Công nghệ gia công cơ khí kim loại

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại của khu công nghiệp quang minh (Trang 55 - 130)

V. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ:

2.1.4.6. Công nghệ gia công cơ khí kim loại

Công nghệ chế tạo cơ khí ơ Việt Nam được đánh giá vào hang công nghệ đơn giản và lạc hậu nhất. Hoạt động sản xuất trong ngành cơ khí nói chung không có sự thải hóa chất vào môi trường trừ khi trong dây chuyền có công nghệ mạ, xử lý bề mặt kim loại (sơn, nhuộm). Ngành mạ điện sử dụng rất nhiều hóa chất dạng muối kim loại có tính độc cao như: CrOR3R, CdClR2R, MnClR2R, NaCN. Nước thải từ khẩu xử lý bề mặt nói chung và khâu mạ điện nói riêng có kim loại như Cr, Ni, Zn, Cd và chất độc tố CNP

-

P

, dầu khoáng và độ acid, kiềm cao sẽ tạo ra khí HCN bay vào không khí gây tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, công nhân lao động. Công đoạn sơn bề mặt cũng gây ô nhiễm nghiêm trọng do sử dụng nhiều hóa chất mang tính độc cao. Vật liệu sơn là hợp chất cao phân tử trong khi dung môi thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người (các dung môi pha sơn công nghiệp: Toluen, tricloroethylen, xylem, ethyl acetate). Như vậy, sơn và dung môi sơn đều là nguồn phát sinh chất thải nguy hại vào môi trường.

2.1.5. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn nguy hại tại khu công nghiệp Quang Minh

Điều tra khảo sát thành phần, khối lượng và dự báo chất thải nguy hại phát sinh trong KCN Quang Minh:

- Kỹ thuật giảm thiểu chất thải tại nguồn: Chỉ các doanh nghiệp lớn có tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14000 quan tâm đến việc giảm thiểu chất thải tại nguồn, số này chiếm khoảng 14,5% trong tổng số 94 doanh nghiệp hoạt động.

- Kỹ thuật phân loại, lưu chứa: Theo khảo sát thực tế tại 94 doanh nghiệp hạt động trong KCN, việc phân loại và lưu chứa chất thải đối với đa số các doanh

nghiệp là chưa đúng theo quy định. Kết quả tổng hợp và khảo sát năm 2010 từ Ban quản lý các KCN và Công ty quản ly hạ tầng KCN Quang Minh như sau:

+ Số cơ sở có tiến hành phân loại riêng biệt CTRSH, CTRCN và CTNH: 20 cơ sở (chiếm 21,27%), trong đó có 10 cơ sở phân loại CTNH theo đúng Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT – Danh mục CTNH (chiếm 10,63%);

+ Số cơ sở có phân loại CTRSH, CTRCN và CTNH nhưng chưa triệt để, chỉ chú trọng đến phần chất thải có giá trị tái chế: 50 cơ sở (chiếm 53,19%);

+ Số cơ sở không phân loại CTRSH, CTRCN và CTNH: 24 cơ sở (chiếm 25,50%).

2.1.5.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn nguy hại

Theo các báo cáo điều tra hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải công nghiệp nguy hại ở các cơ sở sản xuất KCN Quang Minh:

- Đo lượng chất thải: Có rất ít thông tin về lượng chất thải sinh ra, các số liệu thu thập được chỉ mang tính tham khảo chứ không hoàn toàn chính xác. Điều này gây khó khăn cho việc xác định đâu là vấn đề ưu tiên trong việc lập kế hoạch quản lý. Hiện nay, các chủ nguồn thải đo không giống nhau có thể theo khối lượng hoặc thể tích, số liệu thường do ước lượng là chủ yêu. Điều này khiến việc xác định tính chính xác về lượng thải ra không thực hiện được vì thế ước lượng đâu là chủ nguồn thải chính trở nên khó khăn.

- Tách chất thải tại nguồn: Tách chất thải tại nguồn nhằm giảm tác động chất thải đối với môi trường và con người. Tại KCN đa số các doanh nghiệp đã không tách CTNH với chất thải thông thường, việc phân loại chất thải nguy hại hầu như chưa thực hiện từ khâu phát sinh, thu gom tại nguồn cho đến khâu vận chuyển. Họ trộn chung chất thải không nguy hại với CTNH, tại bãi trung chuyển có rất nhiều bao bì thuốc trừ sau và các hóa chất được tìm thấy. Điều này cho thấy rằng chủ nguồn thải đã có nhận thức không tốt về tác hại của CTNH hay đơn giản là không có động lực để khiến họ phải phân loại và tiêu hủy riêng. Thậm chí ngay cả khi

CTNH được phân loại riêng cũng không được xử lý riêng biệt bởi chi phí xử lý với CTNH cao hơn nhiều so với chất thải thong thường. Nhiều công ty đơn giản chỉ ký hợp đồng với đơn vị thu gom chất thải dựa trên khối lượng phát sinh không quan tâm đến CTNH đi ra khỏi cơ sở, điều này xảy ra khi công tác cưỡng chế yếu và giám sát không chặt của Cơ quan quản lý nhà nước.

Tại các cơ sở sản xuất quy mô lớn: Một số cơ sở có thu gom chất thải để bán lại cho các cơ sở sản xuất khác hoặc tái sử dụng. Tại các cơ sở sản xuất nhỏ: Hầu hết thu gom chung với rác thải sinh hoạt. Nhiều cơ sở còn thải bừa bãi chưa được xử lý thích đáng trước khi thải ra môi trường.

- Lưu trữ tại nguồn: Đa số chủ nguồn thải đều không mong muốn lưu trữ chất thải tại cơ sở, khi có chất thải phát sinh họ lưu trữ trong các thùng chứa tùy điều kiện có thể có, đó là các thùng nhựa hay gỗ, phuy sắt,…Quy định 155/1999/QĐ-TTg yêu cầu các thùng chứa phù hợp tránh rò rỉ, đồng thời phải ơ trong kho chứa an toàn. Thực tế thì CTNH được lưu trữ tùy tiện, một số cơ sở đã để thùng chứa ngoài trời do vây lượng chất thải theo mưa xâm nhập vào môi trường. Một số công ty lưu trữ nghiêm túc hơn nhưng việc chảy hay rò rỉ cũng xảy ra, việc dán nhãn không được thực hiện nơi các thùng chứa. Một số chủ nguồn thải có hàm lượng chất thải phát sinh thấp đổ CTNH chung với chất thải thông thường.

- Hoạt động thu gom: Hiện tại chất thải nguy hại KCN Quang Minh được ký hợp đồng thu gom xử lý với Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO), tuy nhiên, vì lợi ích kinh tế nhiều đơn vị kinh doanh vận chuyển khác vẫn thu gom chất thải nguy hại cùng chất thải thông thường khi chưa có đủ giấy phép hành nghề thu gom đối với CTNH.

Việc quản lý chất thải công nghiệp nói chung và chất thải nguy hại nói riêng ở KCN Quang Minh vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chất thải ngành Dệt, thuốc trừ sâu, điện tử, … đều chứa các chất hóa học độc hại với nồng độ cao. Chúng không được xử lý hay không đúng cách dẫn đến ô nhiễm môi trường nước trước mắt là ô nhiễm môi trường sản xuất xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân.

2.1.5.2. Hiện trạng xử lý chất thải rắn nguy hại Hiện trang xử lý chất thải rắn nguy hại trong KCN: Hiện trang xử lý chất thải rắn nguy hại trong KCN:

- Tại các nhà máy nhỏ chưa quan tâm phân loại chất thải: Chất thải nguy hại không phân loại được xử lý như chất thải rắn thông thường.

- Tại các nhà máy lớn và liên doanh nước ngoài: Chất thải nguy hại được thu gom, phân loại, lưu trữ sau đó ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý với đơn vị có chức năng theo quy định. Nhưng việc thực hiện hợp đồng xử lý vẫn chưa đầy đủ hay chỉ mạng hình thức đối phó, vì lý do kinh tế nên vẫn còn tình trạng mạo danh hợp đồng xử lý như chất thải công nghiệp thông thường để tiết kiệm chi phí dẫn đến việc xử lý CTNH không được an toàn và thiếu hiệu quả.

Đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và thực hiện hợp đồng xử lý với CTNH trong KCN Quang Minh:

- URENCO: Là đơn vị thu gom xử lý chất thải nguy hại chính có đầy đủ chức năng pháp lý và giấy phép hành nghề đối với việc thu gom vận chuyển và xử lý đối với đa số các loại CTNH khác nhau. Công ty TNHH Môi trường Đô thị HN (URENCO) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND thành phố HN, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. URENCO là doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý môi trường, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đô thị và công nghiệp trên địa bàn thành phố HN, cung ứng các dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị và KCN trên phạm vi toàn quốc. Việc thu gom xử lý CTNH bởi URENCO là hoàn toàn đảm bảo theo quy định và tiêu chuẩn môi trường.

Một vài đơn vị khác: Cũng làm công tác thu gom CTNH với một vài đơn vị đơn lẻ như Công ty TNHH Vân Đạo, có trụ sở ở Ba La, Hà Đông, Hà Nội. Công ty Vân Đạo chỉ có chức năng thu gom và xử lý tái chế với dầu nhớt thải nhưng cũng làm hợp đồng thu gom với những loại CTNH khác mà không được phép theo quy định hành nghề thu gom CTNH. Điều đó dẫn đến nhiều chất thải nguy hại được thu gom mà không được xử lý đúng cách và đúng quy định tiêu chuẩn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp luận

Thu thập số liệu đã được thống kê về lượng CTNH phát sinh cũng như nguồn phát sinh, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý,…tại các nhà máy trong KCN Quang Minh. Mà điều đáng quan tâm là CTNH nếu không được quản lý tốt sẽ gây nguy hại cao trước hết cho công nhân làm việc trong khu công nghiệp, cho mọi người xung quanh khi tiếp xúc và môi trường (môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sống).

Đưa ra những dự báo phát sinh lượng CTNH trong mỗi tháng, mỗi năm tương lai, cũng như những ảnh hưởng của CTNH phát sinh trong KCN Quang Minh đến sức khoẻ cộng động và môi trường.

Việc lưu trữ, thu gom, vận chuyển và xử lý chưa đạt được hiệu quả. Do đó, làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan của KCN và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Từ đó đề xuất biện pháp quản lý CTNH trong KCN phù hợp với tình hình hiện nay.

Nhằm đạt được những hiệu quả cao trong công tác thu gom, lưu trữ, vận chuyển CTNH thì trước hết cần đưa ra sơ đồ hoá cụ thể cách quản lý CTNH cho các nhà máy cũng như toàn bộ KCN Quang Minh.

2.2.2. Các phương pháp cụ thể

2.2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp các tài liệu

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập các số liệu, tài liệu liên quan có liên quan đến chất thải nguy hại:

- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực nghiên cứu; - Các văn bản pháp quy về quản lý chất thải nguy hại;

- Các tài liệu quản lý CTNH;

- Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Sưu tầm và thu thập dữ liệu thông qua các tài liệu đã được nghiên cứu. Đây là bước không thể thiếu trong quá trình làm nghiên cứu. Số liệu thu thập đã được công bố rộng rãi có liên quan đến CTR – CTNH, chất thải nguy hại công nghiệp (Các chất thải nguy hại phát sinh từ các ngành nghề khác nhau: Dệt, sản xuất giấy, ngành in ấn, ngành cơ khí – cơ khí xây dựng, sản xuất đồ gỗ trang trí nội thất, xây dựng, điện – điện điện tử).

Tìm hiểu các bài luận văn mẫu, các bài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia có liên quan đã được công nhận thông qua các phương tiện như: Báo chí, internet,…

Tham khảo các bài giảng có nội dung liên quan của các giáo viên các trường đại hại để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn.

2.2.2.2. Phương pháp khảo sát hiện trạng

Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin tổng quan về các cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại trong KCN, nắm bắt được thực trạng và những tồn tại của công tác quản lý chất thải nguy hại trong KCN. Đã tiến hành khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp KCN Quang Minh về hiện trạng quản lý CTNH.

Việc điều tra thực địa cũng rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, tận mắt quan sát hiện trạng CTNH đang tồn tại các nhà máy trong khu công nghiệp Quang Minh . Từ đó đưa ra những nhận xét chính xác về công tác quản lý CTNH tại KCN. Công tác này được thực hiện thông qua các chuyến khảo sát thực tế tại các các nhà máy trong KCN, để hiểu rõ hơn về tình hình thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý CTNH trong các nhà máy và trong toàn bộ KCN Quang Minh.

Phát phiếu thăm dò cho các đối tượng như: Các ban ngành có trách nhiệm lien quan, Cán bộ chuyên môn quản lý môi trường tại các nhà máy, nhân viên vệ sinh KCN, nhân viên thu gom, người dân,… để đưa ra ý kiến của từng cá nhân mà đưa ra ý kiến chung nhất.

Thu thập số liệu về lượng CTNH phát sinh tại các cơ quan quản lý KCN Quang Minh – Công ty Nam Đức, Ban quản lý KCN & Chế xuất Hà Nội, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mê Linh,

2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Từ kết quả điều tra thu được, đề tài sử dụng phần mềm Excel, phần mềm chuyên ngành và để thống kê các nguồn phát thải, lượng chất thải nguy hại phát sinh trong các nhà máy trong KCN Quang Minh.

Trên cơ sở đó, xác định lượng chất thải nguy hại phát sinh trong tháng, quý và trong mỗi năm.

2.2.2.4. Phương pháp chuyên gia

Ý kiến các chuyên gia về môi trường có nhiều kinh nghiệm hiểu biết về CTNH, quản lý chất thải nguy hại, môi trường và quản lý môi trường KCN là cơ sở đáng tin cậy trong việc đưa ra đánh giá các vấn đề còn tồn tại và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTNH trong khu công nghiệp Quang Minh.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Xác định thành phần và tính toán lượng CTNH phát sinh

Thành phần chất thải nguy hại: Thành phần chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Quang Minh phụ thuộc vào nhóm ngành nghề: Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo - lắp ráp, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, dệt may. Các chất thải nguy hại phát sinh gồm nhiều dạng rất phức tạp. Kết quả tổng hợp các chất thải nguy hại phát thải theo ngành nghề sản xuất như sau:

Bảng 3.1. Kết quả tổng hợp các chất thải nguy hại phát thải theo

ngành nghề sản xuất trong KCN Quang Minh

STT Ngành nghề, doanh

nghiệp

Chất thải nguy hại

1 May mặc - Găng tay rẻ lau dính dầu, nhựa keo thải, 2 Dệt sợi, nhuộm - Cadmium, acid khoáng, thuốc nhuộm

- Thùng chứa hóa chất, mực in.

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải 3 Cơ khí xây dựng, máy

xây dựng

- Sơn thải chứa kim loại nặng, dể bắt lửa - Các chất tẩy rửa mạnh

- Các chất acid và kiềm mạnh 4 Đồ gỗ, mỹ nghệ - Các chất tẩy rửa dễ bắt lửa

- Các chất rửa mạnh, dung môi hữu cơ - Gòn đánh vecni

5 Dược phẩm -Chất tẩy rửa mạnh, bao bì vỏ hộp chứa hóa chất

- Các acid và kiềm mạnh 6 Linh kiện điện tử - Bản mạch, linh kiện điện tử,

- Hợp chất chì, xỉ hàn chì - Chíp điện tử hỏng, 7 Cơ khí xe máy, phụ

tùng ô tô

- Sơn thải có chứa kim loại nặng - Xăng, dầu

- Các accuaxit chì hư hỏng - Bao bì, vỏ hộp chứa hóa chất

8 Nhựa, cao su - Nhựa, ba via cao su nhiễm bẩn hóa chất và dầu thải.

- Cặn keo, hạt nhựa nhiễm hóa chất 9 Hóa chất, sơn, thuốc

thú y

- Bụi kim loại nặng

- Các chất tẩy rửa dể cháy

- Các chất acid và kiềm mạnh - Bao bì, thùng chứa hóa chất 10 In ấn, bao bì - Các mực in chứa kim loại nặng

- Các chất thải từ mạ điện

- Các chất tẩy rửa mạnh - Bao bì, thùng chứa hóa chất 11 Gia công cơ khí - Sơn thải có chứa kim loại nặng

- Các chất acid và chất kìm mạnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại của khu công nghiệp quang minh (Trang 55 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)