ĐVT:ngƣời. Giới tính Trình độ Năm Tổng số Nam Nữ sau ĐH, ĐH Tỷ lệ (%) Trung cấp cao đẳng Tỷ lệ (%) Sơ cấp chứng chỉ Tỷ lệ (%) 2009 1045 879 166 153 14,64 68 6,51 823 78,85 2010 1045 870 175 159 15,22 72 6,89 814 77,89 2011 1051 876 175 162 15,7 76 7,23 810 77,07 (Nguồn : Phịng nhân sự hành chính).
- Theo giới tính: ta thấy rằng tỉ lệ nam - nữ của cơng ty có sự chênh lệch rất
lớn. Nam chiếm tỉ lệ lớn hơn nữ, điều này không hề gây mất cân đối trong lao động mà lại rất phù hợp với đặc thù ngành nghề sản xuất của cơng ty. Đối với cơng ty thì lao động sản xuất mang tính chất kỹ thuật cơ điện là chủ yếu và rất cần nhiều lao động nam hơn là nữ do cường độ làm việc cao liên tục và kéo dài, mơi trường thì có nhiều khí độc hại như HCl, HCHO… Và lao động nam thích hợp hơn với việc điều khiển máy móc, thiết bị cịn nữ giới thì lại phù hợp với việc kéo xoắn và bọc lõi dây điện. Như vậy công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho quản lý và bảo hiểm xã hội cho phụ nữ (sinh đẻ, nghỉ ốm, thực hiện các chính sách đối với lao động nữ). Tuy nhiên cơng ty phải chịu chi phí lớn trong việc đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường cho lao động sản xuất đặc biệt là vị trí cơng nhân đứng máy sản xuất sản phẩm trực tiếp.
Cụ thể tình hình tỷ lệ nam – nữ qua các năm như sau : năm 2010 tổng số lao động nam là 870 người giảm 9 người so với năm 2009, năm 2011 tổng số lao động nam là 872 người tăng 6 người so với năm 2010. Số lượng lao động nữ năm 2010 là 175 người tăng 9 người so với năm 2009, năm 2011 số lượng lao động là 175 người không tăng so với năm 2010.
- Theo trình độ học vấn : Qua số liệu từ bảng trên ta thấy tuy tổng số lao
động bình qn qua các năm thì khơng thay đổi nhiều nhưng chất lượng thì khơng ngừng tăng lên. Cụ thể trình độ trên đại học, đại học thì năm 2010 số lao động có trình độ trên đại học và đại học là 159 người tăng 6 người so với năm 2009 tương ứng tỷ lệ tăng 0,58 %. Năm 2011 số lao động có trình độ trên đại học và đại học là 165 người tăng 6 người so với năm 2010 tương ứng tỷ lệ tăng 0,48 %.
Về trình độ cao đẳng trung cấp thì năm 2010 số lao động có trình cao đẳng trung cấp là 72 người tăng 4 người so với năm 2009 tương ứng tỷ lệ tăng 0,38 %. Năm 2011 số lao động có trình độ cao đẳng trung cấp là 76 người tăng 4 người so với năm 2010 tương ứng tỷ lệ tăng 0,34 %.
Còn lại là lao động sơ cấp chứng chỉ hoặc thậm chí khơng có bằng cấp chỉ mới học hết trung học phổ thơng. Lao động có trình độ cao được cơng ty bố trí vào những vị trí lãnh đạo và làm việc hành chính, Cịn lao động trình độ thấp hơn thì được bố trí làm các cơng việc tại xưởng sản xuất tại các xí nghiệp. Việc phân cơng lao động này rất hợp lý vì sẽ phù hợp trong việc sử dụng hết khả năng và năng lực của người lao động. Tuy nhiên khi trình độ lao động trong xưởng sản xuất thấp thì sẽ dễ gây ra các vấn đề như : dễ làm hỏng máy móc do khơng biết sử dụng, để thời gian lãng phí dài nếu phải ngừng sửa máy, có thể gây mất trật tự, vơ kỷ luật…
2.2.2 Công tác quản trị của doanh nghiệp :
Bộ máy quản trị của công ty chia làm 2 cấp : cấp cơng ty và cấp xí nghiệp. Trong đó cơng ty giao kế hoạch sản xuất, kế hoạch doanh thu cho từng xí nghiệp trực thuộc dựa trên cơ sở năng lực, khả năng từng đơn vị.
Ngồi ra cơng ty đã mạnh dạn đi đầu trong công tác cải tiến quản lý, tổ chức lại sản xuất, áp dụng phương pháp quản lý khoa học hiện đại đề đạt được hiệu quả ngày càng cao. Công ty đã tự nghiên cứu và thực hiện thành công mơ hình sản xuất theo cụm cơng nghệ, nâng cao tính chun mơn hóa trong đầu tư, phát triển sản xuất và nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhờ đó giá trị sản lượng cơng nghiệp hàng năm đều tăng nhanh, nâng cao chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Mặt khác, cơng ty cịn tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý từ cơng ty đến các xí nghiệp, hướng dẫn phương pháp làm việc khoa học trên cơ sở sử dụng phương tiện hiện đại. Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 : 1994 từ 1998 và đến nay là ISO 9001 : 2008, coi đó là hệ thống xương sống quản lý, chuyển dần từ lề lối làm việc không khoa học vào hệ thống có tổ chức, có kế hoạch, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận từ cơng ty đến xí nghiệp thơng qua việc kiểm sốt quá trình : phát hiện, khắc phục, giảm thiểu các sai lỗi trong quản lý sản xuất kinh doanh, thỏa mãn được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Trong công tác quản trị điều quan trọng nhất là chiến lược kinh doanh của cơng ty. Vì vậy ngay từ lúc thành lập cơng ty, ban quản trị đã định hình và xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh như sau :
- Giữ vững, xâm lấn và mở rộng thị trường : Giữ vững thị trường miền Nam, xâm lấn, mở rộng thị trường miền Trung, miền Bắc. Công ty luôn nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để thỏa mãn khách hàng, có chính sách để tăng cường gắn bó với các khách hàng đã có của mình.
- Giữ vững sân nhà để vươn ra sân người : Công ty luôn xác định lấy thị trường nội địa là thị trường chính của CADIVI, là cơ sở để CADIVI phát triển ngày càng vững mạnh hơn, từ đó sẽ có đủ thế và lực để vươn ra tầm quốc tế, để thương hiệu CADIVI trở thành thương hiệu quốc tế, như tầm nhìn chiến lược của cơng ty đã vạch ra là : “Năm 2020 công ty CADIVI sẽ trở thành một trong các tập đoàn dây và cáp điện hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á”.
- Tiếp tục đầu tư bổ sung, đổi mới công nghệ để ngang tầm khu vực, tạo ra sự đa dạng hóa về sản phẩm, tận dụng những cơ hội của cơng ty để mang lại lợi ích.
- Tiếp tục đăng ký bảo hộ thương hiệu CADIVI tại nước ngoài (ngoài các nước đã đăng ký như Mỹ, Campuchia,…)
- Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, trước tiên sẽ tập trung xuất khẩu vào thị trường Mỹ, đây là thị trường có tiềm năng khai thác lớn mà cơng ty rất chú trọng nhằm mở rộng phạm vi kinh doanh. Tiếp đến công ty tập trung vào xuất khẩu Campuchia, đây là hướng đi hiện nay của công ty trong giai đoạn 2010 – 2015.
- Kiểm soát chặt hàng tồn kho, lên kế hoạch mua nguyên vật liệu hợp lý để vừa đảm bảo công tác sản xuất kinh doanh, vừa giảm rủi do do biến động giá nguyên vật liệu.
Tuy nhiên bộ máy quản trị còn cồng kềnh, chưa hợp lý, chưa có sự phối hợp đồng bộ từ trên xuống dưới, cịn có sự cạnh tranh khơng lành mạnh trong các đơn vị với nhau. Bộ máy quản trị còn hạn chế trong kinh nghiệm giao dịch quốc tế, nghiên cứu tiếp cận thị trường thế giới.
2.2.3 Nguồn lực tài sản cố định :
Xét về mặt vốn, giá trị tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn sản xuất của doanh nghiệp. Tại công ty, tài sản cố định gồm nhiều bộ phận : nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải. Nhận thức được tầm quan trọng của giá trị tài sản cố định đối với năng lực cạnh tranh nên ngày từ lúc mới thành lập do công ty đã không ngừng đầu tư xây dựng thêm nhà máy sản xuất, đổi mới cơng nghệ và hiện đại hóa máy móc thiết nhằm mở rộng sản xuất để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Do đó nguồn tài sản cố định
của công ty khá dồi dào, cụ thể kết cấu các loại tài sản cố định qua giai đoạn 2009 – 2011 như sau :