ĐVT : triệu đồng Các chỉ tiêu Thực hiện 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 Giá trị TL(%) Giá trị TL(%) Tổng doanh thu 1666619 2350172 3181283 683553 41,01 831111 35,36 Các khoản giảm trừ 14251 10459 6261 -3792 -26,61 -4198 -40,14
Doanh thu thuần 1652368 2339713 3175022 687345 41,6 835309 35,7
Giá vốn hàng bán 1434872 2015895 2753049 581023 40,49 737154 36,57
Lợi nhuận gộp 217496 323818 421742 106322 48,88 97924 30,24
Chi phí tài chính 58117 61522 84999 3405 5,86 23477 38,16 - Chi phí lãi vay 24066 25528 46101 1462 6,07 20573 80,59 Chi phí bán hàng 36192 56036 55420 19844 54,83 -616 -1,1 Chi phí QLDN 62381 91413 100924 29032 46,54 9511 10,4
Lợi nhuận thuần 76951 120578 199449 43627 56,69 78871 65,41 Lợi nhuận khác 495 460 3457 -35 -7,07 2997 651,52
Lợi nhuận trƣớc thuế 77446 121038 202906 43592 56,29 81868 67,64
Lợi nhuận sau thuế 58014 90666 151296 32652 56,28 60630 68,87
(Nguồn : Phịng tài chính kế tốn).
Qua số liệu tính tốn ở bảng trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty tăng dần qua các năm. Tổng doanh thu năm 2010 tăng 683553 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 41,01 % so với năm 2009, tổng doanh thu năm 2011 tăng 831111 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 35,36 % so với năm 2010. Công ty đã thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, tăng sản lượng bán ra qua mỗi năm bằng cách cải tiến sản phẩm, sản xuất ra nhiều loại hàng hoá với sự phong phú về mẫu mã chủng loại, đáp ứng nhu cầu đa dạng, phù hợp với khả năng thanh toán của những loại khách hàng có mức thu nhập khác nhau. Các khoản giảm trừ chủ yếu là khoản giảm giá hàng bán, khơng có hàng bán bị trả lại. Cụ thể năm 2010 giảm giá hàng bán giảm 3792 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 26,61 % so với năm 2009, năm 2011 giảm giá hàng bán giảm 4198 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 40,14 % so với năm 2001.
Tổng doanh thu sau khi trừ đi khoản giảm giá hàng bán, phần còn lại là doanh thu thuần. Doanh thu thuần năm 2010 tăng 687345 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 41,6 % so với năm 2009, năm 2011 tăng 835309 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 35,7 % so với năm 2010. Sự phản ánh doanh thu thuần của Công ty trong 3 năm vừa qua cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh rất khả quan, doanh thu của Công ty tăng lên chủ yếu do tăng sản lượng bán ra qua mỗi năm.
Chi phí kinh doanh năm 2010 tăng 3405 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 5,86 % so với năm 2009 và năm 2011 tăng 23477 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 38,16 %. Trong đó chi phí lãi vay năm 2010 tăng 1462 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 6,07 % so với năm 2009 và năm 2011 tăng 20573 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 80,59 % so với năm 2010. Chi phí bán hàng năm 2010 tăng 19844 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 54,83 % so với năm 2009 và năm 2011 giảm 616 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 1,1 % so với năm 2010. Chi phí quản lý năm 2010 tăng 29032 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 46,54 % so với năm 2009 năm 2011 tăng 9511 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 10,4 % so với năm 2010. Sở dĩ do chi phí kinh doanh tăng lên một phần do cơng ty việc mở rộng quy mô bán hàng, tái cơ cấu lại bộ máy quản lý, mua sắm thêm trang thiết bị máy móc mới và hiện đại, nhưng một phần chi phí tăng lên là để chi vào việc sửa chữa một số máy móc đã cũ, lạc hậu. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế tăng lại cao hơn mức tăng của doanh thu, điều này chứng tỏ tuy chi phí kinh doanh có tăng nhưng đó là những khoản chi phí hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Giá vốn hàng bán cũng tăng dần qua các năm, giá vốn hàng bán năm 2010 so với năm 2009 tăng 581023 tương ứng với tỷ lệ tăng 40,49 %, năm 2011 so với năm 2010 tăng 737154 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 36,57 %. Sở dĩ như vậy là do công ty phải mua và nhập khẩu nguyên vật liệu, mà nguồn nguyên vật liệu này thì ngày càng khan hiếm, điều đó buộc cơng ty phải nâng giá thành sản phẩm, ngoài ra giá vốn hàng bán mỗi năm cũng tăng lên do sự gia tăng trong hoạt động sản xuất kéo theo sự gia tăng trong chi phí nhân cơng, chi phí khấu hao, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất.
Lợi nhuận : Do doanh thu đều tăng lên qua mỗi năm, chi phí cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận của cơng ty cũng tăng lên rõ rệt theo từng năm. Cụ thể phần lợi nhuận sau thuế mà công ty thu được ở năm 2010 tăng 32652 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 56,28 % so với năm 2009, năm 2011 tăng 60630 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 68,87 % so với năm 2010. Tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Vì thế tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng đều qua từng năm. Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của cơng ty rất có hiệu quả. Lợi nhuận của cơng ty khơng ngừng tăng lên do đó cơng ty đã luôn đảm bảo khả năng trả lãi ngân hàng, trả lương cho người lao động, có điều kiện đầu tư thêm vào trang thiết bị máy móc. Bên cạnh đó cơng ty cịn có điều kiện tích luỹ vào nguồn vốn quỹ, thực hiện trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng. Kết quả mà Công ty đạt được ở trên là do cơng ty đã quản lý dịng tiền một cách chặt chẽ, quay vịng vốn nhanh để giảm chi phí tài chính, thực hiện tốt cơng tác bán hàng, thu tiền, quản lý cơng nợ. Ngồi ra cơng ty đã tăng nhanh vòng quay hàng tồn kho, triệt để tiết kiệm vật tư, tiết kiệm chi phí. Quan trọng nhất là
cơng ty có chiến lược mua vật tư đúng thời điểm vừa đảm bảo nhu cầu sản xuất vừa đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quản sản xuất kinh doanh cao.
Qua kết quả phân tích trên ta thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty được đánh giá là tốt bởi doanh thu và lợi nhuận đều tăng lên qua các năm và tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tuy nhiên cần xem xét ở mặt khơng tốt của giá vốn hàng hố tăng lên. Cơng ty cần phải tìm hiểu kỹ nguồn hàng mua và giá trên thị trường, nên có quan hệ tốt với nhiều bạn hàng trong số đó tìm ra cho mình một bạn hàng chính, bạn hàng truyền thống để phân tán rủi ro, tránh tình trạng hàng mua bị thiếu, bạn hàng không thực hiện đúng theo quy định trong hợp đồng hoặc bị bạn hàng ép giá.
2.2.8 Hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm :
Hiện tại công ty tồn tại và phát triển trên 3 thị trường quan trọng đó là :
- Thị trường cơ hội : khu vực thuộc ngành điện lực. Ví dụ như các cơng ty điện lực 1, 2, 3; các ban quản lý dự án các cơng trình điện miền Bắc, Trung, Nam; các cơng ty điện lực của các tỉnh thành như : Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp,…
- Thị trường xuất khẩu : xuất khẩu cho các khách hàng ở thị trường Mỹ, Lào, Campuchia, Myanmar. Doanh thu từ thị trường này chiếm 1,5 % trong tổng doanh thu của công ty. Đối với sản phẩm xuất khẩu thì nhận đơn hàng trực tiếp từ nước ngoài. Ngoài ra cơng ty cịn áp dụng các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ như quảng cáo, tham gia các hội chợ triển lãm, tổ chức các hội nghị khách hàng, giới thiệu sản phẩm ở các trường đại học.
- Thị trường căn bản : bao gồm đại lý, khách hàng xây dựng, xây lắp công nghiệp,…Doanh thu từ thị trường này chiếm tỷ trọng 60 % trong tổng doanh thu của công ty.
Quan điểm của công ty coi thị trường căn bản là quan trọng nhất, là thị trường quyết định cho sự tồn tại của công ty trong mọi hồn cảnh. Vì vậy hiện tai cơng ty đã hình thành mạng lưới phân phối gần 200 đại lý và 9 cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mạng lưới này phát triển tập trung nhất tại khu vực miền Nam và đang hình thành tại miền Trung và miền Bắc.Cụ thể tại miền Nam : TP.HCM : 34 đại lý chia đều cho các quận, Đồng Nai : 3, Bình Dương : 3…tại miền Trung : Đà Nẵng : 27…và miền Bắc : Hà Nội :14 đại lý.
Ngồi ra cơng ty có quan hệ với hơn 160 hãng sản xuất kinh doanh dây và cáp điện và các tập đoàn kinh tế của hơn 20 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt nhất công ty hiện đang là thành viên chính thức của Hiệp hội chế tạo máy và và dây điện quốc tế. Để có được thành quả đó hiện tại cơng ty sử dụng hai lực lượng bán hàng sau :
+ Lực lượng giao dịch bán hàng bên trong : là bộ phận nhân viên bán hàng làm việc tại văn phòng, tiếp xúc và liên hệ với khách hàng chủ yếu qua điện thoại. Lực lượng này thường rất ít tiếp xúc, giao dịch trực tiếp với khách hàng, trừ những lúc khách hàng trực tiếp đến mua hoặc nhận hàng trực tiếp tại xí nghiệp. Nhiệm vụ của lực lượng này là thực hiện các hoạt động mang tính xúc tiến bán hàng như nhận đơn hàng, theo dõi tình hình thực hiện đơn hàng, giới thiệu sản phẩm, tự vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng…Đây là lực lượng bán hàng chính của cơng ty.
+ Lực lượng bán hàng bên ngoài : là bộ phận nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng. Lực lượng này sẽ hỗ trợ cho lực lượng bán hàng bên trong, thực hiện các công việc liên quan đến chức năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng như sắp xếp các chuyến giao hàng, giám sát quá trình bốc xếp hàng hóa lên xe, q trình vận chuyển và giao hàng cho khách hàng, giải quyết các vấn đề trục trặc xảy ra trong quá trình cung ứng cho khách hàng.
Và các lực lượng trên sẽ tiến hành bán hàng với các kênh phân phối sau :
Sơ đồ 2.2 : Các kênh phân phối sản phẩm của cơng ty.
(Nguồn : Phịng thương mại).
- Bán hàng trực tiếp (kênh 1) : cơng ty trực tiếp bán sản phẩm của mình cho hệ thống các đại lý, cá nhân, tổ chức có nhu cầu tại các chi nhánh, xí nghiệp của cơng ty mà không cần thông qua trong gian, hoặc giới thiệu và bán trực tiếp sản phẩm của mình tại các hội chợ thương mại, hội nghị khách hàng. Ưu điểm của hình thức này là dễ dàng nắm bắt nhanh và chính xác nhu cầu của khách hàng nên có thể đáp ứng một cách tốt nhất. Ngồi ra kênh này cịn đẩy nhanh tốc độ lưu thơng hàng hóa, bảo đảm sự giao tiếp chặt chẽ của doanh nghiệp sản xuất trong kênh phân phối. Công ty thu được lợi nhuận cao do chênh lệch giữa giá bán ra với chi phí sản xuất cao vì giảm bớt chi phí trung gian. Tuy nhiên quy trình bán hàng dưới hình thức này có những hạn chế như tổ chức và quản lý kênh phân phối phức tạp, vốn và nhân lực phân tán, chu chuyển vốn chậm.
Khách hàng của kênh phân phối này đa phần là doanh nghiệp, các cơng trình điện lực và xây dựng. Họ thường mua hàng với quy mơ lớn. Vì vậy để có thể bán
Cơng ty dây và cáp điện Việt Nam Người tiêu dùng cuối cùng Nhà bán lẻ Nhà bán bn hay đại lý chính thức 2 1 3
được sản phẩm cho khách hàng cần phải có nỗ lực đàm phán lớn và các dịch vụ hỗ trợ kèm theo.
- Bán hàng gián tiếp (kênh 2 và 3): công ty bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua trung gian phân phối như nhà bán buôn, nhà bán lẻ và hệ thống các đại lý chính thức. Ưu điểm của hình thức này là cơng ty có thể bán sản phẩm của mình cho các đối tượng khách hàng ở các khu vực địa lý khác nhau, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đồng thời kênh này sẽ tách chức năng lưu thông khỏi công ty để thực hiện việc chun mơn hóa và phát triển năng lực sản xuất của mình, bảo đảm trình độ xã hội hóa cao và ổn định hơn, hợp lý hơn trong chiêu thị các hàng hóa được sản xuất. Tuy nhiên, hình thức này phải thơng qua nhiều trung gian nên chi phí cao lại khơng kiểm sốt được giá bán, việc điều hành kênh phân phối sẽ khó khăn nếu các nhà kinh doanh khơng đủ trình độ và kinh nghiệm. Đồng thời thơng tin về khách hàng cũng thường khơng chính xác, gây khó khăn trong việc tìm hiểu và nắm bắt thơng tin về khách hàng. Kênh bán hàng gián tiếp này gồm có 2 loại hình :
* Loại thứ nhất (kênh 2) : Đối với kênh bán hàng gián tiếp này chỉ qua một khâu trung gian là nhà bán bn hoặc đại lý chính thức. Trung gian này hoạt động như một lực lượng bán hàng độc lập trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. Kênh này đóng vai trị quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện cho khách hàng mua sản phẩm, đáp ứng một cách nhanh nhất nhu cầu của khách hàng. Đây là kênh phân phối hữu hiệu nhất cho cả công ty lẫn người tiêu dùng cuối cùng
* Loại thứ hai (kênh 3) : Đối với kênh bán hàng gián tiếp này qua hai khâu trung gian là đại lý chính thức và nhà bán lẻ. Cơng ty sử dụng các đại lý để tiếp xúc với nhà bán lẻ, nhà bán lẻ trực tiếp lấy hàng từ các đại lý chính thức để bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Nhà bán lẻ thường là các cửa hàng nhỏ lẻ, khơng có mối quan hệ làm ăn chính thức với cơng ty, chủ yếu do các đại lý tự tìm kiếm và thành lập nhằm tăng doanh số. Như vậy kênh phân phối này cũng góp phần làm tăng doanh số cho công ty, tuy nhiên sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng giá cả luôn cao hơn khi mua trực tiếp tại đại lý hoặc công ty và người tiêu dùng cuối cùng sẽ là người chịu thiệt nhiều nhất.
Nhờ hệ thống kênh phân phối đa dạng, thuận tiện và không ngừng được hoàn thiện, mức độ bao phủ thị trường nội địa của sản phẩm ngày càng gia tăng, mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cũng được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được tạo điều kiện để tăng cường thâm nhập vào các phân khúc thị trường mới nhằm phát triển khu vực thị trường địa lý mới.
2.2.9 Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường :
. Sở dĩ được như vậy là do trong q trình cơng ty thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh ngành dây và cáp điện hơn 30 năm qua đã thực hiện chiến lược : “Giữ vững,
xâm lấn, mở rộng thị trường”. Công ty đã tận dụng được những kinh nghiệm và ưu
thế riêng của mình để ngày càng phát triển và khẳng định là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực sản xuất kinh doanh dây và cáp điện trên thị trường trong nước. Công ty là doanh nghiệp ngành cáp điện duy nhất được chọn (trong số 30 thương hiệu) tham gia chương trình “Thương hiệu quốc gia” do Bộ cơng thương chủ trì. Cơng ty cịn là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam được công nhận là thành viên của Hiệp hội dây và cáp điện quốc tế, đang có quan hệ hợp tác với hơn 160 cơng ty và tập đoàn sản xuất của hơn 30 quốc gia trên thế giới. Trong đó CADIVI có một liên doanh với tập đoàn TOYOTA và FURUKAWA của Nhật Bản (liên doanh CFT) để sản xuất dây đồng nguyên liệu chất lượng cao. CADIVI cũng đang triển khai dự án liên doanh sản xuất cáp điện – cáp viễn thông với các nhà sản xuất cáp hàng đầu ở Việt Nam