Quản lý chất thải rắn nguy hại tại các tỉnh phía Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại của khu công nghiệp quang minh (Trang 35 - 39)

V. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ:

1.2.2.1. Quản lý chất thải rắn nguy hại tại các tỉnh phía Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đà Nẵng và Đồng Nai là những tỉnh thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng nên việc có nhiều KCN làm phát sinh chất thải càng nhiều. Đây là những tỉnh đầu tiên ở Phía Nam đối đầu sớm với chất thải rắn công nghiệp nguy hại. Trong khi, hệ thống quản lý chất thải rắn nguy hại của các tỉnh này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế nói chung.

Theo thống kê, trên địa bàn (TP.HCM) lượng rác thải sinh hoạt hàng năm là 1,2 triệu tấn, trong đó rác thải nguy hại chiếm khoảng 20% (57.000 tấn) đa số là xỉ kim loại. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tổng lượng chất thải rắn khoảng 132.000 tấn/năm, trong đó rác thải sinh hoạt chiếm đa số (91-94%), chất thải rắn công nghiệp chiếm 5,3-6,1% và chất thải rắn bệnh viện tỷ lệ nhỏ 0,7%. Đồng Nai có khối lượng rác thải công nghiệp khoảng 65.000 tấn/năm [1].

Bảng 1.7. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp tỉnh Đồng Nai năm 2010.

Khối lượng năm 2010 (kg/ngày) Chất thải rắn sinh hoạt (kg/ngày) Độc hại Không độc hại

Biên Hòa I 9.472 95.000 6.456 Biên Hòa II 5.027 2.143 1.046 Vĩnh Cửu 1.000 4.595 1.044 Gò Gầu 832 3.210 320 Nhơn Trạch 1.160 1.235 808 Tổng 17.491 106.183 9.674

(Nguồn: Tình hình quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại các tỉnh phía Nam, 2010 [1])

Bảng 1.8. Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại TP.HCM năm 2010.

Khối lượng năm 2010 (kg/ngày)

Độc hại Không độc hại

Ngoài KCN 100.441 426.955

Trong KCN 21.494 61.722

Toàn thành phố 121.935 488.677

Tổng 610.612

(Nguồn: Tình hình quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại các tỉnh phía Nam, 2010 [1])

Bảng 1.9. Khối lượng CTRCN-CTNH phát sinh tại các CSSX trong

KCN&KCX phân theo ngành nghề sản suất trên địa bàn TpHCM

(Đơn vị: Tấn/tháng)

(Lê Ngọc Tuấn (2009), Nghiên cứu hiện trạng và dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp – CTNH TpHCM đến 2010 [5])

Bảng 1.10. Dự báo khối lượng CTRCN-CTNH phát sinh trên địa bàn

TP.HCM đến 2020(Đơn vị: Tấn/tháng)

(Lê Ngọc Tuấn (2009), Nghiên cứu hiện trạng và dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp – CTNH TpHCM đến 2010 [5])

Các phân tích cho thấy thành phần chất thải gồm nhiều dạng và phức tạp. Chất thải nguy hại thường là dầu, hóa chất, dung môi, sơn, ve1cni, axit, kiềm. Các chất thải chứa kim loại nặng, xyanua, PCB, dư lượng thuốc trừ sâu, dược phẩm quá hạn sử dụng, chất thải y tế, … là những chất thải nguy hiểm nhất.

Đứng trước thực trạng trên, Ủy ban nhân dân các tỉnh sớm có kế hoạch quản lý và xử lý chất thải, TP.HCM dự kiến giành 300ha cho khu xử lý rác. Triển khai Dự án quản lý rác bằng vốn ODA; tổng kinh phí 43.656.000 USD, gồm các hạng mục: Lắp 40 bô ép rác kín, nâng cấp 2 trạm trung chuyển, thiết bị thu gom, vận chuyển, xây dựng bãi chon lấp hợp vệ sinh, đầu tư 2 cụm lò thiêu rác. Rác y tế được thu gom, phân loại theo quy cách. Thành phố Đà Nẵng, quy hoạch bãi chôn lấp chất

thải 50ha, triển khai dự án sản xuất phân ủ từ rác 36 tấn/giờ, dự án lò đốt rác bệnh viện 1,4 triệu USD, cùng kế hoạch nâng cấp bãi rác khác nhằm xử lý rác thải nguy hại. Đồng Nai, triển khai nhiều dự án quản lý rác thải và rác nguy hại, xây dựng nhà máy xử lý rác và rác thải nguy hại hợp vệ sinh có kiểm soát.

Các hoạt động quản lý và xử lý chất thải nguy hại tại các thành phố đã có những bước tiến triển đáng khích lệ. Tuy nhiên, các hoạt động đó chỉ ở giai đoạn đầu, chưa thu gom và xử lý 100% chất thải, chưa phân loại tại nguồn và tổ chức tái chế, sử dụng rác một cách có hệ thống. Các bãi chon lấp vẫn chưa đạt yêu cầu về vệ sinh, … Các địa phương yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành và cụ thể hóa nội dung văn bản pháp luật, xây dựng kho tài liệu hướng dẫn về kỹ thuật xử lý về chất thải để cho việc quản lý và xử lý có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại của khu công nghiệp quang minh (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)