Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược sử dụng một số nguồn lực cơ bản trong phát triển nông nghiệp cho huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010-2020 (Trang 57)

4 Những đóng góp mới của luận văn

2.2.1Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện

Đất đai là nguồn lực chủ yếu để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên theo xu hƣớng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, diện tích đất nông nghiệp của huyện đang dần bị thu hẹp. Năm 2009 là 12.055,28 ha, giảm so với năm 1995 là 191,58 ha do chuyển mục đích sang đất chuyên dùng và đất ở.

Diện tích đất trồng cây hàng năm là 7922,54 ha chiếm 65,72% với cây lúa là cây trồng chủ đạo; 34,28% đất nông nghiệp còn lại dùng vào mục đích trồng cây lâu năm, đặc biệt là trồng chè - cây kinh tế mũi nhọn, l cây tạo ra sản phẩm hàng hóa, vừa có giá trị xuất khẩu, vừa có giá trị nội tiêu. Diện tích chè toàn huyện có 1261ha, trong đó chè kinh doanh có 1154ha, hàng năm cho sản lƣợng búp tƣơi đạt trên 11 nghìn tấn. Tuy nhiên đất nông nghiệp bình quân cho một lao động nông nghiệp trong huyện còn thấp và không ngừng giảm do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh. Hiện nay bình quân đất nông nghiệp của huyện chỉ còn gần 878,99m2/khẩu, đất lúa 438,97m2/khẩu, trong khi đó số liệu này của cả nƣớc là 891 m2/khẩu.

So với năm 2000, trong khi đất đai sử dụng cho các mục đích khác tăng lên thì diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp giảm đi, đặc biệt là sự giảm mạnh của đất lúa (trong vòng 3 năm 2007 - 2009 giảm 225,8ha); diện tích đất bằng chƣa sử dụng cũng giảm gần 273,48ha. Điều này chứng tỏ huyện đã có những biện pháp tích cực để đƣa đất chƣa sử dụng vào sử dụng một cách có hiệu quả.

Diện tích đất lâm nghiệp chiếm một tỷ lệ khá trong cơ cấu đất đai của huyện: 27,52% diện tích đất tự nhiên. Trong đó rừng trồng trên 6388,32ha, rừng tự nhiên 676,70ha. Hiện nay nhiều diện tích trồng rừng đã đến tuổi khai thác. Mặt khác, diện tích đất có khả năng lâm nghiệp còn khoảng hơn 150ha cần phủ xanh để nâng cao độ che phủ và cũng là tiềm năng để phát triển cây lâm nghiệp có giá trị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cao. Từ năm 2005 trở lại đây, diện tích rừng đang giảm dần do chuyển sang đất phi nông nghiệp với nhiều mục đích.

Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá – công nghiệp hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì nhu cầu đất giành cho nhà ở, xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị cũng tăng lên. Cụ thể, đất giành cho nhà ở tăng 144,46ha, đất chuyên dùng tăng 1565,67ha trong 9 năm (2000 - 2009), bình quân mỗi năm tăng xấp xỉ 174ha. Với diện tích đất lúa chiếm 76,92% đất trồng cây hàng năm thì sự gia tăng này ảnh hƣởng nhiều đến sự giảm sút diện tích đất lúa. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và ổn định xã hội thì sự giảm sút này là cần thiết mà không ảnh hƣởng lớn đến vấn đề an ninh lƣơng thực cũng nhƣ các nhu cầu thiết yếu khác của huyện.

Bảng 2.3 Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai của huyện thời gian qua

Hạng mục 1995 2000 2005 2009 TĐPT BQ (%) Số lƣợng (ha) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ha) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ha) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ha) Cơ cấu (%) Tổng Dtích đất tự nhiên 25667.63 100 25667.63 100 25667.63 100 25667.63 100 0 1. Đất nông nghiệp 12246.86 47.71 12369.4 48.19 12489.7 48.66 12055.28 46.96 -0.11 - Đất trồng cây hàng năm 8424.63 68.79 8381.9 67.76 8216.1 65.78 7922.54 65.72 -0.44

- Đất trồng cây lâu năm 709.59 5.79 1156.6 9.35 1418.1 11.35 4132.74 34.28 13.41

- Đất nông nghiệp khác 3112.64 25.42 2830.9 22.89 2855.5 22.86 0 2. Đất lâm nghiệp có rừng 6010.97 23.42 6879.3 26.80 7367.63 28.7 7065.02 27.53 1.16 3.Đất mặt nước nuôi trồng TS 243.87 0.95 330.5 1.29 325 1.27 420 1.64 3.96 4. Đất chuyên dùng 3370.61 13.13 3274.8 12.76 4202.3 16.37 4840.27 18.85 2.62 5. Đất ở 887.78 3.46 870.1 3.39 975 3.8 984.56 3.84 0.74 6. Đất chưa sử dụng 2907.54 11.33 1943.53 7.57 308 1.2 302.5 1.18 -14.9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.2. Thực trạng phát triển dân số và sử dụng lao động của huyện Phổ Yên

2.2.2.1. Tình hình phát triển dân số và nguồn nhân lực

Phổ Yên là huyện có số dân đông nhất so với các huyện, thị thuộc tỉnh Thái Nguyên. Năm 2009 dân số của huyện là 137.150 ngƣời, tăng 6491 ngƣời so với năm 2000, tức tăng 4,97%, tốc độ tăng bình quân 9 năm đạt 0,61%. Mật độ dân số ở đây là 509 ngƣời/km2

vào năm 2000, đến năm 2009 lên tới 534 ngƣời/km2

.

Tỉ lệ sinh giảm dần từ 1,6% năm 2000 xuống khoảng 1,45% năm 2009. So với cả nƣớc cùng kỳ thì tỷ lệ này của Phổ Yên đều thấp hơn, chứng tỏ chính sách truyền thông dân số kế hoạch hoá gia đình ở Phổ Yên đƣợc thực hiện tốt, có kết quả rõ rệt. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, nó đánh dấu sự tiến bộ trong nhận thức của ngƣời dân về vấn đề dân số, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho huyện trong quá trình phát triển. Tuy nhiên dân số đông lại là một thế mạnh trong cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho quá trình CNH- HĐH của huyện. Sự vật tồn tại trong thế giới khách quan luôn có tính hai mặt và sự phát triển dân số cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Dân số đông vừa là nhân tố cản trở nhƣng đồng thời cũng là nhân tố thúc đâỷ sự phát triển. Bởi lẽ lịch sử nhân loại suy đến cùng là sự phát triển con ngƣời. Con ngƣời vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển (chủ nghĩa Mác –Lê Nin). Hay nói theo cách khác con ngƣời là trung tâm của sự phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu 2.8. Sự biến động dân số huyện Phổ Yên giai đoạn 2000-2009

Sự biến động dân số huyện Phổ Yên giai đoạn 2000 - 2009

130700 131700 132700 133700 134700 135700 136700 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Năm N g ư i Series1 Series2

Do dân số vẫn còn tăng ở mức cao so với yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội nên nguồn lao động của Phổ Yên hàng năm cũng đƣợc bổ sung và tăng lên khá nhanh từ các nguồn: bộ đội hết nghĩa vụ trở về, số học sinh phổ thông không đủ điều kiện học tiếp vào đại học, trung học chuyên nghiệp cùng số học sinh học nghề, tốt nghiệp hệ cao đẳng, đại học về huyện công tác.

2.2.2.2. Tình hình phân bổ và sử dụng lao động nông nghiệp của huyện

* Nguồn lao động của huyện

Nguồn lao động toàn huyện là 92302 ngƣời, trong đó: lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là 83072 ngƣời, chiếm 90% nguồn lao động, lao động dƣới độ tuổi lao động chiếm 9,0%, lao động trên độ tuổi lao động chiếm 1,0%. Dân số không ngừng tăng lên, nguồn lao động cũng tăng theo, tốc độ tăng trƣởng nguồn lao động bình quân là 0,7%, lao động trong độ tuổi là 0,76%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.4: Tình hình lao động huyện Phổ Yên

Đơn vị tính: người Độ tuổi lao động 1995 2000 2005 2009 TĐPT BQ (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%)

Nguồn lao động toàn

huyện 83746 100 88216 100 90732 100 92302 100 0.7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dƣới độ tuổi lao động 7575 9.05 8012 9.08 8883 9.79 8307 9.00 0.66

Trong độ tuổi lao động 74711 89.21 78675 89.18 80751 89 83072 90.00 0.76

Trên độ tuổi lao động 5050 6.03 5297 6.01 1098 1.21 923 1.00 -11.4

Nguồn: Phòng thống kê huyện Phổ Yên * Phân bổ lao động của huyện

Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế năm 2009 là 77623 ngƣời. Trong đó: lao động làm việc trong ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm đại đa số: 63,85%, công nghiệp – xây dựng 11,58%, dịch vụ 24,57%. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế cũng chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể: Tốc độ tăng trƣởng bình quân lao động ngành CN-XD là 6,06%, Dịch vụ là 16,5%, nông nghiệp giảm 2,67%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.5 Phân bổ lao động cho các ngành sản xuất của huyện

ĐVT: người Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2009 TĐPT BQ (%) Số lƣợng cấu (%) Số lƣợng cấu (%) Số lƣợng cấu (%) Số lƣợng cấu (%) Nguồn lao động 83746 100 88216 100 90732 100 92302 100 0.7 1. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế 78594 93.85 82851 93.92 85742 94.5 77623 84,1 -0.09 Nông, lâm, ngƣ nghiệp 72399 92.12 74439 89.9 68199 79.54 49564 63.85 -2.67 CN và xây dựng cơ bản 3947 5.02 5112 6.17 5419 6.32 8990 11.58 6.06 Dịch vụ 2248 2.86 3300 3.98 12124 14.14 19069 24.57 16.5 2. LĐ khác 5152 6.15 5365 6.08 4990 5.5 14679 15,9 -7.74

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ Yên * Chất lƣợng lao động của huyện

Những năm qua công tác đào tạo nghề đã có nhiều cố gắng. Số ngƣời trong lực lƣợng lao động đã qua đào tạo liên tục tăng lên, bình quân tăng 21%/ năm. Tuy nhiên so với bình quân chung của các huyện, thành phố trong tỉnh thì thấp hơn 9,2%. Số lao động đƣợc giải quyết việc làm bình quân giai đoạn 2001-2005 khoảng 1.700 ngƣời/năm, tỉ lệ lao động chƣa có việc làm năm 2007 khoảng 5%.

Xuất phát từ thực tế trên của huyện cho thấy đòi hỏi ở huyện sự đầu tƣ đúng đắn cho vấn đề đào tạo và nâng cao chất lƣợng lao động, chất lƣợng nguồn nhân lực. Kinh nghiệm phát triển trên thế giới và các nƣớc ở châu á cho thấy: một đất nƣớc phát triển, tiềm lực kinh tế chính trị mạnh là một nuớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ở đó có trình độ học vấn cao. Một cƣờng quốc kinh tế số một nhƣ nƣớc Mỹ hiện nay, trƣớc chiến tranh thế giới II chƣa hề có vị thế về kinh tế. Trong khi thế giới còn chìm đắm trong đau thƣơng khói lửa của chiến tranh, trên đất nƣớc Mỹ lại đƣợc hoà bình, vì vậy nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới đã chọn nƣớc Mỹ là điểm đến để sinh sống và nghiên cứu. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng cho sự phát triển của Mỹ. Hay nhƣ Nhật Bản - một đất nƣớc nghèo nàn tài nguyên, động đất thƣờng xuyên xảy ra, bài học đầu tiên của trẻ em Nhật Bản khi cắp sách tới trƣờng là: đất nƣớc ta nghèo tài nguyên…Vậy mà ngày nay sau Mỹ, Nhật Bản trở thành cƣờng quốc thứ hai trên thế giới. Những dẫn chứng trên đây cho thấy rằng cần đẩy mạnh đầu tƣ cho giáo dục. Garry Becker, ngƣời Mỹ đƣợc giải Nobel về kinh tế năm 1992 khẳng định: “Không có đầu tƣ nào mang lại nguồn lực lớn nhƣ đầu tƣ vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tƣ cho giáo dục”.

Những kinh nghiệm trên cho thấy, công tác đào tạo nghề cho lao động

trong thời gian tới là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cả huyện, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thực hiện CNH-

HĐH của huyện nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên nói chung.

2.2.3. Tình hình sản xuất lúa và phân phối lúa gạo của huyện

2.2.3.1. Tình hình sản xuất lúa

* Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây trồng chính của huyện

Nhƣ ta đã phân tích ở trên, mặc dù diện tích đất canh tác ngày càng giảm do quá trình CNH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nhƣng hệ số sử dụng đất lại tăng do thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng…để khai thác triệt để hiệu quả sử dụng đất. Phổ Yên có địa hình mang đặc trƣng của cả trung du, đồng bằng, do đó đất đai mang tính chất đa dạng, diện tích đất có hạn nhƣng độ phì của đất là vô hạn. Lợi dụng đặc điểm này của đất, huyện đã chủ trƣơng chỉ đạo thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng, đầu tƣ thâm canh tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vụ phù hợp với từng loại đất. Cụ thể: diện tích gieo trồng cây hàng năm chiếm đại bộ phận diện tích gieo trồng của cả huyện. Diện tích cây lƣơng thực giảm đi do sự giảm sút diện tích đất trồng lúa, ngô, khoai lang để chuyển cho đất phi nông nghiệp và một bộ phận trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Qua nghiên cứu về cơ cấu các loại cây trồng chúng tôi thấy đều có xu hƣớng giảm sút về diện tích, riêng sắn và mía có xu hƣớng tăng nhẹ do những khuyến khích của các cán bộ khuyến nông huyện nhằm đáp ứng nguyên liệu cho nhà máy.

Bảng 2.6: Cơ cấu diện tích một số loại cây trồng chính của huyện

ĐVT: Ha Loại cây trồng 2007 2008 2009 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 08/07 09/08 BQ

I. Cây công nghiệp

hàng năm 1719 100 1504 100 1363.8 100 -12.5 -9.3 -10.9 1. Cây lạc 1029 59.9 1009 67.1 965 70.8 -1.9 -4.4 -3.2 2. Cây đậu tƣơng 647 37.6 451 30 371 27.2 -30.3 -17.7 -24.3 3. Cây Mía 11 0.6 14 0.9 12 0.9 27.3 -14.3 4.4 4. Cây vừng 32 1.9 30 2 15.8 1.2 -6.3 -47.3 -29.7 II. Cây màu và rau

các loại 4380 100 4193 100 3815 100 -4.3 -9.0 -6.7 1. Rau các loại 1282 29.3 1338 31.9 1165 30.5 4.4 -12.9 -4.7 2. Cây khoai lang 2392 54.6 2116 50.5 1911 50.1 -11.5 -9.7 -10.6 3. Cây sắn 706 16.1 739 17.6 739 19.4 4.7 0 2.3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Diện tích trồng cây lâu năm có xu hƣớng giảm do một số nguyên nhân chính sau:

+ Nhằm tăng hệ số sử dụng đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chuyển mục đích sử dụng cho xây dựng và các hoạt động phi nông nghiệp.

Với số liệu về diện tích gieo trồng thể hiện trong bảng 2.6, phản ánh đúng sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sự chuyển dịch này nằm trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

* Tình hình sản xuất lúa của huyện

Năm 2008 có sự giảm sút mạnh về năng suất lúa mùa. Chính vì vậy mà mặc dù năng suất lúa vụ xuân có tăng hơn so với năm 2007 nhƣng sản lƣợng cả năm vẫn giảm 2,5% tƣơng đƣơng với 1,1 nghìn tấn. Sở dĩ năng suất lúa vụ mùa năm 2008 giảm mạnh là do: điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sâu bệnh nhiều…Năm 2009 năng suất này lại trở về mức bình thƣờng và tăng hơn cả năm 2007 là 3,54 tạ/ha, do đó bình quân chung cả 3 năm năng suất lúa vụ mùa chỉ giảm 0,56%. Mặc dù trong ba năm gần đây có sự thay đổi về diện tích gieo trồng theo xu hƣớng giảm sút (0,98%) nhƣng nhìn chung sản lƣợng lúa gạo vẫn tăng 1,69%, tƣơng ứng với tăng 1598 tấn.

Mặc dù đã có nhiều biện pháp để nâng cao năng suất và sản lƣợng lúa trong điều kiện đất canh tác lúa bị thu hẹp, song sản xuất lúa vẫn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân:

+ Yếu tố chủ quan: đầu tƣ, công chăm sóc, sự thay đổi diện tích gieo trồng…

+ Yếu tố khách quan: điều kiện tự nhiên, sâu bệnh…

Trong đó yếu tố khách quan thƣờng xuyên thay đổi, không thể lƣợng hoá hết đƣợc mức độ ảnh hƣởng. Vì vậy để đảm bảo an ninh lƣơng thực, nâng cao mức sống của nông dân trong tiến trình CNH-HĐH, huyện cần có những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chủ trƣơng đầu tƣ thâm canh tăng năng suất cây trồng, đƣa những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao vào gieo trồng thay thế những giống lúa cũ, cho

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược sử dụng một số nguồn lực cơ bản trong phát triển nông nghiệp cho huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010-2020 (Trang 57)