Tình hình sản xuất và phân phối chè của huyện

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược sử dụng một số nguồn lực cơ bản trong phát triển nông nghiệp cho huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010-2020 (Trang 69)

4 Những đóng góp mới của luận văn

2.2.4Tình hình sản xuất và phân phối chè của huyện

2.2.4.1 Tình hình sản xuất chè

Bảng 2.9: Tình hình sản xuất chè huyện Phổ Yên

Năm DT trồng chè (ha) DT thu hoạch chè (ha) SL chè búp tƣơi (tấn) SL chè khô (tấn)

2000 1284 726 6914 1382.8 2005 1008 905 8236 1647.2 2006 1108 918 8478 1695.6 2007 1189 984 9241 1848.2 2008 1233 1084 10393 2078.6 2009 1261 1154 11540 2308

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Phổ Yên

Chè là cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên nói chung và của huyện Phổ Yên nói riêng, là cây tạo ra sản phẩm hàng hóa vừa có giá trị xuất khẩu vừa có giá trị nội tiêu. Tiềm năng về cây chè của huyện là rất lớn, song cần thiết có vốn đầu tƣ trồng mới những giống chè có chất lƣợng ngon, trồng lại những diện tích chè đã già cỗi và đầu tƣ khoa học tiên tiến cho sản xuất chè, đặc biệt huyện đang cần xây dựng một vùng chè đặc sản.

Diện tích chè toàn huyện năm 2009 là 1261ha, giảm 1,79% so với năm 2000 tức giảm 23ha. Diện tích chè cho thu hoạch chiếm tới 89,0% tổng diện tích chè và cũng tăng lên tƣơng ứng từ năm 2000 đến năm 2009. Tuy có sự tăng giảm thất thƣờng về quy mô diện tích, nhƣng chính việc đầu tƣ thâm canh tăng năng suất nên sản lƣợng chè búp tƣơi tăng mạnh: trong vòng tám năm (2000-2009) sản lƣợng tăng gần gấp đôi từ 6914 tấn lên 11540 tấn. Sự gia tăng này có ý nghĩa hết sức to lớn trong điều kiện chú trọng phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nông nghiệp theo chiều sâu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa nông sản nhƣ hiện nay.

2.2.4.2 Tình hình phân phối chè

Bảng 2.10: Tình hình phân phối chè của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Sản lƣợng (tấn) Cơ cấu (%)

1. Tổng sản lƣợng 191,0 100,0

2. Mục đích sử dụng - Bán ra ngoài huyện - Tiêu thụ nội huyện - Hao hụt - Mục đích khác 167,53 15,83 4,78 2,93 87,71 8,29 2,50 1,50 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra

Tƣơng tự nhƣ đối với sản xuất lúa, để xác định tình hình phân phối sản lƣợng chè của cả huyện, chúng tôi tiến hành điều tra 184 hộ trồng chè theo các tiêu chí khác nhau về chủng loại giống, kỹ thuật chăm bón…tuy nhiên mục đích phân phối là khá đồng nhất.

Qua tổng hợp phiếu điều tra ta thấy phần lớn sản lƣợng chè để bán ra ngoài huyện. Con số này chiếm tới 87,71% tổng sản lƣợng chè của các hộ điều tra. Vì chè là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cộng thêm nhu cầu tiêu thụ trong các hộ gia đình ngày nay đang có xu hƣớng thay đổi chuyển từ chuyên uống chè tƣơi và chè khô sang các loại đồ uống khác nhƣ cà phê, chè túi, nƣớc giải khát...nên lƣợng tiêu thụ trong huyện chỉ chiếm khoảng 8,29%. Trong quá trình thu hái, bảo quản và vận chuyển chè, một tỷ lệ chè bị hao hụt (chiếm xấp xỉ 2,5% tổng sản lƣợng). Còn lại 1,5% đƣợc phân phối cho các mục đích khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3. Mô hình động sử dụng kết hợp các nguồn lực trong phát triển nông nghiệp của huyện đến 2020

2.3.1. Phân tích sự thay đổi của các yếu tố trong mô hình

2.3.1.1. Phân tích sự thay đổi của dân số - lao động nông nghiệp

Với kết quả mô hình và đồ thị cho thấy: với tỉ lệ sinh lớn gấp hơn 3,5 lần tỉ lệ tử, dân số của huyện trong những năm tới tiếp tục tăng lên. Mặc dù có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH song lao động nông nghiệp nói chung và lao động sản xuất lúa - chè nói riêng vẫn tăng nhanh. Để lí giải đƣợc điều này, trƣớc hết chúng tôi đi vào xem xét một số lí thuyết về chuyển dịch lao động giữa các ngành, xu hƣớng chuyển dịch lao động trên thế giới và của Việt Nam.

Bảng 2.11: Sự thay đổi dân số - lao động nông nghiệp đến năm 2020

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2015 2020

- Dân số Ngƣời 137.150 138.544 145.734 153.297 - Lao động nông nghiệp Ngƣời 69.397 70.103 73741 77.568 Nguồn: kết quả phƣơng án gốc của mô hình

Nghiên cứu về chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác trong quá trình CNH là một vấn đề quan trọng với thực tế Việt Nam, đặc biệt khi sức đẩy lao động thừa ở nông thôn ra lớn hơn nhiều lần sức hút lao động ở đô thị. Không đơn giản để ngƣời lao động từ nông nghiệp (nông thôn) ra thành thị có thể tìm đƣợc việc làm ngay. Nói cách khác là không phải lúc nào tổng cung về lao động trong nông nghiệp bằng tổng cầu về lao động trong công nghiệp. Nhƣ vậy việc chuyển lao động sang khu vực công nghiệp còn phụ thuộc vào các yếu tố:

Khả năng tiếp nhận lao động của khu vực công nghiệp hiện đại trong điều kiện đầu tƣ vào khoa học - công nghệ đòi hỏi nhiều vốn hơn là nhiều lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bản thân ở các thành phố cũng dƣ thừa lao động, mà lao động ở thành phố có điều kiện để nâng cao trình độ tay nghề hơn là ở nông thôn.

Trình độ tay nghề của lao động ở nông thôn thƣờng là thấp, thậm chí chƣa quen với môi trƣờng lao động công nghiệp.

Thực tế Việt Nam thời gian qua cho thấy để phát triển khu công nghiệp tập trung liên doanh với nƣớc ngoài đã phải lấy vào đất nông nghiệp, giảm chỗ làm việc của nông dân song không thu hút đƣợc một cách thoả đáng số lao động từ nông nghiệp ở khu vực đã lấy đất.

Biểu 2.9. Xu hƣớng biến động dân số, lao động nông nghiệp đến 2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào đồ thị ta thấy, lao động nông nghiệp tiếp tục tăng. Theo kết quả của mô hình thì từ năm 2009 đến 2015 (giai đoạn I) tốc độ tăng lao động nông nghiệp tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số. Từ năm 2015 đến 2020 (giai đoạn II), tốc độ này có xu hƣớng tăng chậm hơn so với tốc độ tăng dân số. Ta thấy rằng giai đoạn I kéo dài hơn là do Phổ Yên đang trong giai đoạn đầu của quá trình CNH nên tỉ lệ lao động nông nghiệp chuyển sang các lĩnh vực phi nông nghiệp còn chậm. Khi quá trình CNH đi vào giai đoạn phát triển thì tốc độ dịch chuyển cơ cấu lao động sẽ tăng nhanh hơn. Tuy nhiên số lƣợng lao động nông nghiệp của huyện vẫn tiếp tục tăng về mặt tuyệt đối trong các năm tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣ chúng tôi đã phân tích ở trên, có rất nhiều nguyên nhân cản trở sự dịch chuyển lao động nông nghiệp nhƣ: dịch chuyển cơ cấu kinh tế sang các lĩnh vực phi nông nghiệp còn bị hạn chế bởi nhiều yếu tố... thì trình độ tay nghề, chuyên môn cũng nhƣ trình độ học vấn của ngƣời lao động là những yếu tố cản trở chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện. Tỉ lệ lao động nông nghịêp nông thôn còn rất lớn, mặt khác thời gian sử dụng lao động ở nông thôn mới chiếm khoảng 80% (tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn thấp nhƣng tỉ lệ thiếu việc làm nhiều) thì vấn đề tạo việc làm cho ngƣời lao động là một bài toán nan giải. Vì vậy để đạt mục tiêu lao động nông nghiệp chiếm 40% tổng số lao động của huyện vào năm 2020 thì đòi hỏi các cơ quan ban ngành chức năng của tỉnh, huyện có một hệ thống chính sách đồng bộ, kết hợp CNH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với phát triển ngành nghề ở nông thôn để tiếp tục đẩy mạnh chiến lƣợc dân số - lao động giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

2.3.1.2. Phân tích sự thay đổi của đất canh tác lúa, chè, rừng đến 2020

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tƣ liệu sản xuất không thể thiếu, đặc biệt trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Chất lƣợng đất đai và thành phần các loại đất có ảnh hƣởng rất lớn đến sự bố trí cây trồng và khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trên cơ sở biến động đất đai thời gian qua, nghiên cứu xem xét sự thay đổi của đất đai trong phát triển nông - lâm nghiệp của huyện đến năm 2020.

* Sự thay đổi đất canh tác lúa

Theo kết quả phƣơng án gốc của mô hình, tức với tốc độ chuyển dịch đất nông nghiệp cho quá trình CNH và đô thị hóa là 20ha, chuyển cho nuôi trồng thủy sản là 15ha nhƣ hiện nay, thì đến năm 2020 diện tích đất canh tác lúa giảm xuống còn 5584,41ha, bình quân mỗi năm giảm hơn 39,64ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.12: Sự thay đổi đất canh tác lúa, chè và đất rừng đến năm 2020 ĐVT: ha

Chỉ tiêu 2009 2010 2015 2020

- Đất canh tác lúa 6.020,50 5.981,09 5.783,35 5.584,41 - Diện tích gieo trồng lúa 9.632,80 9.56,75 9.253,36 8.935,06 - Diện tích trồng chè 1.154,0 1.155,32 1.161,92 1.168,52 - Diện tích thu hoạch chè 1.003,98 1.005,13 1.010,87 1.016,61 - Diện tích rừng 7.065,0 7.064,75 7.063,24 7.061,28 Nguồn: Kết quả phƣơng án gốc của mô hình

Từ thực tế và những phân tích ở trên chúng tôi thấy, một trong những kế hoạch đề ra cho vấn đề sử dụng đất canh tác lúa là tiếp tục chuyển đất canh tác lúa sang các mục đích sử dụng khác nhƣ: xây dựng khu công nghiệp, đô thị, đƣờng giao thông, thuỷ lợi hoặc chuyển những vùng đất trũng, trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản sao cho có hiệu quả. Tuy nhiên sự giảm sút với tốc độ nào, đến diện tích bao nhiêu thì thích hợp đối với các mục tiêu của huyện sẽ đƣợc chúng tôi phân tích ở các phần sau.

* Sự thay đổi diện tích đất chè

Chè là cây công nghiệp dài ngày đƣợc trồng phổ biến ở vùng đất trung du. Mặt khác với thế mạnh là cây kinh tế mũi nhọn nên diện tích chè không ngừng đƣợc mở rộng. Với tỷ lệ mở rộng 4% nhƣ hiện nay đến năm 2020 diện tích trồng chè lên tới 1.168,52ha, tăng gần 14,52ha so với năm 2009. Do đặc thù về đất đai và điều kiện sinh trƣởng nên đất trồng chè không bị ảnh hƣởng nhiều bởi tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa. Diện tích chè chỉ bị biến động nhẹ do chuyển từ những khu vực trồng chè kém hiệu quả sang trồng rừng (mỗi năm chỉ dao động khoảng từ 1,5 đến 2ha). Nhìn chung diện tích trồng chè vẫn có xu hƣớng tăng trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Sự thay đổi đất rừng

Năm 2009 toàn huyện có 7065ha, trong đó rừng trồng trên 6388,4ha, rừng tự nhiên trên 676,6ha. Hầu hết diện tích rừng của huyện đều nằm trong quy hoạch, không chịu tác động lớn của tốc độ CNH-HĐH cũng nhƣ chuyển mục đích sử dụng sang các loại đất khác. Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng đã đến tuổi khai thác, mặt khác diện tích đất có khả năng lâm nghiệp của huyện còn khá lớn, vì vậy cần phủ xanh để nâng cao độ che phủ và cũng là tiềm năng để phát triển cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Biểu 2.10. Xu hƣớng biến động diện tích đất chè và đất rừng đến 2020

Theo phƣơng án gốc của mô hình, với tỷ lệ mở rộng còn quá thấp nhƣ hiện nay (-0,001%) cộng thêm một phần diện tích rừng bị cháy hàng năm thì đến năm 2020 diện tích đất rừng có sự biến động giảm nhẹ từ 7065ha xuống còn 7061,28ha. Thực tế này đi ngƣợc với xu thế cũng nhƣ quy hoạch phát triển lâm nghiệp của địa phƣơng. Vì vậy, trong thời gian tới huyện cần có những biện pháp tích cực để bảo vệ rừng cũng nhƣ tăng cƣờng khả năng mở rộng diện tích đất rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.1.3. Phân tích sự thay đổi năng suất, sản lượng lúa đến 2020

Qua kết quả ở phƣơng án gốc ta thấy: năng suất lúa không ngừng tăng lên qua các năm. Nhƣ đã phân tích ở phần trƣớc, sản lƣợng lúa chịu ảnh hƣởng của năng suất, tổng diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng. Mặc dù năng suất tăng lên do đầu tƣ thâm canh, đƣa giống mới vào sản xuất nhƣng do tốc độ tăng của năng suất chậm hơn tốc độ giảm của diện tích gieo trồng nên sản lƣợng lúa có xu hƣớng giảm xuống còn 47.101,82 tấn vào năm 2020.

Bảng 2.13: Sự thay đổi năng suất, sản lƣợng lúa đến năm 2020

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2015 2020

- Diên tích gieo trồng Ha 9.632,80 9.569,75 9.253,36 8.935,06 - Sản lƣợng lúa Tấn 48.482,20 48.350,80 47.747,0 47.101,82 - Cân bằng lúa gạo Tấn 48.482,20 44.416,76 30.881,79 20.901,75 Nguồn: Kết quả phƣơng án gốc mô hình

Bình quân đất tự nhiên của huyện Phổ Yên chỉ đạt 0,187ha/ngƣời (Bình quân cả nƣớc là 0,45 ha/ngƣời). Giả sử đất nông nghiệp vẫn đƣợc giữ nhƣ hiện nay thì bình quân 1 nhân khẩu nông nghiệp chỉ còn khoảng 0,171 ha (bằng 91,51% so với hiện nay). Đối với một huyện nông nghiệp có mức bình quân nhƣ vậy là khá thấp, và khi đó dù nông nghiệp có phát triển với nhịp độ tăng cũng không thể làm giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống của cƣ dân làm nông nghiệp so với mức trung bình của toàn tỉnh, mà lại có chiều hƣớng doãng ra. Mặt khác, vị trí vai trò của nông nghiệp trong tổng thể nền kinh tế của tỉnh có xu hƣớng giảm dần song luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong việc nuôi sống đại bộ phận dân cƣ nông nghiệp và ổn định xã hội.

Phổ Yên là huyện có truyền thống thâm canh tăng năng suất lúa trong tỉnh. Năng suất lúa của huyện cao hơn năng suất bình quân chung của tỉnh từ 2 đến 3tạ/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu 2.11 Xu hƣớng biến động năng suất, diện tích lúa và cân bằng lúa gạo đến 2020

Trong hiện tại và tƣơng lai, khi mà xu hƣớng CNH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ ngành nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ, huyện đã có những chủ trƣơng chuyển đổi cơ cấu gieo trồng để đảm bảo nhu cầu lƣơng thực cho ngƣời dân, nhu câù cho chăn nuôi, dự trữ và xuất khẩu. Cụ thể: trong quỹ đất gieo trồng lúa 9632,80 ha (dự kiến đến năm 2020), định hƣớng bố trí 8000 ha dùng cấy lúa năng suất cao, 1050,0ha để sản xuất giống, 582,0ha dùng cấy lúa có chất lƣợng cao làm hàng hoá phục vụ cho các thị trấn, thành phố và các tầng lớp dân cƣ có thu nhập cao để cải thiện đời sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với tốc độ chuyển dịch đất đai nhƣ hiện nay thì diện tích đất canh tác lúa theo nhƣ phƣơng án gốc của mô hình sẽ giảm 436,09ha vào năm 2020.

Theo quy hoạch và phƣơng hƣớng phát triển của huyện đến năm 2020, khi mà tốc độ CNH tăng nhanh, đất chuyển cho nhà ở, khu công nghiệp...tăng lên, làm cho đất canh tác lúa giảm đi đáng kể. Giả sử năng suất lúa vẫn tăng ở mức nhƣ hiện nay thì sản lƣợng lúa sẽ thay đổi ra sao? Có phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của đất nƣớc hiện nay không? Chúng tôi sẽ xem xét ở kết quả mô hình trong các phƣơng án sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.1.4. Phân tích mối quan hệ giữa đất canh tác - dân số và sản lượng lúa

Kết quả phƣơng án gốc của mô hình cho thấy:

Bảng 2.14: Sự thay đổi đất canh tác lúa, dân số, sản lƣợng lúa đến năm 2020

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2015 2020

- Dân số Ngƣời 137.150 138.544 145.734 153.297 - Đất canh tác lúa Ha 6.020,50 5.981,09 5.783,35 5.584,41 - Cân bằng lúa gạo Tấn 48.482,0 44.416,46 30.881,79 20.901,75 Nguồn: Kết quả phƣơng án gốc mô hình

Dân số của huyện tiếp tục tăng lên trong khi đất canh tác lúa có xu hƣớng giảm đi cùng với quá trình CNH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Diện tích đất canh tác lúa giảm từ 6.020,5 ha xuống còn 5.584,41 ha năm 2020.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược sử dụng một số nguồn lực cơ bản trong phát triển nông nghiệp cho huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010-2020 (Trang 69)