Sử dụng công cụ hỗ trợ trong quản lý CTNH

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại của khu công nghiệp quang minh (Trang 77 - 79)

V. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ:

3.2.2. Sử dụng công cụ hỗ trợ trong quản lý CTNH

U

Đối tượngU : Các nhà máy có mong muốn giảm thiểu chất thải tại nguồn.

U

Mục đíchU:

- Giảm tải lượng ô nhiễm của các nhà máy trong KCN trong đó giảm thiểu CTNH

- Cải thiện môi trường nước mặt, đất, không khí xung quanh - Nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý CTNH

U

Tiêu chuẩn xem xét hỗ trợ cho vay:

- Chỉ những dự án làm giảm sự phát sinh và phát thải chất thải ô nhiễm vào môi trường bằng cách áp dụng các biện pháp giảm thiểu mới được cho vay.

- Các nhà máy cùng giải quyết một loại chất ô nhiễm thì ưu tiên cho nhà máy

có phương pháp hiệu quả nhất.

Các dự án phải thực hiện ĐTM, xác định tính chất vấn đề cần giải quyết và những tác động tích cực của dự án.

Các dự án đề cập đến xử lý chất thải cuối đường ống sẽ bị hạn chế. Ưu tiên cho dự án có tính trình diễn và có thể trở thành mô hình điểm.

UNguồn vốnU: Doanh nghiệp, Qũy đầu tư phát triển đô thị-Hà Nội (HANIF)

U

Tiến hành thực hiệnU: Dự án muốn được hỗ trợ vốn sẽ nộp hồ sơ xin hỗ trợ vốn lên Ban quản lý KCN và quỹ đầu tư phát triển đô thị đô thị - Hà Nội (HANIF) sẽ xem xét hồ sơ với sự tư vấn của Ban quản lý KCN, các chuyên gia. Đơn vị cho

vay sẽ kiểm toán doanh nghiệp để xác định mức độ phù hợp của công nghệ giảm thiểu đối với nhà máy. Chương trình có thể cung cấp dịch vụ tư vấn hoặc nghiên cứu trước khi đầu tư nếu được yêu cầu. Dự án phù hợp sẽ được giải ngân.

U

Giám sát thực hiệnU: Chuyên gia của HANIF sẽ giám sát để đảm bảo rằng các khoản cho vay được dùng đúng mục đích .Việc thực hiện giám sát sẽ định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng mỗi lần tùy thuộc dự án. Dự án được hỗ trợ định kỳ báo cáo lên HANIF về tiến trình thực hiện. Qúa trình giải ngân được thực hiện từng phần theo tiến độ dự án. Ban QLKCN thực hiện quan trắc môi trường trong suốt quá trình thực hiện dự án

U

b) Lệ phí ô nhiễmU:

Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, trong đó các cơ quan môi trường được phép thu các khoản phí và lệ phí để tài trợ cho việc bảo vệ môi trường: Phí thu với hoạt động bảo vệ môi trường, phí dịch vụ cho các cơ quan, phí chi trả để hoàn lại những phí tổn đối với các tai nạn môi trường.

Lệ phí ô nhiễm được thực hiện để hạn chế lượng chất thải, kích thích sự nghiên cứu áp dụng các công nghệ giảm thiểu chất thải. Các lệ phí đạt hiệu quả khi chi phí cho việc nghiên cứu, áp dụng công nghệ giảm thiểu ít hơn chi phí phải bỏ ra cho các khoản lệ phí ô nhiễm.

Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện đền bù khi gây ra thiệt hại đến môi trường, tài sản, tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng. Mức độ đền bù có thể thương lượng hoặc được quyết định bởi tòa án. Khu công nghiệp cần công khai thủ tục thực hiện tố cáo, khiếu nại đối với cộng đồng nhằm tăng lòng tin của cộng đồng đối với chính sách của KCN.

d) Nâng cao nhận thức môi trường:

Nâng cao nhận thức cộng đồng để phát hiện kịp thời sự thay đổi của môi trường bên ngoài khu công nghiệp. Việc nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương giúp cho người dân quan tâm đến chất lượng môi trường sống hơn, kịp thời báo cho cơ quan quản lý môi trường khi phát hiện có sự đổ bỏ chất thải nguy hại. Việc thực

hiện nâng cao nhận thức trước hết được thực hiện với những thành viên của chính quyền địa phương như huyện hoặc xã. Trong tương lai những người này nên là lực lượng thực hiện việc giám sát môi trường. Việc chọn lựa những cá nhân này cho công tác giám sát có ưu điểm :

- Họ là những người đại phương nên am hiểu môi trường địa phương và vì thế dễ dàng nhận ra sự thay đổi nếu có của môi trường.

- Tiếp xúc trực tiếp với dân chúng xung quanh- lực lượng cung cấp thông tin trực tiếp và nhanh nhạy.

Việc thực hiện nâng cao nhận thức đối với CTNH là những lãnh đạo khu công nghiệp và nhân viên môi trường. Lãnh đạo là người quyết định đến chính sách của Ban quản lý khu công nghiệp và là nhân tố đảm bảo cho sự thành công của công tác quản lý CTNH. Việc người lãnh đạo hiểu biết rõ tầm quan trọng của quản lý CTNH và chủ động chỉ đạo nhân viên thực hiện công tác quản lý sẽ đem lại thành công cho công việc.

Những người tiếp xúc trực tiếp đến CTNH là công nhân trong các nhà máy, việc nâng cao nhận thức về CTNH và các vấn đề xảy ra không những giúp công ty tránh được những tai họa không đáng có, những thiệt hại về nguyên liệu mà còn giúp cho chính bản thân họ tránh được những rủi ro trong quá trình làm việc.

Để công tác quản lý có thể thu được thông tin chính xác cần đảm bảo có kênh thông tin liên lạc riêng để người dân cung cấp thông tin nhanh chóng cho cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại của khu công nghiệp quang minh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)