Vận dụng các phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát triển năng lực tự học

Một phần của tài liệu vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của hs trường thpt dân tộc nội trú khi dạy học chương cảm ứng điện từ (vật lí 11 – ban cơ bản) (Trang 35 - 134)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.3.Vận dụng các phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát triển năng lực tự học

học của HS trong dạy học Vật lý.

1.3.3.1.Đặc điểm chung của dạy học Vật lý. [16]

Môn Vật lý cũng nhƣ các môn khoa học khác ở nhà trƣờng phổ thông không chỉ trang bị hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại mà còn góp phần giáo dục và phát triển toàn diện ngƣời HS.

Vật lý là một ngành nghiên cứu các quy luật, các tính chất chung nhất của cấu trúc, sự tƣơng tác và chuyển động của vật chất.Sự phát triển của Vật lý có liên quan mật thiết với các tƣ tƣởng triết học, là cơ sở của nhiều ngành khoa học, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Dạy học Vật lý là quá trình GV tổ chức, kiểm tra, định hƣớng hành động của HS sao cho HS tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức Vật lý và kĩ năng của mình, đồng thời năng lực, trí tuệ của họ từng bƣớc đƣợc phát triển.

1.3.3.2. Các phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông. [16]

Thực tiễn dạy học Vật lý ở nhà trƣờng phổ thông cho thấy hiện nay đã hình thành nhiều PPDH khác nhau.Trong đa số các trƣờng hợp các phƣơng pháp này có thể đƣợc nhóm lại theo ba dấu hiệu chung nhất:

- Nguồn kiến thức.

- Đặc trƣng hoạt động của giáo viên. - Đặc trƣng hoạt động của HS.

Ba dấu hiệu này xuất phát từ việc xem dạy học nhƣ là hai mặt của một quá trình thống nhất. Trong đó nguồn kiến thức đƣợc xem nhƣ gắn liền với hoạt động của giáo viên và HS. Theo phân loại trên, các phƣơng pháp dạy Vật lý có thể đƣợc chia thành 3 nhóm:

- Nhóm các phƣơng pháp dùng lời. - Nhóm các phƣơng pháp trực quan. - Nhóm các phƣơng pháp thực hành.

Khi sử dụng các PPDH ngƣời GV cần quan tâm tới việc thu hút HS tham gia tích cực vào tiến trình của bài học. Chẳng hạn, trong các phƣơng pháp dùng lời, GV cuốn hút HS vào quá trình đàm thoại, vào việc thảo luận các phƣơng pháp giải bài toán, các vấn đề đƣợc nêu ra...Khi sử dụng các phƣơng pháp trực quan GV yêu cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

HS soạn kế hoạch thí nghiệm,vẽ sơ đồ thiết bị, thực hiện các phƣơng án TN, lắp ráp các sơ đồ...Việc ứng dụng các phƣơng pháp thực hành cho phép đƣa vào các yếu tố nghiên cứu, các bài tập sáng tạo...

Việc áp dụng các PP dạy học Vật lý thƣờng gắn liền với việc phát triển tƣ duy của HS, vì khi áp dụng một phƣơng pháp dạy học cụ thể ngƣời GV đồng thời đã dạy cho HS các thao tác logic nhất định, gắn liền với việc giáo dục HS các phẩm chất nhƣ : chú ý, ý chí, hứng thú, yêu lao động.

Thực tế dạy học Vật lý cũng cho thấy, không có một phƣơng pháp dạy học nào đƣợc áp dụng tách biệt hoàn toàn với các phƣơng pháp khác, chẳng hạn các PP dùng lời thƣờng kết hợp với việc sử dụng TN biểu diễn và các phƣơng tiện trực quan. Việc giải các bài toán Vật lý ( phƣơng pháp thực hành) thƣờng kết hợp với với việc giải thích, minh họa bằng đồ thị ...Hơn nữa, việc vận dụng một phƣơng pháp dạy học còn tùy theo nội dung bài học và lứa tuổi HS, có thể có những biến dạng khác nhau, có tính chất và mức độ phức tạp khác nhau, ví dụ khi sử dụng PP trực quan ở các lớp dƣới khác với việc sử dụng nó ở các lớp cuối cấp, HS ở lứa tuổi lớn hơn, tƣ duy phát triển hơn.

Các PTDH hiện đại: Trong thực tế DH Vật lí hiện nay có các PTDH nghe - nhìn sau đang đƣợc sử dụng tƣơng đối rộng rãi.

- Phim học tập: Phim đèn chiếu, phim chiếu bóng, phim học tập trên truyền

hình, phim video.

- Các phần mềm máy vi tính mô phỏng, minh hoạ các hiện tƣợng. quá trình

Vật lí luyện tập cho HS giải bài tập và giải quyết các vấn đề học tập trên náy vi tính, tiến hành các TN với các thiết bị TN hiện đại, trong đó máy vi tính nhƣ là máy đo, xử lí các kết quả TN. Các thiết bị nghe nhìn thƣờng đƣợc trang bị là: Đèn chiếu, máy chiếu phim, máy thu hình, máy sang và phát băng hình, máy chiếu đa năng, máy vi tính…

1.3.3.3. Xác định các hình thức tổ chức dạy học Vật lý.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học, điều kiện và phƣơng tiện dạy học, đối tƣợng HS, giáo viên xác định hình thức tổ chức dạy học thích hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong bài lên lớp tài liệu mới, có thể căn cứ trƣớc hết vào nội dung dạy học để chọn hình thức học cá nhân, nhóm, lớp.

+) Đối với những nội dung thích hợp, vừa sức, giáo viên có thể tổ chức cho HS học cá nhân với sách giáo khoa để nắm kiến thức bài học.

+) Đối với những nội dung dễ gây ra nhiều ý kiến khác nhau, có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.

+) Đối với những nội dung mà HS không có khả năng tự học (những nội dung phức tạp, khó,...) và mất nhiều thời gian, nên tổ chức cho HS học theo lớp. Học theo lớp chỉ nên tổ chức trong một số thời gian ngắn, vào những lúc thích hợp, cần thiết của lớp học, vì đây là hình thức dạy học ít phát huy tính tích cực học tập của HS.

Các hình thức dạy học cần phải đƣợc phối hợp chặt chẽ với nhau trong một tiết lên lớp, làm cho hình thức hoạt động nhận thức của HS đa dạng và các em vừa đƣợc học thầy, vừa đƣợc học bạn, vừa có sự nỗ lực cá nhân.

1.3.3.4. Lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học Vật lý.

Việc xác định (hay lựa chọn) các phƣơng pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy học, vì nó có tính quyết định đến việc thực hiện mục tiêu dạy học và chất lƣợng dạy học.

* Để xác định phương pháp dạy học cho một bài dạy học, thông thường có các căn cứ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Mục tiêu dạy học: Trong dạy học, mục tiêu về nhận thức thƣờng có nhiều mức độ. Mỗi mức độ lĩnh hội kiến thức đạt đƣợc bằng mỗi phƣơng pháp dạy học nhất định. Do vậy, khi lựa chọn phƣơng pháp dạy học phải căn cứ vào mục tiêu dạy học.

2. Nội dung bài học: xét về phƣơng diện triết học, phƣơng pháp là hình thức tự vận động bên trong của nội dung. Do vậy, không có một phƣơng pháp dạy học nào thích hợp với tất cả nội dung dạy học, mỗi phƣơng pháp dạy học chỉ thích ứng với một số nội dung nhất định.

3. Các giai đoạn của quá trình nhận thức: Thông thƣờng quá trình nhận thức trải qua 3 giai đoạn: Tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, trình bày thông tin.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vậy phƣơng pháp dạy học trong khi dạy bài mới khác với bài ôn tập, củng cố, khác bài thực hành. Ngay trong bài lên lớp tài liệu mới, ở giai đoạn thông tin ban đầu sử dụng phƣơng pháp dạy học khác với giai đoạn củng cố, hệ thống hóa kiến thức,...

4. Đối tƣợng HS: Cần biết HS đã đạt đến trình độ nào về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, đặc điểm tâm sinh lý, các thói quen học tập và vốn kiến thức thực tế tích lũy đƣợc qua cuộc sống ra sao. Từ đó dự kiến các phƣơng pháp dạy học thích hợp, khêu gợi tính tích cực hoạt động của HS trên cơ sở phát huy năng lực và phẩm chất cá nhân của các em.

5. Những điều kiện vật chất của việc dạy học, nhƣ: đặc điểm, số lƣợng HS, tài liệu và phƣơng tiện, thiết bị dạy học, các điều kiện vật chất khác,... cũng có tác động, nhiều khi rất quan trọng tới việc lựa chọn phƣơng pháp dạy học nhằm phát triển năng lực tự học.

6. Năng lực, thói quen, kinh nghiệm của bản thân ngƣời giáo viên về dạy học cũng cần xem xét đến khi lựa chọn phƣơng pháp dạy học. Bởi vì, phƣơng pháp dạy học còn mang nặng tính trực giác của hoạt động dạy, chi phối bởi tính chủ quan, kinh nghiệm của ngƣời sử dụng nó.

* Lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học Vật lý.

Mỗi phƣơng pháp dạy học đều có tác dụng tích cực đối với một số mặt học tập của HS, giúp HS nắm vững kiến thức và phát triển một số khía cạnh nào đó của kỹ năng, thái độ. Không có phƣơng pháp dạy học nào là vạn năng cả. Chính vì vậy trong một bài dạy học, cần phải có sự phối hợp hợp lý các phƣơng pháp dạy học khác nhau. Dù sử dụng phƣơng pháp dạy học nào thì cũng lƣu ý kiểu dạy học có hiệu quả nhất là kiểu trong đó đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.1: Một số PPDH và nội dung hoạt động

Phƣơng pháp Nội dung hoạt động

1. PP vấn đáp (Đàm thoại) - Giáo viên đặt câu hỏi để HS suy nghĩ trả lời.

* HS tranh luận với bạn hoặc với Thầy cô tìm câu trả lời

2. PP đặt và giải quyết vấn đề

- Tạo ra tình huống có vấn đề.

-Thầy và trò cùng giải quyết vấn đề qua các thủ thuật • Đặt câu hỏi để các em suy nghĩ và trả lời ;

• Thuyết trình ;

• Đặt vấn đề để các em trao đổi, thảo luận, giải quyết vấn đề. 3. Tự đọc - Các em đọc giáo trình, tài liệu.

- Viết tóm tắt, lập sơ đồ, biểu bảng.

4. Thảo luận nhóm - HS đƣợc chia thành nhiều nhóm nhỏ để thảo luận một số vấn đề do thầy giáo nêu lên.

- Đại diện các nhóm trình bày trƣớc lớp. - Giáo viên tổng kết.

4. Phƣơng pháp trực quan (sử dụng mô hình, băng hình,...)

- Xem băng hình, mô hình - Thảo luận.

- Giáo viên tổng kết. 5. Tiến hành TN, làm bài tập,

thực hành,...

- Tiến hành TN, làm bài tập, thực hành. - Thảo luận, kết luận.

6. Tổ chức cho HS thuyết trình, báo cáo

- HS báo cáo một vấn đề đã đƣợc chuẩn bị trƣớc. - Cả lớp nghe, trao đổi thảo luận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo viên xác nhận kiến thức, tổng kết 7. Xemine - Cả lớp chuẩn bị.;- Một hoặc hai em báo cáo.

- Cả lớp thảo luận. - Giáo viên tổng kết.

Nhìn chung, trong thực tiễn dạy học, các phƣơng pháp luôn luôn đƣợc sử dụng trong dạng phối hợp với nhau, tùy theo nghệ thuật sƣ phạm của ngƣời GV. Mặt khác, các hình thức tổ chức dạy học, các dạng hoạt động cũng cần đƣợc phối hợp một cách hợp lý. Kết hợp hình thức bài- lớp với hình thức học tập theo nhóm tại lớp, phối hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dạng hoạt động chung có tính chất tập thể, toàn lớp, với hoạt động cá nhânhoạt động tổ nhóm. Điều đó vừa phát huy đƣợc tính tích cực, tự lực cá nhân, vừa giúp đỡ, phối hợp với nhau trong học tập, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của mỗi HS, làm cho các em vui vẻ, hứng thú, yêu thích môn học. Trong điều kiện đó, GV sẽ có dịp theo sát các em hơn và giúp đỡ các em học tập có hiệu quả hơn.

1.4. Nghiên cứu thực trạng dạy học môn Vật lý ở trƣờng THPT DTNT Yên Bái.

Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm ở trung tâm giữa Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Lào cai, phía đông giáp hai tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên 689.949,05 ha, dân số 752.868 ngƣời. Mật độ dân số bình quân là 109 ngƣời/km2

cƣ trú trên địa bàn 180 xã (phƣờng, thị trấn) thuộc 07 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố. Toàn tỉnh có trên 30 dân tộc anh em cùng chung sống, Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Thái, Cao Lan… Trong đó có 2 huyện vùng cao là Trạm Tấu và Mù Cang Chải ( Đồng Bào H’mông chiếm trên 80%) thuộc trong 61 huyện nghèo và đặc biệt khó khăn của cả nƣớc.

Trong địa bàn của tỉnh hiện nay có 02 trƣờng THPT DTNT với tổng số 560 HS. Trƣờng THPT DTNT tỉnh Yên Bái ( thành lập vào năm 1984 ) đặt tại thành phố Yên Bái có 281HS và trƣờng PTDTNT – THPT Miền Tây ( thành lập năm 2009) với 279 HS.

1.4.1. Đặc điểm về tâm lý của HS trƣờng THPT DTNT

Chất lƣợng học tập phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm tâm lí của HS. Qua tiếp xúc, tìm hiểu, trò chuyện, thông qua dạy học, kiểm tra đánh giá chúng tôi nhận thấy tâm lý của HS trƣờng THPT dân tộc NT tỉnh Yên bái có một số đặc điểm sau:

- Về nhận thức: Nhận thức cảm tính phát triển khá tốt. Độ nhạy cảm về thị giác và thính giác giúp các em thuận lợi hơn trong tri giác. Các em dễ phát hiện các dấu hiệu đơn lẻ bên ngoài. Tuy nhiên sự tri giác này còn cảm tính, thiếu toàn diện. Tƣ duy lôgic, tƣ duy trừu tƣợng kém phát triển. Tƣ duy chủ yếu là tƣ duy trực quan hình tƣợng. Thói quen lao động trí óc chƣa bền, ngại suy nghĩ, ngại động não, thƣờng suy nghĩ theo một chiều, ngại đi sâu vào những vấn đề kiến thức "rắc rối", phức tạp. Các phẩm chất tƣ duy nhƣ: Sự linh hoạt, sự nhanh nhạy, sự mềm dẻo còn kém phát triển. Khả năng tƣ duy độc lập, óc phê phán còn hạn chế, những vấn đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đòi hỏi phải đào sâu suy nghĩ phân tích, tổng hợp, tìm ra bản chất của một vấn đề các em khó thực hiện đƣợc. Sự lĩnh hội các khái niệm chƣa phản ánh đƣợc bản chất của khái niệm. Các em hay nhầm lẫn giữa thuộc tính bản chất và hiện tƣợng bên ngoài (thuộc tính không bản chất) của khái niệm.

Điều dễ nhận thấy ở các em đó là nhận thức cảm tính và khả năng tƣ duy kinh nghiệm của các em phát triển cao hơn so với trình độ chung cùng lứa tuổi. Nhƣng khả năng tƣ duy lý luận còn thấp so với yêu cầu. Vì vậy trong quá trình tổ chức dạy học, tổ chức rèn luyện kỹ năng học tập theo hƣớng mang tính trực quan, tận dụng khai thác những hiểu biết cảm tính của HS thì quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS sẽ diễn ra một cách thuận lợi và có hiệu quả hơn.

- Về ngôn ngữ:

Phần lớn HS sống ở môi trƣờng trƣờng kinh tế - xã hội kém phát triển về nhiều mặt, các em ít có điều kiện tiếp xúc với các hoạt động kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật, CNTT...Vì vậy trình độ tiếng Việt của HS còn hạn chế. Các em chƣa hiểu hoặc hiểu chƣa chính xác các khái niệm trừu tƣợng, các thuật ngữ khoa học...chƣa có sự phân biệt chính xác giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, khả năng diễn đạt thiếu chặt chẽ, lôgic.

- Về giao tiếp.

Trong giao tiếp của các em thƣờng thiếu mềm mỏng nhƣng thẳng thắn, chân thành, thƣờng nói thiếu chủ ngữ. Tính tích cực trong giao tiếp chƣa cao. Việc thiết lập các quan hệ mới còn gặp nhiều khó khăn, rụt rè, thiếu chủ động. Nhu cầu nhận thức và nhu cầu giao tiếp nhiều khi không thống nhất. Các em mong muốn đƣợc đánh giá tốt, đƣợc khen nhƣng ngại bộc lộ mình. Các em có nhu cầu mở rộng tầm nhìn nhƣng lại ngại suy nghĩ về những vấn đề trừu tƣợng. Khả năng định hƣớng trong giao tiếp thiếu trọng tâm, biểu hiện ở hiện tƣợng nhiều em mải vui, quên học, thích hoạt động bề nổi, ít chú trọng việc ứng dụng tri thức đã học vào việc giải quyết các tình huống học tập.

- Một số tính cách khác:

Đặc điểm nổi bật trong đời sống tình cảm của HS dân tộc: Tính chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng. Lối sống phóng khoáng, biểu hiện của tình cảm cũng rất phong

Một phần của tài liệu vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của hs trường thpt dân tộc nội trú khi dạy học chương cảm ứng điện từ (vật lí 11 – ban cơ bản) (Trang 35 - 134)