Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại của khu công nghiệp quang minh (Trang 61 - 130)

V. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ:

2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Từ kết quả điều tra thu được, đề tài sử dụng phần mềm Excel, phần mềm chuyên ngành và để thống kê các nguồn phát thải, lượng chất thải nguy hại phát sinh trong các nhà máy trong KCN Quang Minh.

Trên cơ sở đó, xác định lượng chất thải nguy hại phát sinh trong tháng, quý và trong mỗi năm.

2.2.2.4. Phương pháp chuyên gia

Ý kiến các chuyên gia về môi trường có nhiều kinh nghiệm hiểu biết về CTNH, quản lý chất thải nguy hại, môi trường và quản lý môi trường KCN là cơ sở đáng tin cậy trong việc đưa ra đánh giá các vấn đề còn tồn tại và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTNH trong khu công nghiệp Quang Minh.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Xác định thành phần và tính toán lượng CTNH phát sinh

Thành phần chất thải nguy hại: Thành phần chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Quang Minh phụ thuộc vào nhóm ngành nghề: Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo - lắp ráp, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, dệt may. Các chất thải nguy hại phát sinh gồm nhiều dạng rất phức tạp. Kết quả tổng hợp các chất thải nguy hại phát thải theo ngành nghề sản xuất như sau:

Bảng 3.1. Kết quả tổng hợp các chất thải nguy hại phát thải theo

ngành nghề sản xuất trong KCN Quang Minh

STT Ngành nghề, doanh

nghiệp

Chất thải nguy hại

1 May mặc - Găng tay rẻ lau dính dầu, nhựa keo thải, 2 Dệt sợi, nhuộm - Cadmium, acid khoáng, thuốc nhuộm

- Thùng chứa hóa chất, mực in.

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải 3 Cơ khí xây dựng, máy

xây dựng

- Sơn thải chứa kim loại nặng, dể bắt lửa - Các chất tẩy rửa mạnh

- Các chất acid và kiềm mạnh 4 Đồ gỗ, mỹ nghệ - Các chất tẩy rửa dễ bắt lửa

- Các chất rửa mạnh, dung môi hữu cơ - Gòn đánh vecni

5 Dược phẩm -Chất tẩy rửa mạnh, bao bì vỏ hộp chứa hóa chất

- Các acid và kiềm mạnh 6 Linh kiện điện tử - Bản mạch, linh kiện điện tử,

- Hợp chất chì, xỉ hàn chì - Chíp điện tử hỏng, 7 Cơ khí xe máy, phụ

tùng ô tô

- Sơn thải có chứa kim loại nặng - Xăng, dầu

- Các accuaxit chì hư hỏng - Bao bì, vỏ hộp chứa hóa chất

8 Nhựa, cao su - Nhựa, ba via cao su nhiễm bẩn hóa chất và dầu thải.

- Cặn keo, hạt nhựa nhiễm hóa chất 9 Hóa chất, sơn, thuốc

thú y

- Bụi kim loại nặng

- Các chất tẩy rửa dể cháy

- Các chất acid và kiềm mạnh - Bao bì, thùng chứa hóa chất 10 In ấn, bao bì - Các mực in chứa kim loại nặng

- Các chất thải từ mạ điện

- Các chất tẩy rửa mạnh - Bao bì, thùng chứa hóa chất 11 Gia công cơ khí - Sơn thải có chứa kim loại nặng

- Các chất acid và chất kìm mạnh

- Các chất thải có chứa xyanit

- Cặn bã chứa kim loại nặng - Giẻ lau dính dầu, nhớt, nhớt thải 12 Công nghiệp nhẹ khác - Găng tay, rẻ lau dính dầu, ... 13 Tạm dừng hoạt động, - Gần như không phát sinh

tư vấn dịch vụ cho thuê đất và nhà xưởng

U

Tính toán lượng chất thải phát sinh:

Theo số liệu thu thập được do ban quản lý khu công nghiệp Quang Minh cung cấp thì có 115 doanh nghiệp đăng ký vào Khu công nghiệp Quang Minh nhưng chỉ có 94 doanh nghiệp nhà máy đang hoạt động sản xuất (căn cứ theo bảng tổng hợp lĩnh vực ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN Quang Minh).

Như vậy tổng lượng CTRCN phát sinh tại KCN Quang Minh là: 102.900kg/tháng tương đương 1.234.800 kg/năm = 1.234,8 tấn/ năm.

Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh tại KCN Quang Minh là: (Nguồn

HEPZA, 2003), chiếm khoảng (15 - 25)% của tổng lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinh = (15 - 25)% *102.800 = (15.435 – 25.725) kg/tháng.

U

Dự báo khối lượng chất thải phát sinh lớn nhất:

Khi 100% các doanh nghiệp cùng đăng ký hoạt động thì lượng chất thải nguy hại phát sinh của 115 doanh nghiệp sẽ dao động là:

(15.435 - 25.725)*100/81,17 = (19.015 - 31.692) kg/tháng

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý CTNH Khu công nghiệp

3.2.1. Đề xuất hệ thống quản lý cho toàn diện cho KCN

a) Thiết lập hệ thống quản lý:

Hệ thống quản lý CTNH trong khu công nghiệp Quang Minh bao gồm 4 thành phần cơ bản: Luật pháp, cưỡng chế, thiết bị và dịch vụ trợ giúp [7].

Hình 3.1. Các thành phần của hệ thống quản lý CTNH áp dụng

tại KCN Quang Minh

Luật pháp: Đây là thành phần cơ bản quan trọng, là nền tảng quan trọng chi phối các thành phần còn lại;

Triển khai cưỡng chế: Nếu chỉ có bộ khung pháp lý cho việc quản lý CTNH không thì chưa đủ mà còn cần các quy chế, hướng dẫn quy định thực hiện ban hành kèm theo. Trong khi triển khai cần phải có các giải pháp cưỡng chế thi hành trước khi có các biện pháp kiểm soát cụ thể nào đó;

Thiết bị (phương tiện):Là các phương tiện, thiết bị cần thiết, phù hợp để có thể quản lý thích hợp chất thải nguy hại;

Dịch vụ hỗ trợ:Cơ sở hạ tầng về mặt kỹ thuật, năng lực về phòng thí nghiệm, thông tin kỹ thuật và tư vấn, các kế hoạch đào tạo để cung cấp ...

Trong hệ thống quản lý với CTNH, luôn ứng phó với chất thải nguy hại phát sinh theo thứ tự ưu tiên: Giảm thiểu tại nguồn; thu hồi - tái chế - tái sử dụng; Xử lý chất thải và cuối cùng mới thải bỏ an toàn. Hệ thống quản lý kỹ thuật với chất thải nguy hại trong KCN Quang Minh được thể hiện rõ theo sơ đồ dưới đây:

Hình 3.2. Sơ đồ giảm thiểu và xử lý chất thải theo thứ tự ưu tiên

Với những cộng cụ có thể thực hiện như trên, việc quản lý CTCNNH tại khu công nghiệp Quang Minh cần phải có một sự phân công trách nhiệm cụ thể. Các phương cách quản lý theo công cụ kinh tế, kỹ thuật hay pháp lý đều có những ưu khuyết điểm riêng. Việc sử dụng một công cụ duy nhất không thể đem lại hiệu quả tối ưu cho việc quản lý CTNH. Do vậy, cần có một cách thức kết hợp ưu điểm và hạn chế yếu điểm của từng phương pháp. Chính vì lẽ đó mô hình tổng hợp quản lý CTNH là phương pháp quản lý từ khâu nhập nguyên vật liệu vào – sản xuất – thải bỏ.

Giảm thiểu tại nguồn

Thu hồi – Tái chế - Tái sử dụng

Xử lý

Hình 3.3. Mô hình sơ đồ tổ chức quản lý CTNH cho KCN Quang Minh

U

Thiết lập mô hình quản lý:

* Chức năng và nhiệm vụ của các Ban, ngành có liên quan với nhau:

Các Ban, ngành có liên quan phải có sự kết hợp, thống nhất trong việc

quản lý CTCNNH:

- Sở Tài nguyên & Môi trường chịu trách nhiệm thanh tra và giám sát công tác thi hành bảo vệ môi trường của các chủ nguồn thải, các KCN quản lý CTCNNH. Kiểm tra và phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật về môi trường đặc biệt là CTCNNH. Có kế hoạch khen thưởng và xử phạt đích đáng.

- Sở Khoa học Công nghệ (KHCN) có vai trò nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và triển khai các công nghệ trong xử lý an toàn CTCNNH, công cụ hỗ trợ sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải…

- Sở Công nghiệp, Sở Khoa học Công nghiệp và Sở Y tế đề ra các chính sách bắt buộc các doanh nghiệp và chủ nguồn thải, chủ xử lý phải quản lý chặt chẽ CTCNNH, đề xuất các giải pháp công nghệ an toàn (kết hợp với Sở KHCN).

- Sở Giao thông Công chánh trực tiếp quản lý các công ty quản lý chất thải làm công tác thu gom, vận chuyển; các chủ xử lý, tiêu hủy chất thải.

Ban quản lý Khu công nghiệp Quang Minh:

- Trách nhiệm quản lý môi trường và CTNH chung cho toàn bộ KCN. Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý, phổ biến hướng dẫn thực hiện các quy định của nhà nước về CTNH, quản lý CTNH đến các nhà máy trong KCN. Hướng dẫn thực hiện các qui định, tiêu chuẩn về xây dựng, vận hành, tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn thải với CTNH. Hướng dẫn quy định về chất thải nguy hại trong việc giảm thiểu tại nguồn, phân loại, lưu trữ, thu gom và xử lý CTNH.

- Ban Quản lý KCN và Công ty xử lý chất thải nguy hại phải (tư nhân hoặc nhà nước):

+ Thi hành đúng các quy chế quy định về phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý an toàn CTCNNH.

+ Công ty phải có đủ giấy phép hoạt động kinh doanh.

+ Đảm bảo về thiết bị thu gom, xử lý, tái chế theo quy định và các tiêu chuẩn riêng biệt với CTNH.

+ KCN có kế hoạch giám sát chất lượng môi trường tại các nhà máy: kiểm soát CTCNNH phát sinh (phân loại tại nguồn, lưu trữ trong các loại thùng chứa và khó an toàn, kiểm tra các hợp đồng thu gom, vận chuyển - xử lý chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng.

+ Thường xuyên và tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành, đảm bảo có trình độ chuyên môn và đủ năng lực để tham gia trong việc quản lý CTCNNH và vận hành hệ thống quản lý môi trường và CTNH.

Ban Quản lý các KCN & Chế xuất HN và Phòng Tài nguyên môi

trường huyện Mê Linh:

- Phổ biến quy định nhà nước, hướng dẫn thực hiện về CTNH, quản lý CTNH đến ban quản lý KCN, các nhà máy.

- Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý và hàng năm về tình hình quản lý lưu trữ, thu gom và hợp đồng xử lý CTNH của KCN cho cơ quan quản lý cấp cao hơn (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội).

- Duy trì công tác kiểm tra, thanh tra ngẫu nhiên và định kỳ, áp dụng biện pháp quan trắc, giám sát. Đây là biện pháp biện pháp hữu hiệu nhất để cung cấp thông tin về diễn biến môi trường. Qua đo, phối hợp với Sở TNMT chiến lược quy hoạch cũng như các đề xuất, phương án kịp thời để giảm thiểu CTNH, ô nhiễm môi trường. Tăng cường nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thông qua các khoá tuyên truyền, tập huấn, phổ biến quy định của nhà nước về CTNH, quản lý CTNH và bảo vệ môi trường KCN.

Các nhà máy trong KCN:

- Nhà máy có chất thải nguy hại phát sinh phải nhanh chóng đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để được cấp sổ Chủ nguồn CTNH và phân loại chất thải tại nguồn, lưu trữ tạm thời trong nhà máy và hợp đồng thu gom vận chuyển xử lý với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý an toàn.

- Nhà máy có CTNH phát sinh phải tăng cường giảm thiểu tại nguồn, xây dựng kho lưu trữ, biện pháp phân loại hợp lý, cải thiện hệ quản lý, cải tiến quá trình sản xuất bảo đảm quản lý hiệu quả CTNH.

- Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý và hàng năm về tình hình phát sinh, lưu trữ, thu gom và hợp đồng xử lý CTNH của nhà máy cho cơ quan quản lý cấp cao hơn (Ban quản lý KCN, Phòng Tài nguyên và Sở Tài nguyên và Môi trường).

- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phổ biến quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường đến cán bộ công nhân viên trong nhà máy.

Cộng đồng dân cư :

Phối hợp với cơ quan quản lý thường xuyên theo dõi, giám sát hiện trạng môi trường, giám sát sự thực hiện lưu trữ, vận chuyển và xử lý CTNH trong KCN.

Báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và chức năng quản lý khu vực khi phát hiện thấy các lỗi cố ý vi phạm của các đơn vị nhà máy (thải bỏ chất thải không đúng nơi quy định, xử lý chất thải không đạt tiêu chuẩn hay không đúng quy trình), hay các sự cố về chảy tràn, đổ bỏ CTNH và sự cố môi trường xung quanh nhằm kịp thời xử lý sự cố tránh việc gây ra các hậu quả nghiệm trọng.

Cùng tham gia tuyên truyền, giáo dục, tập huấn sự hiểu biết về CTNH (thành phần, tính chất nguy hại, phân loại, xử lý … với CTNH).

Phát hiện và xử lý lỗi vi của đơn vị về sự không tuân thủ, vi phạm trong

quản lý CTNH:

Các đơn vị sau khi bị phát hiện các lỗi vi phạm về sư không tuân thủ trong quản lý chất thải nguy hại được xử lý ngay lập tức bằng văn bản theo chức năng và nhiệm vụ từ các cơ quan quản lý cấp cao hơn (Ban quản lý KCN, Ban quản lý KCN & Chế xuất HN hay Sở Tài nguyên và Môi trường HN…). Ngoài việc yêu cầu khắc phục sự cố, sự không tuân thủ theo quy định nhà nước, các đơn vị có thể bị xử lý theo các hình thức khác nhau tùy theo mức độ vi phạm và có thể bị phạt bằng tiền được quy định rõ trong Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm các quy định xử lý có liên quan đến CTNH hay thu hồi các giấy phép kinh doanh – hoạt động của doanh nghiệp trong KCN vv…

Hình 3.4. Sơ đồ hệ thống kỹ thuật quản lý và xử lý chất thải nguy hại [7]

GĐ1: Là giai đoạn phát sinh chất thải từ các nguồn thải, trong phần này để giảm lượng thải doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp giảm thiểu tại nguồn khác nhau.

GĐ2: Là giai đoạn bao gồm các công tác thu gom và vận chuyển trong nội vi công ty và vận chuyển ra ngoài.

GĐ3: Là giai đoạn bao gồm các công tác xử lý thu hồi. GĐ4: Là giai đoạn chuyển cặn, tro sau xử lý.

KCN cần xây dựng kho lưu trữ chung nhằm mục đích: - Giải phóng mặt bằng cho các nhà máy;

- Tạo nơi lưu trữ an toàn cho môi trường và con người; - Giảm rủi ro xảy ra do lưu trữ trong các nhà máy;

- Tránh tình trạng thải bỏ chung với chất thải thông thường;

- Phí lưu trữ, đủ để vận hành kho và không quá lớn để các doanh nghiệp phai e ngại.

U

*) Thiết kế kho lưu trữ

U

Chọn vị tríU: Chọn vị trí xây phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: Nếu chọn vị trí đặt nhà kho cần bảo quản phải không được thải vào không khí các chất độc hại, không gây tiếng ồn và các yếu tố có hại khác không vượt mức quy định hiện hành về vệ sinh môi trường. Khi định vị nhà kho nằm trên đất xây dựng, phải đảm bảo yêu cầu công nghệ bảo quản hàng hóa; Đảm bảo khoảng cách cho xe lấy hàng cũng như chữa cháy ra vào dễ dàng;

U

Nguyên tắc an toàn khi thiết kế kho lưu trữ:

Kho lưu trữ CTNH phải được thiết kế sao cho nguy cơ cháy hay đổ tràn là thấp nhất và phải đảm bảo tách riêng các chất không tương thích.

Phòng chống cháy nổ, chảy tràn:

Theo tiêu chuẩn xây dựng TCVN thì các nguyên tắc thiết kế nhà kho được ghi trong TCVN 4317-86 và những quy định ở một số tiêu chuẩn khác. Ngoài những quy định chung về kết cấu, thiết kế các kho lưu trữ CTNH cần đặc biệt quan tâm đến tổ chức phòng chống cháy nổ

- Tính chịu lửa, nhiệt - Tính ngăn cách cháy; - Các hệ thống thoát hiểm;

- Vật liệu trang trí, hoàn thiện cách nhiệt - Hệ thống chửa cháy;

- Hệ thống còi, biển báo động;

- Phòng trực chống cháy, nổ, đổ tràn hóa chất….

U

Vật liệu xây dựng

- Vật liệu xây dựng kho phải là vật liệu không dể bắt lửa và khung nhà phải

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại của khu công nghiệp quang minh (Trang 61 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)