Tổng quan về quản lý chất thải nguy hại trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại của khu công nghiệp quang minh (Trang 32 - 35)

V. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ:

1.2.1. Tổng quan về quản lý chất thải nguy hại trên thế giới

a) Thái Lan :

Ở Thái Lan sự phân loại rác thải và chất thải nguy hại được thực hiện ngay tại nguồn. Người ta chia các loại rác và bỏ vào thùng riêng: Những chất có thể tái sinh, thực thẩm và những chất độc hại. Các loại rác này được thu gom và chở bằng các xe ép rác có màu sơn khác nhau.

Rác tái sinh sau khi được phân loại sơ bộ ở nguồn phát sinhđược chuyển đến nhà máy phân loại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng trong quá trình tái sản xuất. Chất thải thực phẩm được chuyển đến nhà máy chế biến phân vi sinh. Những chất còn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh được xử lý bằng chôn lấp. Chất thải độc hại được xử lý bằng phương pháp đốt.

Một trung tâm xử lý rác hoàn thiện của Thái Lan bao gồm tất cả các đơn vị nói trên (chẳng hạn trung tâm xử lý rác On - Nuch ở Bangkok). Ngoài ra, Thái Lan còn kết hợp các quá trình xử lý rác và chất thải nguy hại trên đây với phương pháp đốt. Chẳng hạn lò đốt rác ở Phukhet có công suất trên 250 tấn rác/ngày hoạt động kèm theo bãi chôn lấp nhỏ để chôn lấp tro và các chất không cháy được.

Việc thu gom rác và rác thải nguy hại ở Thái Lan được tổ chức rất chặc chẽ. Ngoài những phương tiện cơ giới lớn như: Xe ép rác được sử dụng trên các đường phố lớn, các loại xe thô sơ cũng được dùng để vận chuyển rác đến điểm tập kết, rác trên sông, rạch được vớt bằng các thuyền nhỏ của cơ quan quản lý môi trường .

Rác thải và rác nguy hại được thu gom và vận chuyển đến trung tâm xử lý rác hằng ngày từ 18h00 tối hôm trước đến 3h00 sáng hôm sau. Các địa điểm xử lý rác của Thái Lan đều cách xa trung tâm thành phố ít nhất 30 Km.

b) Singapore:

Những nước đang phát triển trong khu vực đã quan tâm từ rất sớm việc xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. Singapore là một ví dụ điển hình. Là một nước nhỏ, Singapore không có nhiều đất đai để chôn lấp rác như ở những quốc gia khác

nên đã kết hợp xử lý rác bằng phương pháp đốt và chôn lấp. Cả nước Singapore có 3 nhà máy đốt rác (Hình 1.1). Những thành phần chất thải rắn không cháy được chôn lấp ngoài biển.

Hình 1.1. Cơ sở hạ tầng xử lý rác ở

Singapore

Hình 1.2. Bãi chôn lấp rác ở Semakau

Bãi chôn lấp rác Semakau được xây dựng bằng cách đắp đê ngăn nước biển ở một đảo nhỏ ngoài khơi Singapore (Hình 1.2). Rác từ các nguồn khác nhau được đưa đến trung tâm phân loại rác. Ở đây rác được phân loại ra những thành phần cháy được và không cháy được. Những chất cháy được được chuyển đến nhà máy đốt rác, còn những chất không cháy được được chuyển đến những cảng trung chuyển (Hình 1.3), đổ lên xà lan để chở ra khu chôn lấp. Ở đây rác thải lại một lần nữa chuyển lên xe tải để đưa đi chôn lấp (Hình 1.4).

Hình 1.3. Cảng trung chuyển

ở Tuas South Hình 1.4. Chôn lở Semakau ấp chất thải rắn

Tổ chức xử lý rác của Singapore sẽ tiết kiệm được đất đai xây dựng bãi chôn lấp rác. Tuy nhiên, các giải pháp này rất tốn kém, đòi hỏi đầu tư ban đầu rất lớn. Các công đoạn của hệ thống quản lý rác phải hoạt động hết sức nhịp nhàng và ăn khớp với nhau từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển đến tận khi xử lý bằng đốt

hay chôn lấp. Xử lý khí thải từ các lò đốt rác cần phải thực hiện một cách triệt để theo qui trình nghiêm ngặt để tránh sự chuyển dịch ô nhiễm từ dạng rắn sang dạng khí. Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn trên biển sẽ tiết kiệm được đất đai trong đất liền và mở rộng thêm đất đai khi đóng bãi. Tuy nhiên để xây dựng được bãi chôn lấp rác như vậy, cần phải có sự đầu tư khổng lồ để đảm bảo sự an toàn trong quá trình vận hành bãi cũng như việc xử lý môi trường.

Việc thu gom chất thại hầu hết do các công ty tư nhân đảm nhận, nhà nước hỗ trợ tiền xây dựng nhà máy xử lý tiêu hủy chất thải. Các công ty thu gom chất thải đều cổ phần hóa, Bộ Môi trường giám sát chặt chẽ việc quản lý trên phạm vi toàn quốc.

c) Các nước Châu Âu:

Lượng CTNH phát sinh trung bình hàng năm tại một số nước Châu Âu và Mỹ được đưa ra, Mỹ là nước có lượng chất thải nguy hại hàng năm lớn nhất thế giới và trong năm 2009 ước tính lên tới 260 triệu tấn/năm.

Bảng 1.5. Lượng CTNH phát sinh trung bình hàng năm tại một số nước

STT Nước Lượng chất thải (tấn/năm) Dân số

1 Áo 300.000 7.600.000 2 Đan Mạch 100.000 5.100.000 3 Hà Lan 380.000 55.000.000 4 Thụy Điển 480.000 8.500.000 5 Mỹ > 200.000.000 225.000.000 6 Tây Đức 30.000.000 62.000.000

(Nguồn : Trung tâm CENTEMA, 2009) Việc xử lý chất thải nguy hại là sự tham gia của tổng lực chính quyền, xã hội như các cơ quan chuyên ngành. Chất thải nguy hại được xử lý bằng nhiều cách, trong đó tiêu hủy 1 phần, phần còn lại đem tái chế. Tại các nước công nghiệp phát

triển, để thu gom, tập trung các vật liệu thu hồi, người ta thường áp dụng phương pháp thu gom lề đường hay dùng các xe chuyên dụng tới tận các cơ sở thương mại, công nghiệp thu gom vật liệu tái chế và chuyên chở về các trung tâm mua bán phế liệu hay trung tâm thu mua vật liệu. Các vật liệu đã được thu hồi từ chất thải đô thỉ nói chung hay sau khi phân chia tại nguồn phát sinh nói riêng, phải được thu gom tập trung trước khi tái chế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại của khu công nghiệp quang minh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)