4 Những đóng góp mới của luận văn
1.1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực
Các nhà nghiên cứu về các nƣớc và vùng lãnh thổ đều cho rằng những thành công trong quá trình CNH ở các nƣớc Châu á một phần quan trọng là do kết quả của việc hoạch định và thực hiện chiến lƣợc đúng hay sai quyết định [16].
* Trung Quốc
Chiến lƣợc công nghiệp hoá mới của Trung Quốc bắt đầu từ năm 1978 nhằm thực hiện lại sự chuyển đổi có tính chất lịch sử: (i) chuyển từ một xã hội nông nghiệp - nông thôn sang xã hội công nghiệp và đô thị; (ii) chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng. Những giải pháp cơ bản mang tính chiến lƣợc của chính phủ Trung Quốc là: phi tập trung hoá, nhân rộng và thực dụng, đƣợc nổi bật trong 4 lĩnh vực chủ yếu, nơi mà công cuộc cải cách đã tác động rất nhiều tới tăng trƣởng gồm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, thƣơng mại và các doanh nghiệp nhà nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thành công của Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ qua gắn liền với việc hoạch định đúng đắn đƣờng hƣớng chiến lƣợc.Thực tế xây dựng chiến lƣợc của các nƣớc nêu trên cho thấy một số kinh nghiệm đó là:
- Muốn phát triển cần thiết phải có chiến lƣợc rõ ràng, căn cứ khoa học cơ bản là phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của quốc gia hoặc địa phƣơng, tận dụng triệt để mọi nguồn lực để đạt tăng trƣởng kinh tế cao.
- Chiến lƣợc phải thay đổi kịp thời, mềm dẻo và linh hoạt thích ứng với những thay đổi của thời cuộc.
- Nội dung của chiến lƣợc phải bao gồm những mục tiêu và giải pháp thích ứng của cả giai đoạn chiến lƣợc (10 năm) và nhiệm vụ các bƣớc đi 5 năm để thực hiện mục tiêu chiến lƣợc.
- Chiến lƣợc không là sự bắt chƣớc máy móc, cần có sự đột phá mới, thậm chí không có tiền lệ.
* Hàn Quốc
Hàn Quốc tiến hành công nghiệp hoá từ năm 1960, trải qua hơn 30 năm đã trở thành nƣớc công nghiệp. Từ tháng 7/1997 trở lại đây, Hàn Quốc chịu tác động lớn của khủng hoảng tài chính tiền tệ, đất nứơc gặp rất nhiều khó khăn. Ngƣời ta không nói đến “sự thần kỳ” của con rồng Hàn Quốc nữa mà bắt đầu nói đến những sai lầm của cả một giai đoạn công nghiệp hoá, điều này càng nói lên vai trò to lớn của chiến lƣợc, coi đó là đƣờng hƣớng cơ bản cho chính phủ dẫn dắt đất nƣớc tiến lên trong quá trình phát triển.
* Đài Loan
Sự phát triển của nền kinh tế Đài Loan đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, do trong quá trình phát triển của mình nền kinh tế Đài Loan luôn có những chiến lƣợc đúng đắn. Ban đầu các nguồn lực đƣợc tập trung để sản xuất hàng tiêu dùng, thay thế nhập khẩu. Sau đó, chúng lại đƣợc chuyển sang ƣu tiên cho công nghiệp nặng với hàm lƣợng công nghệ cao. Nhờ có những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chiến lƣợc phát triển phù hợp với từng hoàn cảnh, có mục tiêu rõ ràng và các bƣớc đi với các chính sách rất cụ thể, chi tiết đến từng mục tiêu mà Đài Loan đƣợc xem là thành công trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội.
* Malaysia
Malaysia là quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú (thiếc, dầu mỏ, khí đốt…), đất nông nghiệp nhiều, trong đó chủ yếu là đất đỏ rất thích hợp để trồng cây công nghiệp. Đặc điểm chiến lƣợc phát triển của Malaysia khác với Hàn Quốc, Đài Loan (là quốc gia và vùng lãnh thổ hầu nhƣ không có tài nguyên thiên nhiên) là tận dụng tối đa nguồn lực trong nƣớc, kết hợp với thu hút mạnh đầu tƣ nƣớc ngoài. Chiến lƣợc của Malaysia là huy động các nguồn lực thế mạnh để sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó chủ yếu là xuất khẩu nông sản và các sản phẩm công nghiệp chế tác.