Phương pháp mô hình hoá

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược sử dụng một số nguồn lực cơ bản trong phát triển nông nghiệp cho huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010-2020 (Trang 33)

4 Những đóng góp mới của luận văn

1.2.2.2 Phương pháp mô hình hoá

* Mô hình hoá năng suất lúa, năng suất chè

- Sử dụng mô hình Cobb - Douglas để lƣợng hoá các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Mô hình Cobb - Douglas là mô hình đƣợc sử dụng rộng rãi trong kinh tế học vi mô và vĩ mô. Ƣu thế của mô hình Cobb - Douglas là thiết lập đƣợc mối quan hệ giữa các yếu tố không cùng độ đo lƣờng, các yếu tố không cùng bản chất đều đƣợc đánh giá đồng thời.

- Mô hình Cobb - Douglas có dạng tổng quát nhƣ sau: Y= F(Z)= a.Z11

.Z22

...Znn

.e(D)

Y là biến số phụ thuộc, phản ánh yếu tố kết quả của sự tác động A là hằng số

Z1, Z2...Zn là các biến độc lập phản ánh nguyên nhân

D là biến giả định mang tính định tính, D nhận giá trị bằng 0 hoặc 1

1, 2...n là các hệ số của biến số Z

 là hệ số của D

Sau khi biến đổi sẽ thiết lập đƣợc mối quan hệ giữa biến số phụ thuộc và các biến độc lập thể hiện ở phƣơng trình hồi quy tƣơng quan sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LnY= 0+1LnZ1+2LnZ2+...+nLnZn+D

- Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa/chè

LnY=0+1LnX1+2LnX2+3LnX3+4LnX4+5LnX5+6LnX6+7LnX7

Y: Năng suất lúa/chè (tấn/ha)

i: hệ số của biến số Xi (i=1,2,…7) X1: lƣợng bón phân kali (kg/ha) X2: lƣợng bón phân lân (kg/ha) X3: lƣợng bón đạm (kg/ha)

X4: tiền thuốc bảo vệ thực vật (nghìn đồng/ha) X5: lao động (ngày ngƣời/ha)

X6: giống (kg/ha)

X7: lƣợng phân chuồng (tấn/ha)

* Mô hình hoá trong sử dụng các nguồn lực

- Mô hình phân tích hệ thống là loại mô hình dùng để mô tả và phân tích sự vận động của một chuỗi sự vật hiện tƣợng KT - XH trong một khoảng thời gian dài. Chuỗi sự vật hiện tƣợng trong mô hình có mối quan hệ hữu cơ và ảnh hƣởng lẫn nhau tạo nên một sự tƣơng tác thay đổi có tính chất hệ thống động. Sự phân tích kết quả của mô hình đƣợc gọi là phân tích hệ thống.

Chúng ta cũng đã biết, nguồn lực đƣợc sử dụng trong phát triển kinh tế - xã hội hết sức đa dạng và phong phú nhƣ đất đai, dân số - lao động, lƣơng thực, tài nguyên thiên nhiên... Sự gia tăng dân số làm diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu ngƣời giảm, hay tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ làm giảm diện tích đất canh tác, do đó làm giảm sản lƣợng lúa, chè...Có thể nói, sự thay đổi của nguồn lực này sẽ có tác động dây truyền tới các nguồn lực khác, những nguồn lực đó có mối quan hệ với nhau trong một hệ thống phức tạp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong nghiên cứu này, nguồn lực đất canh tác lúa, dân số - lao động, sản lƣợng lúa, chè sẽ đƣợc chúng tôi đặt trong một hệ thống và sử dụng mô hình động để xây dựng cũng nhƣ phân tích hệ thống đó.

Các yếu tố cấu thành nên mô hình kinh tế động đƣợc thể hiện nhƣ sau: 1. Biến chính là các yếu tố cuối cùng đƣợc phân tích, nó chịu sự

tác động của các yếu tố khác và thay đổi theo sự tác động đó. Giá trị cuối cùng của biến chính là kết qủa của mô hình.

2. Biến trung gian đƣợc dùng để tính giá trị của biến chính, biến chính chịu sự tác động gián tiếp của các yếu tố khác thông qua biến trung gian. Biến trung gian còn gọi là biến đầu vào và đầu ra. 3. Biến điều khiển (trong hình vẽ thể hiện bằng hình tròn) là những biến tác động tới biến chính, sự thay đổi của chúng sẽ kéo theo sự thay đổi của cả hệ thống.

4. Các biến đƣợc liên kết với nhau bởi các mũi tên chỉ hƣớng của sự tác động.

- Tác dụng của mô hình phân tích hệ thống: Kết quả của mô hình là cơ sở để các nhà hoạch định đƣa ra những chiến lƣợc hay kế hoạch sử dụng các nguồn lực đã đƣợc tính toán cho sự phát triển trong tƣơng lai.

- Mô phỏng mô hình hệ thống:

Sơ đồ 2. Mô phỏng mô hình hệ thống

Biến đầu vào Biến chính 1 Biến đầu ra

Biến đầu ra Biến chính 2

Biến đầu vào Biến điều khiển 1 Biến điều khiển 2 Biến điều khiển 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sơ đồ 3. Mô hình tổng quát về mối quan hệ của sự biến động các nguồn lực cơ bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Giải thích mô hình

Qua mô hình ta thấy, mô hình có 6 biến chính là: dân số, đất canh tác chè, đất canh tác lúa, đất rừng, cân bằng chè và cân bằng lúa gạo.

Dân số biến động phụ thuộc vào tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong (Giả định mô hình không có sự biến động tỷ lệ nhập cƣ, tỷ lệ di cƣ). Dân số tăng làm tăng lao động tham gia vào sản xuất lúa và chè, đồng thời dân số tăng sẽ làm tăng lƣợng lúa - chè phục vụ nhu cầu tiêu dùng và tăng diện tích đất dành cho nhà ở. Điều đó đồng nghĩa với đất canh tác lúa, chè và đất rừng sẽ giảm đi cho xây dựng nhà ở và khu đô thị.

Phổ Yên là một huyện vùng thấp với địa hình đa dạng, đất đai mang đặc điểm của cả trung du và đồng bằng, do đó thuận lợi cho cả phát triển nông, lâm nghiệp, cả cây trồng ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày. Đến năm 2009 toàn huyện còn 78,62ha đất bằng chƣa sử dụng, trong đó đất có khả năng nông - lâm nghiệp là 50,1ha. Đây là tiềm năng để mở rộng đất canh tác lúa, chè và diện tích rừng. Tuy nhiên cùng với xu hƣớng CNH- HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nƣớc nói chung và của huyện nói riêng, hàng năm lại có một diện tích lớn đất canh tác đƣợc chuyển cho các mục đích sử dụng khác nhƣ: nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng khu công nghiệp và khu đô thị. Sự biến động diện tích đất canh tác dẫn đến sự thay đổi trong diện tích gieo trồng và do đó gián tiếp ảnh hƣởng đến sản lƣợng lúa sản xuất ra.

Với một huyện vùng thấp nhƣ Phổ Yên thì lúa và chè là cây trồng chủ yếu trên địa bàn huyện. Hàng năm sản lƣợng lúa không những đáp ứng nhu cầu lƣơng thực cho tiêu dùng của ngƣời dân mà còn phục vụ chăn nuôi, để giống, bán ra ngoài huyện. Do đặc thù là một loại đồ uống nên phần lớn sản lƣợng chè chỉ để bán (87,71%) và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân (8,29%)...Ta thấy rằng, lƣợng thóc để giống nhiều hay ít phụ thuộc vào diện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tích gieo trồng hàng năm. Cũng nhƣ vậy nhu cầu lúa gạo và chè cho dân lại phụ thuộc vào quy mô dân số cũng nhƣ tốc độ tăng dân số của huyện.

Qua mô hình có thể thấy rằng: dân số - lao động nông nghiệp, diện tích đất canh tác lúa - chè - rừng và sản lƣợng lúa - chè có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thông qua các yếu tố trung gian. Sự thay đổi một yếu tố có thể dẫn đến sự thay đổi một, một vài yếu tố hay toàn bộ mô hình. Vì vậy, mô hình cân bằng động sẽ giúp tìm ra sự cân bằng hợp lí giữa các yếu tố. Từ đó có thể đƣa ra những phƣơng án sản xuất phù hợp hơn trong tƣơng lai.

Trên cơ sở mối quan hệ thực tế giữa các yếu tố dân số - lao động, diện tích canh tác lúa - chè - rừng, sản lƣợng lúa - chè, chúng tôi mô tả các mối quan hệ đó thông qua các công thức cụ thể.

Kết quả của mô hình là phƣơng án ban đầu, tạm gọi là phƣơng án gốc. Trong phƣơng án này, chúng tôi sử dụng giá trị thực tế của các yếu tố thu thập đƣợc từ các nguồn tài liệu thứ cấp của huyện và số liệu sơ cấp qua việc điều tra các hộ nông dân trong huyện.

1.2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Diện tích đất nông nghiệp, đất lúa, đất chè, đất rừng từ 2010 -2020. - Dân số các năm từ 2010 -2020.

- Năng suất lúa, chè các năm từ 2010 -2020 . - Sản lƣợng lúa, chè các năm.

- Diện tích đất dành cho các khu công nghiệp. - Lao động nông nghiệp từ năm 2010 -2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MỘT SỐ NGUỒN LỰC CƠ BẢN TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHỔ YÊN – THÁI NGUYÊN 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lí

Huyện Phổ Yên nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là huyện trung du miền núi với tổng diện tích đất tự nhiên là 25667,63ha. Phổ Yên có các vị trí giáp ranh sau:

+ Phía Bắc giáp thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. + Phía Nam giáp huyện Sóc Sơn – Hà Nội và tỉnh Bắc Giang. + Phía Đông giáp huyện Phú Bình.

+ Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Đại Từ và dãy núi Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc.

Với vị trí trên, huyện Phổ Yên là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh Phía Bắc. Trung tâm huyện có đƣờng quốc lộ 3 chạy qua nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lƣu hàng hóa giữa huyện và khu vực.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình đồng bằng xen đồi núi, núi thoải lƣợn sóng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, núi đồi tập trung ở phía Tây Nam huyện dọc theo dãy núi Tam Đảo.

Huyện chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng đồng bằng, Vùng núi và trung du, vì vậy đất đai cũng đa dạng, thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

2.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu là một yếu tố quan trọng, có ảnh hƣởng rõ rệt đến quá trình phát triển nông nghiệp. Phổ Yên là huyện nằm trong khu vực có tính chất khí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Từ thực tế này, đòi hỏi trong sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp cần phải bố trí thời vụ cũng nhƣ bố trí cây con sao cho phù hợp với điều kiện của từng mùa để có đƣợc hiệu quả tối ƣu.

* Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23.8oC, nhiệt độ tối thấp trung bình là 18.5oC, nhiệt độ tối cao trung bình là 28o

C.

Tháng 7 là tháng nóng nhất (28,5oC), tháng 1 là tháng lạnh nhất (15,6oC). Số giờ nắng cả năm là 1.628 giờ.

* Chế độ mƣa:

Mƣa phân bố không đều trong năm. Thời gian mƣa tập trung chủ yếu vào tháng 4 – 6 hàng năm. Lƣợng mƣa bình quân là 140.72mm/năm. Độ ẩm không khí trung bình là 84.56 % /năm. Ngoài ra ở huyện còn có các hiện tƣợng rét đậm, sƣơng muối, hanh khô, nắng nóng xuất hiện theo mùa trong năm.

2.1.1.4. Thuỷ văn

Phổ Yên có hai con sông chảy qua là sông Cầu dài 25km và sông Công dài 16km đóng vai trò điều tiết chế độ thuỷ văn trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, huyện còn có hồ đập và kênh dẫn nƣớc từ Hồ Núi Cốc tới địa bàn huyện, tạo ra nguồn nƣớc thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, mùa lũ trên hai hệ thống sông thƣờng trùng vào mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10), bình quân mỗi năm có từ 1,5 – 2 trận lũ, năm nhiều có 4 trận lũ xuất hiện. Mùa cạn ở hai hệ thống sông cũng kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau), lƣợng nƣớc trên các sông này bình quân chỉ đạt 1,5-2% tổng lƣợng nƣớc cả năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tóm lại, điều kiện khí hậu thủy văn là một yếu tố có ảnh hƣởng lớn tới sản xuất của huyện nhƣng chúng lại là những yếu tố có những biến đổi bất thƣờng theo những quy luật tự nhiên. Do dó phải có sự nghiên cứu và làm tốt công tác dự báo để thông báo kịp thời tình hình khí hậu nhằm bố trí sản xuất hợp lý và hạn chế tối đa ảnh hƣởng xấu của tự nhiên để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất nông nghiệp.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội

2.1.2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế đƣợc trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai không chỉ là địa bàn phân bố dân cƣ và xây dựng cơ sở vật chất cũng nhƣ các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, cơ sở hạ tầng mà còn là yếu tố cơ bản đối với sự phát triển có tính chất sinh học của cây trồng. Hơn nữa đất đai có vị trí cố định nó gắn liền với điều kiện thời tiết, khí hậu của từng vùng cụ thể. Do đó con ngƣời phải bố trí hệ thống canh tác thích hợp với điều kiện từng vùng, đồng thời phải bố trí hợp lý khi sử dụng và cải tạo đất.

Qua bảng 2.1 ta thấy:

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 25.667,63 ha và không thay đổi qua các năm. Trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản: 19.540,3 ha - Diện tích đất phi nông nghiệp (gồm đất chuyên dùng và đất khu dân cƣ) là: 5.824,83 ha.

- Diện tích đất chƣa sử dụng là: 302,5 ha.

Năm 2009 đất nông nghiệp chiếm 46,97% tổng diện tích tự nhiên. Do quá trình đô thị hoá và sự phát triển công nghiệp nên đất nông nghiệp có xu hƣớng giảm. Bình quân mỗi năm diện tích đất nông nghiệp giảm 0,72% do chuyển sang đất phi nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đất lâm nghiệp giảm dần do chuyển mục đích sử dụng sang đất ở và mục đích công cộng.

Diện tích đất chuyên dùng và đất khu dân cƣ có sự biến động tăng. Năm 2009 diện tích đất phi nông nghiệp tăng thêm 170,12 ha so với năm 2008, trong đó:

- Đất ở tăng trong kỳ tăng: 10,55 ha. - Đất chuyên dùng tăng lên: 159,57 ha.

Tổng diện tích đất chƣa sử dụng đến 31/12/2009 là 302,5 ha giảm 0,25% ha so với thống kê 31/12/2008 do chuyển sang đất phi nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC(%) Số lượng CC (%) 08/07 09/08 BQ Tổng diện tích tự nhiên 25667.63 100 25667.63 100 25667.63 100 0 0 0 1.Đất nông nghiệp 12229.54 47.65 12080.56 47.07 12055.28 46.97 -1.22 -0.21 -0.72 Đất trồng cây hàng năm 812008 66.4 7950.73 65.81 7922.54 65.72 -2.09 -0.35 -1.22 Đất trồng lúa 6246.3 76.93 6088.99 76.59 6020.5 76 -2.52 -1.12 -1.82

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 35.2 0.43 35.2 0.44 35.2 0.44 0 0 0

Đất trồng cây hàng năm khác 1838.58 22.64 1826.54 22.97 1866.84 23.56 -0.65 2.21 0.77

Đất trồng cây lâu năm 4109.46 33.6 4129.83 34.19 4132.74 34.28 0.5 0.07 0.28

2. Đất lâm nghiệp (DT đất có rừng) 7322.42 28.53 7315.66 28.5 7065.02 27.52 -0.09 -3.43 -1.77 Rừng tự nhiên 676.6 9.24 676.6 9.25 676.6 9.58 0 0 0 Rừng trồng 6645.82 90.76 6639.06 90.75 6388.42 90.42 -0.1 -3.78 -1.96 3. Đất nuôi trồng thủy sản 320.55 1.25 313.45 1.22 420 1.64 -2.21 33.99 14.47 4. Đất ở 998.58 3.89 974.01 3.79 984.56 3.83 -2.46 1.08 -0.7 Đất ở nông thôn 930.17 93.15 896.92 92.09 905.02 91.92 -3.57 0.9 -1.36 Đất ở thành thị 68.41 6.85 77.09 7.91 79.54 8.08 12.69 3.18 7.83 5. Đất chuyên dùng 4492.55 17.5 4680.7 18.24 4840.27 18.86 4.19 3.41 3.8

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược sử dụng một số nguồn lực cơ bản trong phát triển nông nghiệp cho huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010-2020 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)