- Thu thập thông tin thứ cấp: Luận văn tiến hành rà soát mọi tài liệu, văn bản, báo cáo thông qua nhiều nguồn khác nhau nhằm thu đƣợc hiểu biết chung về các vấn đề quan tâm và nhiệm vụ nghiên cứu. (Tài liệu trên internet; nguồn tài liệu của các phòng ban ở Huyện Định Hóa, ở cấp xã…Phòng tài nguyên môi trƣờng, phòng thống kê)
- Điều tra thu thập thông tin sơ cấp:
+ Sử dụng phƣơng pháp “Điều tra ngƣời có am hiểu” để thu thập thông tin (phỏng vấn cán bộ xã, cán bộ nông nghiệp của xã nghiên cứu). Cán bộ địa phƣơng phụ trách khuyến nông và các cán bộ nghiên cứu làm việc cho trung tâm dự báo khí tƣợng thủy văn.
+ Bằng phƣơng pháp đánh giá và điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân (PRA);
+ Phỏng vấn trực tiếp các hộ đƣợc lựa chọn điều tra bằng bảng hỏi. Các hộ trong khu vực nghiên cứu đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều cấp.
- Cơ sở chọn mẫu điều tra
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu phải đại diện cho vùng nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, KTXH, môi trƣờng văn hóa. Căn cứ vào đặc điểm riêng của huyện tôi đã lựa chọn các xã theo các tiêu chí nhƣ sau:
+ Diện tích đất nông, lâm nghiệp nhiều + Nơi cƣ trú của đồng bào dân tộc thiểu số
+ Nguồn thu nhập chính của ngƣời dân từ các hoạt động SX nông, lâm nghiệp
+ Chịu ảnh hƣởng và bị thiệt hại nặng do ảnh hƣởng của những diễn biến bất thƣờng của thời tiết.
chọn một số thôn trong xã đại diện cho xã đó về các đặc điểm kinh tế xã hội và môi trƣờng. Từ các thôn này các hộ điều tra sẽ đƣợc lựa chọn một cách ngẫu nhiên đảm bảo số lƣợng tối thiểu là 150 hộ dân.
- Phƣơng pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp chủ hộ và vợ/chồng chủ hộ có hiểu biết về hoạt động sản xuất, tìm hiểu kinh nghiệm của họ trong việc đối phó với những diễn biến của thời tiết
- Phƣơng pháp quan sát trực tiếp
Nhìn nhận, đánh giá ảnh hƣởng của thời tiết đến kết quả hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp (tình hình sâu bệnh, dịch bệnh…) [4]