V. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ:
2.1.2.1. Thu gom và vận chuyển
Hiện nay, trên địa bản Hà Nội theo Báo cáo nghiên cứu về quản lý chất thải rắn tại Việt Nam năm 2009 có 18 đơn vị tư nhân được cấp phép đăng ký thu gom và vận chuyển chất thải và chất thải nguy hại (Urenco, Công ty Tiến bộ Quốc tế AIC, Công ty TNHH Vân Đạo, Công ty TNHH Môi trường Văn Lâm, …).
Các cơ sở sản xuất nhỏ, công nghiệp nhẹ: Chất thải công nghiệp từ cơ sở sản xuất nhỏ và vừ chiếm lượng đáng kể trong tổng chất thải công nghiệp của KCN Quang Minh (khoảng 60 - 65%). Các cơ sở này do quy mô sản xuất nhỏ nên các chất thải sinh ra thường được thu gom cùng với chất thải thông thường, không được phan loại. Hầu hết các cơ sở không đủ ngân sách và hoạt động với lãi suất thấp do đó họ cũng không quan tâm đến việc cải tiến cho việc giảm thiểu chất thải tạo ra. Đây cũng là cơ sở tạo ra nhiều CTNH đặc biệt là cơ sở tư vấn dich vụ, may mặc, nôi thật, cơ khí gia công. Đối với các cơ sở này trình độ nhận thức của họ rất hạn chế trong lĩnh vực quản lý CTNH. Việc phân loại tại nguồn là không thể thực hiện, các vấn đề tràn đổ hóa chất hay rò rỉ cũng xảy ra.
Cơ sở sản xuất loại trung, vừa và doanh nghiệp liên doanh, nước ngoài: Có ký hợp đồng thu gom với Công ty thu gom xử lý CTNH nhưng chưa đầy đủ. Chưa thực hiện quản lý tốt với chất thải rắn hay chất thải nguy hại, chất thải ít được phân loại tại nguồn. Chất thải nguy hại được thu gom và thải bỏ cùng với chất thải công nghiệp thông thường. Với việc Ban quản lý KCN chi có chức năng giám sát chung với vấn đề chủ yếu là vệ sinh chung, còn các doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp
với Công ty môi trường địa phương hoặc một Công ty thu gom chất thải công nghiệp nên việc giám sát thu gom chất thải gặp nhiều khó khăn.