4 Những đóng góp mới của luận văn
3.2 Giải pháp xây dựng chiến lƣợc sử dụng một số nguồn lực cơ
phát triển nông nghiệp huyện Phổ Yên giai đoạn 2010 – 2020
Kết hợp phƣơng án 6 và phƣơng án 7 cho ta một giải pháp tối ƣu về sử dụng các nguồn lực đất nông, lâm nghiệp, lao động, sản lƣợng lúa và chè của huyện Phổ Yên. Từ đó, chúng ta có đƣợc một chiến lƣợc phát triển nông nghiệp của huyện phù hợp với quy hoạch chung của cả nƣớc, của tỉnh Thái Nguyên.
Thứ nhất, do nhu cầu công nghiệp hóa và đô thị hóa, những năm gần đây diện tích đất nông lâm nghiệp đang giảm dần, đặc biệt là đất lúa dẫn đến sản lƣợng lƣơng thực, bình quân lƣơng thực/đầu ngƣời cũng giảm theo, nông dân dần mất đất sản xuất. Nếu cùng với thực trạng tăng dân số nhƣ hiện nay thì trong tƣơng lai vấn đề an ninh lƣơng thực bị đe dọa, số hộ nghèo, nông dân không có việc làm sẽ gia tăng. Song để huyện tăng tốc độ CNH-HĐH buộc chúng ta phải đánh đổi bằng việc thu hẹp diện tích đất nông lâm nghiệp. Giải pháp của chúng tôi đƣa ra là làm sao để huyện vừa đạt đƣợc mục tiêu CNH- HĐH vào năm 2020, vừa sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững nguồn lực đất đai, giảm tối thiểu các vấn đề xã hội phát sinh. Cụ thể nhƣ sau:
- Tiến hành quy hoạch sử dụng đất, thực hiện chuyển đổi đất đai đúng mục đích, đúng đối tƣợng. Đẩy mạnh việc chuyển đổi đất chƣa sử dụng và đất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản kém hiệu quả sang đất ở và đất công nghiệp, đô thị. Thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác từ 20 ha lên 25ha hàng năm. Tăng tốc độ chuyển đổi đất chè cho đất rừng từ 0,1% lên 0,3%. Sử dụng đất phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu về môi trƣờng, cảnh quan, sinh thái.
- Nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp, tăng hệ số sử dụng sử dụng đất từ 1,6 lần lên 1,7 lần. Sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, chuyển dần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
từ nền nông nghiệp dựa vào sinh học sang nền nông nghiệp sinh thái, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, cao cấp.
- Đối với đất lâm nghiệp: phải tăng cƣờng phủ xanh đất trống, đồi trọc để tăng độ che phủ rừng, tăng tỷ lệ mở rộng đất rừng từ 0,001% lên 0,002%. Sử dụng các giải pháp nông lâm kết hợp để hạn chế xói mòn, rửa trôi.
- Cải tạo, bảo vệ đất bằng việc đầu tƣ phân bón từ 170kg lên 180kg mỗi vụ nhằm tăng năng suất lúa/chè.
- Tăng tỷ lệ mở rộng đất chè từ 0,04% lên 0,06%, tăng tỷ lệ tăng năng suất chè từ 0,015% lên 0,03%.
Thứ hai, huyện Phổ Yên là một huyện đông dân so với các huyện, thành phố thuộc tỉnh Thái Nguyên. Dân số đông lại là một thế mạnh trong cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho quá trình CNH-HĐH của huyện. Dân số đông vừa là nhân tố thúc đâỷ nhƣng đồng thời cũng là nhân tố cản trở sự phát triển. Do vậy, giải pháp chúng tôi đƣa ra là:
- Cần thực hiện tốt chính sách dân số - KHH gia đình nhằm ổn định quy mô dân số, giảm tỷ lệ sinh và giảm tốc độ tăng dân số. Khi quy mô dân số ổn định sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho huyện theo tiến trình CNH-HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Điều này không những giảm bớt gánh nặng và sức ép cho nền kinh tế mà còn góp phần cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.
Một vấn đề nổi cộm nữa là lao động nông nghiệp của huyện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động, phần lớn số lao động này trình độ còn thấp, chƣa qua đào tạo, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH, dẫn đến tình trạng thiếu lao động có tay nghề, chất lƣợng cao, dƣ thừa lao động nông nghiệp. Cùng với quá trình CNH- HĐH, việc rút bớt một phần lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp trực tiếp là một yêu cầu và cũng là điều tất yếu. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo cho số lao động này vẫn sống ở nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
không di dân tập trung quá đông vào thành phố lớn và các khu công nghiệp tập trung. Giải pháp của chúng tôi đƣa ra là:
- Giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp từ 51,38% xuống còn 45%. - Chú trọng nâng cao dân trí và chất lƣợng lao động bằng cách: + Khuyến khích ngƣời lao động nâng cao trình độ.
+ Thực hiện liên kết đào tạo với các trƣờng chuyên nghiệp, trƣờng dạy nghề ở tỉnh và Trung Ƣơng.
- Có chính sách giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt là lao động dƣ thừa ở nông thôn và lao động nông nghiệp bị mất đất sản xuất. Theo đó cần phải có chế độ tuyển dụng linh hoạt để giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn huyện.
Ba là, lúa và chè là hai loại cây trồng chính của huyện Phổ Yên, để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong địa bàn huyện và không ngừng nâng cao đời sống của ngƣời dân, điều quan trọng là phải nâng cao hơn nữa giá trị nông sản tạo đƣợc trên mỗi ha đất canh tác. Muốn vậy phải tăng năng suất cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, tăng chất lƣợng và giá trị nông sản, đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu diện tích gieo trồng, chú trọng đầu tƣ thâm canh tăng năng suất.
Để đƣa sản phẩm lúa/chè địa phƣơng ra phạm vi toàn tỉnh và các tỉnh bạn, hƣớng ra xuất khẩu sang các quốc gia khác thì việc xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, xây dựng các cơ sở chế biến tại chỗ, nâng cao chất lƣợng bằng việc ứng dụng linh hoạt khoa học, công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của khách hàng và đảm bảo an toàn cho ngƣời sử dụng là hết sức cần thiết.
Tuy là vùng có thế mạnh về sản xuất lúa và chè, nhƣng nhu cầu cho tiêu dùng của ngƣời dân còn chiếm tỷ trọng lớn so với tổng sản phẩm sản xuất ra, cho chăn nuôi và bán ngoài còn thấp, chƣa mang tính chất sản xuất hàng hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Do vậy, đòi hỏi các cấp, các ngành và các cơ quan chức năng phải nỗ lực hết sức để nhanh chóng chuyển ngành nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Đây là vấn đề đang đƣợc đặt ra một cách gay gắt, đòi hỏi cấp bách phải đƣợc giải quyết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN