Quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại của khu công nghiệp quang minh (Trang 40 - 130)

V. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ:

1.2.2.3.Quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

Chất thải công nghiệp chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp đô thị phát triển: Khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam. 50% lượng chất thải công nghiệp của Việt Nam phát sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận và 30% phát sinh ở các vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Thêm vào đó, gần 1.500 làng nghề mà chủ yếu là tập trung ở các vùng nông thôn miền Bắc mỗi năm phát sinh khoảng 774.000 tấn chất thải công nghiệp không nguy hại.

Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc, tổng lượng chất thải nguy hại trên địa bàn toàn quốc vào khoảng 150.064 tấn/năm. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn nguy hại của các ngành, các lĩnh vực kinh tế, xã hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: Ngành công nghiệp nhẹ: 61.543 tấn/năm; Ngành hoá chất: 32.296 tấn/năm; Ngành cơ khí luyện kim: 26.331 tấn/năm; Chất thải bệnh viện: 10.460 tấn/năm; Ngành nông nghiệp: 8.600 tấn/năm; Chất thải sinh hoạt: 5.037 tấn/năm; Ngành chế biến thực phẩm: 3.799 tấn/năm; Ngành điện, điện tử: 1.948 tấn/năm; Ngành năng lượng: 50 tấn/năm.

Bảng 1.11. Xu hướng của tổng lượng chất thải, CTR công nghiệp, chất

Những năm vừa qua, vấn đề bảo vệ môi trường đã được Nhà nước ta chú ý quan tâm, việc ban hành Luật bảo vệ môi trường năm 1993 và các văn bản dưới luật đã góp phần tạo nên một môi trường pháp lý điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Luật môi trường năm 1993 đã bước đầu đưa ra những quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của các điều khoản mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra một cách chung chung và chưa có tính hệ thống, đồng bộ, cụ thể cho các đối tượng liên quan. Rất nhiều văn bản pháp quy được ban hành sau đó cũng chưa tập hợp một cách có hệ thống các nội dung trong lĩnh vực này.

Phần lớn chất thải nguy hại ở Việt Nam không được tiêu hủy một cách an toàn. Các chất thải nguy hại vẫn chưa được phân loại đầy đủ về thành phần và tính chất nguy hại hay phân loại với chất thải thông thường. Việc xử lý chúng vẫn thiếu hướng dẫn giảm thiểu, tái chế, quản lý và xử lý hiệu quả chất thải nguy hại trong các đơn vị, các nhà máy xí nghiệp… Xử lý một cách hợp lý chất thải nguy hại được quy định là trách nhiệm của các cơ sở y tế và công nghiệp, tuy nhiên việc triển khai thực hiện vẫn còn hạn chế. Tái chế và tái sử dụng chất thải là một ngành công nghiệp năng động ở Việt Nam, với một mạng lưới gồm những người nhặt rác ở các bãi chôn lấp, các cơ sở thu gom và thu mua chất thải thuộc khu vực tư nhân. Trong số 91 điểm tiêu hủy chất thải trong cả nước, chỉ có 17 điểm là các bãi chôn lấp hợp vệ sinh mà phần lớn đều được xây dựng bằng nguồn vốn ODA. ở nhiều vùng, việc áp dụng các phương pháp tự tiêu hủy chất thải như đốt, hoặc chôn chất thải, đổ bỏ ra các con sông, kênh, rạch và các khu đất trống khá phổ biến. Các bãi chôn lấp được vận hành không đúng kỹ thuật và các bãi rác lộ thiên gây ra nhiều vấn đề môi trường cho dân cư quanh vùng như nước rác làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, các chất ô nhiễm không khí, ô nhiễm mùi, ruồi, muỗi, chuột, bọ, ô nhiễm bụi và tiếng ồn.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Khái quát về KCN Quang Minh

a)Vị trí địa lý:

Khu công nghiệp Quang Minh thuộc thị trấn Quang Minh và thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội có diện tích 344,4 ha với phạm vi, ranh giới được xác định như sau:

- Phía Bắc : Giáp khu dân cư ven sông Cà Lồ thuộc xã Quang Minh - Phía Nam : Giáp đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài

- Phía Đông : Giáp xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, TP Hà Nội - Phía Tây : Giáp tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai

Hình 2.1. Sơ đồ minh họa vị trí KCN Quang Minh

Khoảng cách đến Khu công nghiệp Quang Minh: Cách Sân bay quốc tế Nội Bài 03 km, Cách trung tâm Thành phố Hà Nội 15 km, Cách Cảng Hải Phòng 100 km, Cách Cảng nước sâu Quảng Ninh - Cái Lân 120 km. Khu công nghiệp Quang Minh nằm giáp đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài và đường sắt Hà Nội -

Lào Cai, liền kề cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, ở đầu trục giao thông đường sắt và đường Quốc lộ 18 từ trung tâm miền Bắc ra Cảng Hải Phòng và Cảng nước sâu Quảng Ninh - Cái Lân rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá.

b/ Điều kiện tự nhiên

- Địa hình và địa chất: KCN nằm trong khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất tương đối ổn định với cường độ chịu lực lớn hơn 1kg/cmP

2

P

.

- Điều kiện khí tượng: Nằm trong khu vực có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,5P o P C, trung bình lớn nhất 28,8P o P C, trung bình nhỏ nhất 16,7P o P C. Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa là chủ yếu và biến đổi theo lượng mưa, ngược với sự biến đổi nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình năm khu vực là 84%. Lượng mưa trung bình năm 1.676mm, lượng mưa 1 ngày lớn nhất 568mm. Khu vực có 2 hướng gió chủ đạo, hướng Đông Bắc thổi vào mùa Đông, hướng Đông Nam thổi vào mùa hè, tốc độ gió trung bình năm là 2,5m/s.

- Đặc trưng thuỷ văn: Nước mưa và nước thải KCN được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn sau đó đổ vào sông Cà Lồ. Sông Cà Lồ là phụ lưu cấp I lớn thứ hai nhập vào sông Cầu về phía bờ phải. Đặc điểm nổi bật của lưu vực sông Cà Lồ là có độ cao trung bình lưu vực thấp nhất trong lưu vực sông Cầu (87m), diện tích có độ cao thấp hơn 50m chiếm 87% tổng diện tích lưu vực. Lượng nước của sông Cà Lồ khoảng 660.10P

6

P

mP

3

P ứng với lưu lượng trung bình 21mP

3

P

/s. Về mùa mưa, nước mưa từ các con suối nhỏ ở bờ trái dồn xuống, mực nước lũ có thể lên đến 7-8m cao hơn bề mặt đồng bằng nên thường gây ra nạn úng nghiêm trọng.

c/ Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Khu công nghiệp Quang Minh được thành lập theo Quyết định số 3742/2004/QĐ-UB do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 22 tháng 10 năm 2004 về việc thành lập, phê duyệt dự án và cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Đức làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Quang Minh, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức ban quản lý KCN Quang Minh

Các sản phẩm/dịch vụ của KCN Quang Minh: Cho thuê đất xây dựng nhà xưởng; Cho thuê hoặc bán nhà xưởng; Cho thuê văn phòng kho bãi; Chuyển giao quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước; Dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, y tế.

Khu công nghiệp Quang Minh thuộc thị trấn Quang Minh và thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội có diện tích 344,4 ha. Theo số liệu tổng hợp từ Ban Quản lý các KCN và Chế xuất HN đến 2004, 100% diện tích các lô đất đã được bàn giao đến 115 doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp Quang Minh. Hoạt động của các đơn vị doanh nghiệp đa dạng các ngành nghề sản xuất như: 1TSản xuất phụ tùng cơ khí, phụ tùng ô tô và xe máy, sản xuất khuôn mẫu chính xác, linh kiện thiết bị điện tử điện lạnh, đồ gỗ trang thiết bị nội thất, in bao bì nhãn mác các loại, dệt sợi, dược phẩm, chế biến đồ trang sức v.v…1TĐến nay, 10 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, các doanh nghiệp còn lại hoạt động với ngành nghề như sau:

Bảng 2.1. Tổng hợp lĩnh vực ngành nghề hoạt động sản xuất trong KCN Quang Minh

STT Ngành nghề, doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)

1 May mặc 2 1,73

2 Dệt sợi 3 2,60

3 Cơ khí xây dựng, máy xây dựng 16 13,91

4 Đồ gỗ, mỹ nghệ 6 5,21

5 Dược phẩm 3 2,60

6 Linh kiện điện tử 7 6,08

7 Cơ khí xe máy, phụ tùng ô tô 9 7,82

8 Nhựa, cao su 9 7,82

9 Hóa chất, sơn, thuốc thú y 6 5,21

10 In ấn 2 1,73

11 Gia công cơ khí 9 7,82

12 Công nghiệp nhẹ khác 16 13,91

13 Tạm dừng hoạt động, tư vấn dịch vụ cho thuê đất và nhà xưởng

27 23,47

Tổng 115 100

(Nguồn: Tổng hợp từ Ban Quản lý các KCN và Chế xuất HN, 2010) d) Hiện trạng môi trường KCN

* Môi trường không khí:

Theo kết quả giám sát chất lượng không khí tại khu công nghiệp vào tháng 10,11,12/2011 cho thấy:

U

Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn trước cổng công ty :

Bụi : Khoảng 15% công ty có lượng bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với tiêu chuẩn không khí xung quanh do hoạt động di chuyển của các phương tiện ra vào và do ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất bên trong nhà máy.

Ồn : 20% công ty có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép. Các công ty còn lại mặc dù không vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng tiếng ồn cũng gần vượt tiêu chuẩn trung bình khoảng 71 dBA, giá trị thấp nhất đo được là 59

CO : Giá trị đo được nằm trong khoảng 0,95-8,8 mg/mP

3

P (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

. Trung bình 4,5 mg/mP

3

P

nằm trong giới hạn cho phép.

Các khí khác : Chỉ tiêu HCl, NHR3R, HR2RSOR4R, HR2RS,THC, SOR2R, NOR2R được đo ở một số nhà máy, các giá trị đo được đều thuộc giới hạn cho phép.

U

Chất lượng không khí và tiếng ồn trong nhà máy :

Bụi: Giá trị bụi đo được trong nhà máy đều cao hơn giá trị bên ngoài nhà máy tuy nhiên do tiêu chuẩn bên trong môi trường lao động cao hơn tiêu chuẩn không khí xung quanh 10 lần nên các chỉ tiêu đều đạt yêu cầu.

Ồn: Giá trị trung bình ở các nhà máy khoảng 82-83 dBA chỉ có nhà máy thuôvj vông ty Trình Tiến Cường là vượt tiêu chuẩn với độ ồn đo được là 97-98 dBA.

Các khí khác: Đều thuộc giới hạn cho phép đối với một số công ty được đo. Chỉ tiêu HCl, NHR3R, HR2RSOR4R, HR2RS, THC, SOR2R, NOR2 Rchỉ được đo ở một số nhà máy do đó không thể đưa ra kết luận chung được.

* Chất lượng môi trường nước:

Nước mặt: Các chỉ tiêu được đo là pH, COD, BODR5R đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Các chỉ tiêu khác chỉ được đo khi có khiếu nại từ phía cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp giá trị của các chất ô nhiễm tăng cao gây ảnh hưởng đến chất lượng nước môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân. Gần đây chất lượng môi trường nước mặt đã có dấu hiệu bị ảnh hưởng thể hiện qua việc giảm năng suất của cây trồng và vật nuôi xung quanh khu công

nghiệp. Nước ngầm: Chất lượng nước ngầm của KCN cũng đạt tiêu chuẩn theo QCVN 01/2009/BTNMT.

* Vệ sinh chung và quản lý chất thải rắn: Môi trường chung của khu công nghiệp nhìn chung đạt kết quả tốt, chất thải rắn được thu gom triệt để trừ một số công ty sử dụng khoảng trống trước và trong khuôn viên nhà máy để tập chung chất thải.

2.1.2. Hiện trạng quản lý CTNH tại KCN

2.1.2.1. Thu gom và vận chuyển

Hiện nay, trên địa bản Hà Nội theo Báo cáo nghiên cứu về quản lý chất thải rắn tại Việt Nam năm 2009 có 18 đơn vị tư nhân được cấp phép đăng ký thu gom và vận chuyển chất thải và chất thải nguy hại (Urenco, Công ty Tiến bộ Quốc tế AIC, Công ty TNHH Vân Đạo, Công ty TNHH Môi trường Văn Lâm, …).

Các cơ sở sản xuất nhỏ, công nghiệp nhẹ: Chất thải công nghiệp từ cơ sở sản xuất nhỏ và vừ chiếm lượng đáng kể trong tổng chất thải công nghiệp của KCN Quang Minh (khoảng 60 - 65%). Các cơ sở này do quy mô sản xuất nhỏ nên các chất thải sinh ra thường được thu gom cùng với chất thải thông thường, không được phan loại. Hầu hết các cơ sở không đủ ngân sách và hoạt động với lãi suất thấp do đó họ cũng không quan tâm đến việc cải tiến cho việc giảm thiểu chất thải tạo ra. Đây cũng là cơ sở tạo ra nhiều CTNH đặc biệt là cơ sở tư vấn dich vụ, may mặc, nôi thật, cơ khí gia công. Đối với các cơ sở này trình độ nhận thức của họ rất hạn chế trong lĩnh vực quản lý CTNH. Việc phân loại tại nguồn là không thể thực hiện, các vấn đề tràn đổ hóa chất hay rò rỉ cũng xảy ra.

Cơ sở sản xuất loại trung, vừa và doanh nghiệp liên doanh, nước ngoài: Có ký hợp đồng thu gom với Công ty thu gom xử lý CTNH nhưng chưa đầy đủ. Chưa thực hiện quản lý tốt với chất thải rắn hay chất thải nguy hại, chất thải ít được phân loại tại nguồn. Chất thải nguy hại được thu gom và thải bỏ cùng với chất thải công nghiệp thông thường. Với việc Ban quản lý KCN chi có chức năng giám sát chung với vấn đề chủ yếu là vệ sinh chung, còn các doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp

với Công ty môi trường địa phương hoặc một Công ty thu gom chất thải công nghiệp nên việc giám sát thu gom chất thải gặp nhiều khó khăn.

2.1.2.2. Lưu trữ

Chất thải công nghiệp có xu hướng thu gom bởi các Công ty môi trường địa phương hoặc Công ty thu gom khác mà không được lưu trữ tại nơi phát sinh. Việc lưu trữ tại các cơ sở rất phức tạp và không thể thực hiện quản lý. Với các công ty có tiềm lực tài chính mạnh thì việc lưu trữ được thực hiện tốt. Tuy nhiên, các công ty khác có thể do nhận thức không rõ về CTNH nên đã lưu trữ chúng như chất thải không nguy hại, lưu trữ với các điều kiện không đảm bảo như kho chứa, tường bao, an ninh, dán nhãn hay tập huấn.

2.1.2.3. Xử lý

Chất thải nguy hại sau khi được các công ty thu gom sẽ được xử lý theo các công nghệ khác nhau. Hầu như các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp đều có quy mô nhỏ và dùng lò đốt theo mẻ. Hiện nay, đa số chất thải nguy hại phát sinh tại KCN Quang Minh được các nhà máy trong KCN ký hợp đồng thu gom và xử lý bởi Công ty URENCO Hà Nội (Công ty URENCO Hà Nội với các khu xử lý cách cách Hà Nội 50km có các thành viên: Khu liên hiệp xử lý CTNH Nam Sơn: 150 - 220kg/h; Lò đốt chất thải công nghiệp mới (NEDO) 75 tấn/ngày và Bãi rác Nam Sơn (làm rắn) 200 tấn/ngày. Khu liên hiệp xử lý Đại Đồng 10 – 20 tấn/ngày).

Bảng 2.2. Khái quát về các cơ sở xử lý thuộc URENCO Hà Nội

Bảng 2.3. Lượng chất thải công nghiệp xử lý bởi URENCO Hà Nội

2.1.3. Quản lý nhà nước về CTNH

Việc thực hiện công tác quản lý môi trường chung và quản lý CTNH thực tế được phân cấp như sau:

U

Sở TNMT: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chịu trách nhiệm chung đối với tình hình quản lý CTNH trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phối hợp với Sở ban ngành và địa phương hỗ trợ KCN, các nhà máy ứng cứu khắc phục sự cố môi trường. Hướng dẫn hỗ trợ Ban quản lý các KCN và

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại của khu công nghiệp quang minh (Trang 40 - 130)