- Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung bình năm (TBN) ở Việt Nam đã tăng lên 0,7oC. Nhiệt độ TBN của 4 thập kỷ gần đây (1961 -
2000) cao hơn TBN của 3 thập kỷ trƣớc đó (1931 - 1960). Nhiệt độ TBN của thập kỷ 1991 – 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình (TB) của thập kỷ 1931 – 1940 lần lƣợt là 0,8; 0,4 và 0,6oC. Năm 2007, nhiệt độ TBN ở cả 3 nơi trên đều cao hơn TB của thập kỷ 1931 – 1940 là 0,8 – 1,3oC và cao hơn thập kỷ 1991 – 2000 là 0,4 – 0,5oC.
- Lƣợng mƣa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lƣợng mƣa TBN trong 9 thập kỷ vừa qua (1911 – 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Trên lãnh thổ Việt Nam, xu thế biến đổi của lƣợng mƣa cũng rất khác nhau giữa các khu vực.
- Mực nƣớc biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu cho thấy, mực nƣớc biển trung bình đã tăng lên khoảng 20cm. - Số đợt không khí lạnh (KKL) ảnh hƣởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15-16 đợt KKL, bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trƣờng hợp có số đợt KKL trong mỗi tháng mùa đông (XI-III) thấp dị thƣờng (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị thƣờng gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu là đợt KKL gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.
- Bão: Những năm gần đây, số cơn bão có cƣờng độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thƣờng hơn.
- Số ngày mƣa phùn TBN ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981 – 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.[15]