Khảo sát thu nhập và phân nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở huyện định hóa - tỉnh thái nguyên (Trang 60)

Qua điều tra thực tế tại các hộ cho thấy những nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế của hộ của huyện không chỉ là các yếu tố về vốn, lao động, thị trƣờng, đất đai mà còn cả yếu tố thời tiết, khí hậu,... Theo các ý kiến của ngƣời dân nơi đây, những yếu tố này đã ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động và kết quả sản xuất nông nghiệp của các hộ. Những nhân tố thuộc về môi trƣờng này đã ảnh hƣởng lớn đến kết quả sản xuất của ngƣời nông dân chủ yếu nằm ở khu vực nông thôn. Do vậy đối với ngƣời dân khu vực nông thôn, phát triển kinh tế của hộ và môi trƣờng sinh thái xung quanh có ảnh hƣởng qua lại với nhau và đều tác động tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của chính họ.

Qua phân tích số liệu điều tra cho thấy tình hình cơ bản về các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu rất khác nhau.

52

Tân dƣơng là xã nằm tại phía đông khu vực giữa của huyện và tiếp giáp với hai xã Kim Phƣợng và Tân Thịnh cùng huyện lần lƣợt ở phía tây bắc và đông bắc, giáp với hai xã Yên Ninh và Yên Trạch thuộc huyện Phú Lƣơng ở phía đông nam, giáp với xã Phƣợng Tiến ở phía tây nam.

Tân Dƣơng có dòng sông Chợ Chu chảy qua và là đoạn sông lớn nhất trên địa bàn huyện Định Hóa.

Thanh Định là xã nằm ở phía tây khu vực trung tâm của huyện và thuộc khu vực dãy núi Hồng. Thanh Định tiếp giáp với xã Bảo Linh ở phía đông bắc, xã Định Biên ở phía đông, xã Bình Yên ở phía đông nam, xã Điềm Mặc ở phía nam, giáp với xã Hùng Lợi thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ở phía tây bắc và tây.

Thanh Định là nơi khởi nguồn của một trong hai nhánh chính của thƣợng nguồn sông Công và chảy xuống phía nam. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có một suối là phụ lƣu của sông Chợ Chu và chảy về hƣớng đông, cả sông Công và sông Chợ Chu đều là phụ lƣu của sông Cầu.

Phƣợng Tiến là một xã thuộc nằm ở phía đông khu vực giữa của huyện và tiếp giáp với thị trấn Chợ Chu cùng xã Bảo Cƣờng ở phía tây bắc, xã Tân Dƣơng ở phía đông bắc và đông, xã Yên Trạch của huyện Phú Lƣơng ở phía đông nam, và giáp với xã Trung Hội ở phía nam.

Phƣợng Tiến có một đoạn sông Chợ Chu chảy qua ở khu vực ranh giới phía bắc của xã, ngoài ra, có một khe suối chảy từ khu vực phía nam Phƣợng Tiến cũng hợp lƣu vào dòng chính sông Chợ Chu trên địa bàn.

Cả 3 xã là khu vực mà ngƣời dân hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là chủ yếu và là trong các xã chịu ảnh hƣởng lớn của những biến đổi của khí hậu, những thiệt hại do thời tiết gây ra cho cây trồng, vật nuôi. [14]

53

Bảng 2.5: Phân loại hộ điều tra

Tên xã Số hộ Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá

Số hộ % Số hộ % Số hộ %

Tân dƣơng 50 13 26 29 58 8 16

Phƣợng tiến 50 7 14 31 62 12 24

Thanh định 50 5 10 30 60 15 0,3

Cộng 150 25 16,67 90 60 35 23,33

Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế- 2010

Trong việc phân loại nhóm hộ tác giả dựa vào tiêu chí chuẩn nghèo năm 2010 do Bộ Lao động thƣơng binh xã hội ban hành. Đối với hộ nghèo là những hộ có thu nhập bình quân dƣới 300.000 đ/ngƣời/tháng; hộ trung bình từ trên 300.000 đ/ngƣời/ tháng đến dƣới 500.000 đ/ngƣời/tháng; còn đối với hộ khá thu nhập từ 500.000 đ/ngƣời/tháng trở lên.

Kỹ năng canh tác và kiến thức bản địa cao nhƣng kỹ năng canh tác theo lối hiện đại hạn chế. Ngƣời dân mặc dù làm việc siêng năng nhƣng do sức khỏe không đảm bảo nên năng suất làm việc không cao. Do đời sống khó khăn, nên trình độ học vấn còn có những hạn chế. Cụ thể:

- Tỷ lệ ngƣời ăn theo cao: Trong khi nhân khẩu trung bình của hộ giao động từ 4,05 – 4,12 thì số lao động trung bình của hộ trong độ tuổi lao động chỉ là 2,08 – 2,4. Lao động ngoài độ tuổi chiếm tỷ trọng nhỏ. Bình quân diện tích đất nông nghiệp/khẩu thấp, chỉ 0,0918 ha/ngƣời; điều này chứng tỏ ngoài diện tích đất nông nghiệp (diện tích đất trồng cây hàng năm và diện tích đất trồng cây lâu năm), hộ còn có diện tích đất lâm nghiệp, đất khác khá lớn. Đây có thể còn là một tiềm năng để hộ phát triển sản xuất lâm nghiệp.

54

Trong cơ cấu nghề nghiệp chính của các thành viên gia đình có tham gia lao động và có thu nhập trong mẫu khảo sát, chủ yếu là nông lâm nghiệp 65,6%, làm thuê 19,6%; buôn bán dịch vụ 6,7%, cán bộ NN 4,7%, công nhân 3,4%.

Trình độ học vấn của nguồn lao động đƣợc khảo sát trong mẫu nghiên cứu nhƣ sau: 70,6% có trình độ THCS trở xuống, trong đó 30,4% học vấn tiểu học, 40,2% học vấn THCS; tỷ lệ có học vấn THPT là 20,9% , trình độ CĐ trở lên 8,5%

- Yếu tố xã hội tại khu vực nghiên cứu:

Khu vực là nơi cƣ trú của phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày chiếm tới 53,37% (năm 2010), ngoài ra còn có đồng bào dân tộc Sán Chí và dân tộc Nùng, Cao lan, sán dìu chiếm tỷ lệ nhỏ. Đồng bào dân tộc Kinh (chiếm 29,63%) đông thứ 2 sau dân tộc Tày, họ di cƣ lên sinh sống; góp phần tạo nên tính đa dạng trong thành phân dân tộc và văn hóa cũng nhƣ lối sống của cƣ dân bản địa ở đây. Sự giao thoa về văn hóa giúp cho việc nâng cao dân trí, song nó cũng ảnh hƣởng đến việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống.

Bảng 2.6: Thành phần dân tộc chủ hộ

Dân tộc Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá

Hộ Cơ cấu(%) Hộ Cơ cấu(%) Hộ Cơ cấu(%)

Kinh 6 24 33 36,67 13 37,14 Tày 11 44 45 50,00 15 42,86 Nùng 4 16 7 7,78 5 14,29 Sán chí 2 8 2 2,22 2 5,71 Sán dìu 1 4 3 3,33 - - Cao Lan 1 4 - - - - Tổng số 25 100,00 90 100,00 35 100,00

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế- 2010 )

- Sức khoẻ không đảm bảo, hay bị ốm đau:

Ngƣời dân miền núi nói chung dễ bị ngộ độc và tai nạn hơn so với ngƣời có mức sống cao hơn, đồng thời họ lại thiếu khả năng để điều trị bệnh và tai nạn lao động

55

nặng. Những bệnh truyền nhiễm do môi trƣờng sống gây ra ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe ngƣời dân: Bệnh tiêu chảy, nấm…hay mắc phải những bệnh thuộc về đƣờng hô hấp nhƣ: Viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản…

- Vấn đề môi trƣờng sinh thái tại khu vực nghiên cứu:

Ở khu vực nghiên cứu do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, ngƣời dân chƣa nhận thức đầy đủ ý nghĩa vị trí tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Tình trạng tách rời công tác này với sự phát triển kinh tế - xã hội vân còn xảy ra. Đối với tình hình nƣớc ta muốn tăng trƣởng kinh tế không có con đƣờng nào khác là phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc đƣợc Đảng ta khẳng định: Bảo đảm sự tăng trƣởng nhanh và lâu bền của kinh tế và gắn với việc xử lý tốt các vấn đề công bằng xã hội và tiến bộ xã hội, môi trƣờng và sinh thái.

Nghị quyết Trung ƣơng khoá VIII cũng khẳng định: “Phát triển khoa học công nghệ gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” .

Sự suy thoái về môi trƣờng sinh thái sẽ làm tăng thêm các bệnh tật, làm giảm khả năng miễn dịch của con ngƣời, nguy cơ bệnh tật ngày càng cao, nguồn nƣớc sạch thì khan hiếm do áp lực của việc gia tăng dân số dẫn đến tình trạng khai thác rừng một cách tùy tiện, thiếu kế hoạch, thiếu trách nhiệm. Trên địa bàn các xã nghiên cứu việc phát triển kinh tế chƣa thực sự gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, ngƣời dân chỉ quan tâm việc làm kinh tế chứ chƣa nghĩ đến việc môi trƣờng sẽ ra sao bởi những hoạt động đó. Việc sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trở thành thói quen không thể thiếu, phân chuồng chỉ là phụ… đó chính là một trong nguyên nhân gây nên ô nhiễm nguồn nƣớc, ngƣời dân đa phần sử dụng giếng đào, mà hệ thống lọc, xử lý nƣớc thì hạn chế, nhà vệ sinh chủ yếu là hố 1-2 ngăn, không đảm bảo vệ sinh; trên địa bàn thì rác thải không đƣợc thu gom,…

56

Trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao nhận thức pháp luật, kiến thức quản lý đầu tƣ và kỹ năng quản lý, điều hành để hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, công chức cấp xã và trƣởng thôn, bản chƣa phổ biến, hiệu quả thấp. Việc nâng cao năng lực của cộng đồng, tạo điều kiện để cộng đồng tham gia có hiệu quả việc giám sát hoạt động về đầu tƣ và các hoạt động khác trên địa bàn chƣa thƣờng xuyên. Chính vì vậy mà tính hiệu quả công tác quản lý thấp.

- Quĩ thời gian lớn sử dụng hiệu quả chƣa cao: Ngoài thời gian dành cho SXNN thì ngƣời dân tận dụng thời gian nông nhàn để tăng thu nhập là chƣa cao. Một phần do khả năng tiếp cận với công việc phi nông nghiệp chƣa nhiều, kỹ năng còn hạn chế và do điều kiện về địa lý, ngƣời dân đi lại khó khăn…

- Phân công lao động chƣa cân bằng về giới:

Trong số 150 hộ gia đình nghiên cứu có tới 87,7% số hộ nam giới là chủ hộ và việc quyết định phần lớn công việc trong gia đình. Trong khi đó chị em phụ nữ lại là ngƣời có thời gian hoạt động sản xuất nhiều gấp 2 lần nam giới. Những ngƣời phụ nữ thƣờng tự ti không dám mạnh dạn tham gia bàn bạc góp ý hoặc đƣa ra những quyết định táo bạo trong sản xuất kinh doanh. Hậu quả, ngƣời phụ nữ bị giảm sút sức khoẻ, tinh thần mệt mỏi, giảm khả năng tiếp xúc, quan hệ với xã hội và vô tình đã làm tăng tính gia trƣởng của nam giới trong gia đình và xã hội, làm mất cân bằng về giới trong phân công lao động ở gia đình, địa phƣơng.

Một phần của tài liệu cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở huyện định hóa - tỉnh thái nguyên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)