Quản lý nhà nước về CTNH

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại của khu công nghiệp quang minh (Trang 49 - 51)

V. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ:

2.1.3. Quản lý nhà nước về CTNH

Việc thực hiện công tác quản lý môi trường chung và quản lý CTNH thực tế được phân cấp như sau:

U

Sở TNMT:

Chịu trách nhiệm chung đối với tình hình quản lý CTNH trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phối hợp với Sở ban ngành và địa phương hỗ trợ KCN, các nhà máy ứng cứu khắc phục sự cố môi trường. Hướng dẫn hỗ trợ Ban quản lý các KCN và

Chế xuất chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo, thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động bảo vệ môi trường.

Thẩm định về mặt môi trường các dự án xin đầu tư theo phân cấp và theo hướng dẫn cà các hướng dẫn của Bộ TN&MT.

Cấp thu hồi các văn bản có liên quan đến yêu cầu thẩm định đạt tiêu chuẩn môi trường cho các công trình xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn của các cơ sở hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hướng dẫn kiểm tra các quy định bảo vệ môi trường. Tiến hành thanh tra và kiểm tra môi trường theo phan cấp.

Tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố có và các kiên nghị trong phạm vi và quyền hạn được giao.

U

Ban Quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội:

Hỗ trợ ban quản lý KCN giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị trong phạm vi quyền hạn được giao.

Chấp hành nghiệm chỉnh chế độ báo cáo, thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động bảo vệ môi trường trong các KCN.

Phối hợp với ban thanh tra của Sở, Bộ môi trường để thực hiện thanh tra tại các KCN.

Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo hướng dẫn của Sở TN & MT.

Kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch luận chứng kinh tế kĩ thuật đã được duyệt. Phát hiện xử lý các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường.

Tiếp nhận và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo , kiến nghị về ô nhiễm môi trường trong phạm vi quyền hạn được giao.

Xây dựng quy chế và kiểm soát việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh trong KCN. Giám sát quản lý CTNH theo luật Bảo vệ môi trường.

U

Ban quản lý KCN:

Thực hiện báo cáo môi trường mỗi năm và trình Ban quản lý các KCN & KCX và Sở TN&MT Hà Nội.

Xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với quá trình phát sinh chất thải. Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục sự cố môi trường.

Thực hiện giám sát môi trường chung cho toàn bộ KCN, phối hợp thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp không để ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Hình 2.3. Hệ thống quản lý CTNH tại KCN Quang Minh

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại của khu công nghiệp quang minh (Trang 49 - 51)