việc hình thành một khuôn khổ hợp tác toàn cầu xử lý thách thức to lớn này của nhân loại.

"Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức hội nghị đầu tiên của diễn đàn này trong năm

2010".

Với thông điệp đó, Việt Nam đang định vị chính mình ở tuyến đầu của cuộc chiến chống biến đối khí hậu toàn cầu.

Viện Khoa học Khí tƣợng thủy văn và Môi trƣờng (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng) đang xây dựng Chƣơng trình khoa học công nghệ Quốc gia về BĐKH. Chƣơng trình này về cơ bản đã xong phần Đề cƣơng đề án xây dựng Chƣơng trình

KHCN Quốc gia về BĐKH; Dự thảo khung Chƣơng trình KHCN Quốc gia về BĐKH.

Việt Nam tích cực tham gia các phiên họp liên quan đến Công ƣớc khung về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Nghị định thƣ Kyoto (KP) tại COP 16. Đồng thời, cũng tìm kiếm các cơ hội mở rộng hợp tác với các nƣớc trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam có nhiều chƣơng trình, dự án hợp tác với các nƣớc và các tổ chức quốc tế. Một trong số đó là Chƣơng trình UN-REDD Việt Nam (Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng của Liên Hợp Quốc tại các nƣớc đang phát triển), do Chính phủ Na Uy tài trợ thông qua Chƣơng trình UN-REDD của Liên hiệp quốc.

Việt Nam là một trong những nƣớc sớm tham gia vào các hoạt động chống lại biến đổi khí hậu, thể hiện bằng việc tham gia một loạt các công ƣớc: Công ƣớc Basel về Kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng (Công ƣớc Basel); Công ƣớc Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Công ƣớc POP); Công ƣớc Các vùng đất ngập nƣớc có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt là nơi cƣ trú của các loài chim nƣớc (Công ƣớc Ramsar); Công ƣớc quốc tế về đa dạng sinh học(CBD); Công ƣớc Vienna về Bảo vệ tầng Ozon (1985) và Nghị định Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon (1987); Công ƣớc Khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (1992) và Nghị định thƣ Kyoto về cơ chế phát triển sạch (1997). [9]

1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Thiết kế nghiên cứu 1.4.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu đƣợc dựa trên cơ sở tiếp cận theo 2 chiều:

- Từ trên xuống nhằm mục đích thu thập những thông tin ban đầu phục vụ cho việc hình thành ý tƣởng và xác định điểm nghiên cứu

- Tiếp cận từ dƣới lên để thu thập thông tin sơ cấp phục vụ nghiên cứu

1.4.2 Đối tƣợng tiếp cận

Ngƣời dân và lãnh đạo huyện Định Hóa, Thái Nguyên sẽ là đối tƣợng tiếp cận trực tiếp của nghiên cứu nhằm thu thập thông tin nghiên cứu

Ngƣời hỏi sẽ đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu thống kê đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu với các chỉ tiêu về dân tộc, mối quan hệ với tự nhiên, các phƣơng thức sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn.

1.4.3 Phƣơng pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp: Luận văn tiến hành rà soát mọi tài liệu, văn bản, báo cáo thông qua nhiều nguồn khác nhau nhằm thu đƣợc hiểu biết chung về các vấn đề quan tâm và nhiệm vụ nghiên cứu. (Tài liệu trên internet; nguồn tài liệu của các

Một phần của tài liệu cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở huyện định hóa - tỉnh thái nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)