Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược sử dụng một số nguồn lực cơ bản trong phát triển nông nghiệp cho huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010-2020 (Trang 39)

4 Những đóng góp mới của luận văn

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lí

Huyện Phổ Yên nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là huyện trung du miền núi với tổng diện tích đất tự nhiên là 25667,63ha. Phổ Yên có các vị trí giáp ranh sau:

+ Phía Bắc giáp thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. + Phía Nam giáp huyện Sóc Sơn – Hà Nội và tỉnh Bắc Giang. + Phía Đông giáp huyện Phú Bình.

+ Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Đại Từ và dãy núi Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc.

Với vị trí trên, huyện Phổ Yên là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh Phía Bắc. Trung tâm huyện có đƣờng quốc lộ 3 chạy qua nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lƣu hàng hóa giữa huyện và khu vực.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình đồng bằng xen đồi núi, núi thoải lƣợn sóng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, núi đồi tập trung ở phía Tây Nam huyện dọc theo dãy núi Tam Đảo.

Huyện chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng đồng bằng, Vùng núi và trung du, vì vậy đất đai cũng đa dạng, thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

2.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu là một yếu tố quan trọng, có ảnh hƣởng rõ rệt đến quá trình phát triển nông nghiệp. Phổ Yên là huyện nằm trong khu vực có tính chất khí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Từ thực tế này, đòi hỏi trong sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp cần phải bố trí thời vụ cũng nhƣ bố trí cây con sao cho phù hợp với điều kiện của từng mùa để có đƣợc hiệu quả tối ƣu.

* Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23.8oC, nhiệt độ tối thấp trung bình là 18.5oC, nhiệt độ tối cao trung bình là 28o

C.

Tháng 7 là tháng nóng nhất (28,5oC), tháng 1 là tháng lạnh nhất (15,6oC). Số giờ nắng cả năm là 1.628 giờ.

* Chế độ mƣa:

Mƣa phân bố không đều trong năm. Thời gian mƣa tập trung chủ yếu vào tháng 4 – 6 hàng năm. Lƣợng mƣa bình quân là 140.72mm/năm. Độ ẩm không khí trung bình là 84.56 % /năm. Ngoài ra ở huyện còn có các hiện tƣợng rét đậm, sƣơng muối, hanh khô, nắng nóng xuất hiện theo mùa trong năm.

2.1.1.4. Thuỷ văn

Phổ Yên có hai con sông chảy qua là sông Cầu dài 25km và sông Công dài 16km đóng vai trò điều tiết chế độ thuỷ văn trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, huyện còn có hồ đập và kênh dẫn nƣớc từ Hồ Núi Cốc tới địa bàn huyện, tạo ra nguồn nƣớc thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, mùa lũ trên hai hệ thống sông thƣờng trùng vào mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10), bình quân mỗi năm có từ 1,5 – 2 trận lũ, năm nhiều có 4 trận lũ xuất hiện. Mùa cạn ở hai hệ thống sông cũng kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau), lƣợng nƣớc trên các sông này bình quân chỉ đạt 1,5-2% tổng lƣợng nƣớc cả năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tóm lại, điều kiện khí hậu thủy văn là một yếu tố có ảnh hƣởng lớn tới sản xuất của huyện nhƣng chúng lại là những yếu tố có những biến đổi bất thƣờng theo những quy luật tự nhiên. Do dó phải có sự nghiên cứu và làm tốt công tác dự báo để thông báo kịp thời tình hình khí hậu nhằm bố trí sản xuất hợp lý và hạn chế tối đa ảnh hƣởng xấu của tự nhiên để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất nông nghiệp.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội

2.1.2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế đƣợc trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai không chỉ là địa bàn phân bố dân cƣ và xây dựng cơ sở vật chất cũng nhƣ các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, cơ sở hạ tầng mà còn là yếu tố cơ bản đối với sự phát triển có tính chất sinh học của cây trồng. Hơn nữa đất đai có vị trí cố định nó gắn liền với điều kiện thời tiết, khí hậu của từng vùng cụ thể. Do đó con ngƣời phải bố trí hệ thống canh tác thích hợp với điều kiện từng vùng, đồng thời phải bố trí hợp lý khi sử dụng và cải tạo đất.

Qua bảng 2.1 ta thấy:

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 25.667,63 ha và không thay đổi qua các năm. Trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản: 19.540,3 ha - Diện tích đất phi nông nghiệp (gồm đất chuyên dùng và đất khu dân cƣ) là: 5.824,83 ha.

- Diện tích đất chƣa sử dụng là: 302,5 ha.

Năm 2009 đất nông nghiệp chiếm 46,97% tổng diện tích tự nhiên. Do quá trình đô thị hoá và sự phát triển công nghiệp nên đất nông nghiệp có xu hƣớng giảm. Bình quân mỗi năm diện tích đất nông nghiệp giảm 0,72% do chuyển sang đất phi nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đất lâm nghiệp giảm dần do chuyển mục đích sử dụng sang đất ở và mục đích công cộng.

Diện tích đất chuyên dùng và đất khu dân cƣ có sự biến động tăng. Năm 2009 diện tích đất phi nông nghiệp tăng thêm 170,12 ha so với năm 2008, trong đó:

- Đất ở tăng trong kỳ tăng: 10,55 ha. - Đất chuyên dùng tăng lên: 159,57 ha.

Tổng diện tích đất chƣa sử dụng đến 31/12/2009 là 302,5 ha giảm 0,25% ha so với thống kê 31/12/2008 do chuyển sang đất phi nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC(%) Số lượng CC (%) 08/07 09/08 BQ Tổng diện tích tự nhiên 25667.63 100 25667.63 100 25667.63 100 0 0 0 1.Đất nông nghiệp 12229.54 47.65 12080.56 47.07 12055.28 46.97 -1.22 -0.21 -0.72 Đất trồng cây hàng năm 812008 66.4 7950.73 65.81 7922.54 65.72 -2.09 -0.35 -1.22 Đất trồng lúa 6246.3 76.93 6088.99 76.59 6020.5 76 -2.52 -1.12 -1.82

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 35.2 0.43 35.2 0.44 35.2 0.44 0 0 0

Đất trồng cây hàng năm khác 1838.58 22.64 1826.54 22.97 1866.84 23.56 -0.65 2.21 0.77

Đất trồng cây lâu năm 4109.46 33.6 4129.83 34.19 4132.74 34.28 0.5 0.07 0.28

2. Đất lâm nghiệp (DT đất có rừng) 7322.42 28.53 7315.66 28.5 7065.02 27.52 -0.09 -3.43 -1.77 Rừng tự nhiên 676.6 9.24 676.6 9.25 676.6 9.58 0 0 0 Rừng trồng 6645.82 90.76 6639.06 90.75 6388.42 90.42 -0.1 -3.78 -1.96 3. Đất nuôi trồng thủy sản 320.55 1.25 313.45 1.22 420 1.64 -2.21 33.99 14.47 4. Đất ở 998.58 3.89 974.01 3.79 984.56 3.83 -2.46 1.08 -0.7 Đất ở nông thôn 930.17 93.15 896.92 92.09 905.02 91.92 -3.57 0.9 -1.36 Đất ở thành thị 68.41 6.85 77.09 7.91 79.54 8.08 12.69 3.18 7.83 5. Đất chuyên dùng 4492.55 17.5 4680.7 18.24 4840.27 18.86 4.19 3.41 3.8 6. Đất chƣa sử dụng 303.99 1.18 303.25 1.18 302.5 1.18 -0.24 -0.25 -0.25 Đất bằng chƣa sử dụng 80.11 26.35 79.27 26.17 78.62 25.99 -0.92 -0.94 -0.93 (Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Phổ Yên)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.2.2. Tình hình dân số

Nhân khẩu và lao động là một trong những điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình hoạt động sản xuất.

Qua bảng 2.2 ta thấy:

Dân số trung bình toàn huyện năm 2009 là: 137.150 ngƣời, với 33.636 hộ gia đình. Tuy nhiên dân cƣ phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thị trấn và những nơi thuận lợi giao thông đi lại. Dân số thành thị chiếm 8,57%, dân số nông thôn chiếm: 91,43% tổng dân số. Tỷ lệ gia tăng dân số năm 2009: 0,3%.

Cơ cấu lao động chuyển dịch theo chiều hƣớng tốt, tăng dần tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp. Lao động nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần cả tuyệt đối lẫn tƣơng đối, song nó vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số, năm 2007 chiếm 63,35% đến năm 2009 chiếm 53,7%.

Bình quân nhân khẩu/hộ là 4 ngƣời /hộ và khá ổn định qua 3 năm, bình quân lao động nông nghiệp/hộ năm 2009 là 1,5lao động/hộ, giảm so với năm 2007 (1,8lao động/hộ). Điều này chứng tỏ chính sách dân số đƣợc thực hiện khá tốt, đi sâu, đi sát đến từng hộ dân, tƣ tƣởng ngƣời nông dân cũng đƣợc cải thiện, không bị gò bó lao động vào đồng ruộng.

Diện tích đất nông nghiệp/ hộ nông nghiệp và diện tích đất nông nghiệp/ lao động nông nghiệp đều có xu hƣớng giảm dần qua các năm do diện tích đất có khả năng mở rộng thì ít mà dân số ngày một tăng thêm. Đây cũng là vấn đề nổi cộm đang đƣợc quan tâm trong quá trình đô thị hoá và CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 08/07 09/08 BQ Tổng dân số Ngƣời 136246 136746 137150

I .Tổng số nhân khẩu Ngƣời 136246 100 136746 100 137150 100 0.37 0.30 0.33 1. Khẩu nông nghiệp Ngƣời 86475 63.47 84646 61.9 83113 60.6 -2.12 -1.81 -1.96 2.Khẩu phi nông nghiệp Ngƣời 31922 23.43 34050 24.9 34438 25.1 6.67 1.14 3.87

3. Khẩu kiêm Ngƣời 17849 13.1 18050 13.2 19599 14.3 1.11 8.58 4.79

II. Tổng số hộ Hộ 32642 100 33649 100 33636 100 3.08 -0.04 1.51

1. Hộ nông nghiệp Hộ 21393 65.54 20896 62.1 19946 59.3 -2.32 -4.55 -3.44 2.Hộ phi nông nghiệp Hộ 6874 21.06 7638 22.7 7769 23.1 11.11 1.72 6.31

3. Hộ kiêm Hộ 4375 13.4 5115 15.2 5921 17.6 16.91 15.76 16.33

III. Tổng số lao động 91285 100 91757 100 92302 100 0.52 0.59 0.56

1. Lao động nông nghiệp LĐ 57829 63.35 55760 60.8 49564 53.7 -3.58 -11.11 -7.42. 2. Lao động phi nông nghiệp LĐ 22209 24.33 24233 26.4 28059 30.4 9.11 15.79 12.4 3. Lao động kiêm LĐ 11247 12.32 11764 12.8 14679 15.9 4.6 24.78 14.24

IV. Một số chỉ tiêu BQ

1. BQ khẩu/hộ khẩu/hộ 4 4 4

2. BQ LĐNN/ hộ lđ/hộ 1.8 1.6 1.5

(Nguồn: phòng Dân số - Lao động huyện Phổ Yên)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.2.3. Cơ sở vật chất – kỹ thuật

* Giao thông vận tải

Phổ Yên với những thuận lợi vốn có về vị trí địa lý, địa hình, sự quan tâm đầu tƣ của Đảng và nhà nƣớc cùng với những cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện thì cho đến nay huyện đã có hệ thống đƣờng giao thông tƣơng đối hoàn chỉnh. Huyện có quốc lộ 3 dài 13km chạy qua trung tâm của huyện theo hƣớng Bắc Nam. Từ trục quốc lộ 3 này là đƣờng xƣơng cá đi đến trung tâm các xã, thị trấn và khu vực dân cƣ. Hệ thống đƣờng từ trung tâm huyện đến các xã chủ yếu là đƣờng cấp phối, các phƣơng tiên giao thông đi lại tƣơng đối thuận lợi. Đƣờng từ trung tâm đến các xã, các xóm thƣờng xuyên đƣợc mở rộng.

Huyện có tuyến đƣờng sắt Thái Nguyên – Hà Nội qua địa bàn huyện dài 19km chuyên vận chuyển than, quặng sắt và hành khách.

Có hai tuyến giao thông đƣờng thuỷ thuộc hai hệ thống sông Công (đoạn qua địa bàn huyện dài 68 km) và sông Cầu dài 17 km.

Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để huyện có cơ sở chuyển dịch một số lao động nông nghiệp sang ngành nghề khác nhƣ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ, việc đi lại của nhân dân dễ dàng nên hàng hoá lƣu thông nhanh chóng. Đó là một trong những cơ sở cho huyện tăng trƣởng và phát triển kinh tế.

* Thuỷ lợi

Huyện đã chú trọng đầu tƣ, tu bổ nâng cấp và hoàn thiện hệ thống tƣới tiêu, bên cạnh đó hệ thống đê sông Cầu thƣờng xuyên đƣợc nâng cấp với hàng loạt kè đƣợc xây dựng tại các điểm xung yếu góp phần bảo vệ mùa màng và đời sống của nhân dân khi lũ về. Cụ thể: Tổng chiều dài kênh mƣơng hiện có đƣợc kiên cố hoá là 260,7km; khối lƣợng đắp đê làm kè, cống là 70.000 m3; diện tích tƣới tiêu mới tăng 20ha. Đây là những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của huyện, tạo điều kiện cho huyện có thể đảm bảo đƣợc lƣơng thực và có thêm đƣợc nhiều nông sản hàng hoá. Song hệ thống thuỷ lợi của huyện còn nhiều hạn chế nhƣ số lƣợng hồ đập chứa nƣớc ít, xây dựng kênh mƣơng gặp nhiều khó khăn do địa hình không bằng phẳng, việc chủ động tƣới tiêu cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp vẫn là bài toán khó, đặc biệt là các xã vùng 3.

* Điện và thông tin liên lạc

- Điện:

Cho đến nay điện lƣới quốc gia đã đến đƣợc 100% số xã, thị trấn trong huyện, đảm bảo phục vụ cho nhƣ cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy sản xuất theo hƣớng cơ giới hoá. Tuy nhiên, mạng lƣới điện còn bộc lộ nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và sinh hoạt.

- Về thông tin liên lạc và viễn thông:

Toàn huyện có 1 bƣu điện trung tâm, 2 bƣu điện vùng, 15 bƣu điện văn hoá xã. Hệ thống thông tin liên lạc đƣợc mở rộng hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao lƣu, trao đổi buôn bán.

2.1.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành chính

* Kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành chính của huyện

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Từ năm 2001 đến 2009 tốc độ tăng trƣởng kinh tế không ngừng tăng. Trong khi cả nƣớc chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính thì huyện Phổ Yên năm 2009 tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 32,3% - cao nhất trong các năm. Trong đó ngành nông lâm thuỷ sản tăng 3,4%, công nghiệp xây dựng tăng 48,6%, dịch vụ tăng 34,15%.

Tốc độ phát triển bình quân hàng năm tăng 16,05%. Tăng trƣởng kinh tế ngành nông lâm thuỷ sản bị sụt giảm mạnh vào năm 2005, từ 2006 đến 2009 giữ tốc độ tăng trƣởng chậm, TĐPT BQ hàng năm là 2,35%. Giai đoạn 2001-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2009 đánh dấu sự bứt phá của ngành Công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, trong tƣơng lai đây đƣợc coi là hai ngành trọng điểm của huyện.

Biểu đồ 2.1: GDP của huyện Phổ Yên giai đoạn 2001-2009

431174481743 590672 725435 832000 1019897 1199861 1824683 2567903 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000Triệu đồng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009Năm

Nguồn: Số liệu ở phụ lục số 02 của luận văn

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên giai đoạn 2001-2009

Tăng trưởng kinh tế

10.2 11.3 12.2 12.8 3.8 14.3 16 28.2 32.3 0 5 10 15 20 25 30 35 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tăng trưởng kinh tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Trong những năm qua, huyện Phổ Yên không những đạt đƣợc tăng trƣởng kinh tế cao mà cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Nông lâm thuỷ sản năm 2001 chiếm 62,47% GDP, đến năm 2009 giảm còn 23.18%; Công nghiệp – xây dựng từ 21,38% GDP năm 2001, đến 2009 đạt 55.07%; Dịch vụ năm 2001 chiếm 16.15% GDP, năm 2009 là 21,75%. Những con số đó cho thấy ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ ngày càng thể hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện, hƣớng nền kinh tế chuyển

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược sử dụng một số nguồn lực cơ bản trong phát triển nông nghiệp cho huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010-2020 (Trang 39)