Khái quát chung về tình hình bất động sản cả nước

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần hoàng thịnh phát land bằng việc áp dụng thuyết năng lực động (Trang 40 - 42)

Năm 2020 nền kinh tếViệt Nam cũng như toàn cầu chịuảnh hưởng nặng nềtừ dịch Covid-19. Bất động sản, xây dựng cũng nằm trong nhóm ngành nghề gặp nhiều

khó khăn cần hỗtrợ. Các chuyên gia nhận xét chưa bao giờthị trường bất động sản lại trải qua những khó khăn như năm 2020.

Theo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 11/2020 có tới

1.272 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải tạm ngừng kinh doanh có thời hạn,

tăng hơn 117% so với cùng kì năm trước.

Các chuyên gia đều chung nhận định, 2020 là một năm khai tử đối với nhiều

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Nhiều doanh nghiệp bất động sản giao dịch sàn chứng khoán vẫn thể hiện sự tăng trưởng vềlợi nhuận nhưng dòng tiền kinh doanh lại “âm”. Dịch Covid-19 đã khiến cho các doanh nghiệp bất động sản gặp

khó khăn vềdịng tiền bởi việc tổ chức mở bán dựán bị hoãn liên tục và nhu cầu thị

trường sụt giảm mạnh. Việc hạn chế tập trung đông người, di chuyển qua lại v.v đều

ảnh hưởng đến sức mua bất động sản. Cùng đó, nhiều nhân viên bán hàng trong lĩnh

vực này thất nghiệp hoặc phải chuyển nghề.

Báo cáo của Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản– Bộxây dựng cũng cho thấy ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng đã khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc chỉ

giữ lại khoảng 50% cán bộ, nhân viên để duy trì hoạt động. Bên cạnh đó có khoảng 80% sàn giao dịch bất động sản phải đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động, không phát sinh giao dịch, nhiều cá nhân môi giới thất nghiệp v.v.

Những khó khăn đã tác động đến hoạt động của một bộphận doanh nghiệp bất

động sản vừa và nhỏ ngay từ quý I. Điều này được phản ánh qua tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm tại phân khúc nhà ở thương mại chỉ đạt khoảng 14% - thấp nhất trong vòng 4 năm qua và chỉ bằng khoảng 40% so với cùng kì năm 2019. Lượng giao dịch thành công giảm 36,6% so với quý IV/2019 và chỉbằng khoảng 14% của năm2019.

Đặc biệt khó khăn là phân khúc văn phịng cho th với tỷ lệ gia tăng khu du lịch, nghỉ dưỡng phải tạm dừng hoạt động v.v khiến doanh nghiệp kinh doanh hầu như khơng có nguồn thu. Ngay như nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất

động sản cũng chứng kiến sựsụt giảm mạnh kể từ quý I, tụt từ vị trí thứ 2 đang được duy trì nhiều năm qua xuống vịtrí thứ 4 và vươn lên vịtrí thứ khi kết thúc tháng 9.

Thị trường bất động sản trong những quý đầu năm 2020 đã rơi vào trạng thái

“lò xo nén”. Nhiều phân khúc gần như “đóng băng”. Tuy nhiên, các chun gia đều kì

vọng vềsức bật trởlại của thị trườngở giai đoạn tới.

Những tháng cuối năm cho thấy các doanh nghiệp bất động sản “tăng tốc” để hoàn thành những chỉ tiêu kinh doanh đề ra. Điều này khiến cho thị trường bất động sản có xu hướng sơi động trở lại sau khoảng thời gian dài trầm lắng. Cùng đó, niềm tin của các nhà đầu tư cũng tạo động lực thúc đẩy thị trường phát triển. Như việc các ngân

hàng đảy mức lãi suất huy động xuống thấp đến mức kỷlục đã khiến dòng tiền chảy mạnh sang kênh đầu tư bất động sản. Tận dụng thời cơ, nhiều chủ đầu tư chủ động tung ra hàng loạt ưu đãi hấp dẫnởcác dựán lớn, có giá trị thực, thanh khoản lớn.

Thị trường bất động sản cũng diễn biến khá đặc biệt khi có sự lệch pha giữa thanh khoản và giá cả. Cho dù giao dịch hạn chế, thanh khoản ở mức thấp nhưng giá bất động sản lại không giảm, thậm chí có phân khúc cịn tăng nhẹ. Lý do chủyếu là thị

trường vẫn thiếu nguồn cung và dòng tiền của nhà đầu tư vẫn tiếp tục tin tưởng và lựa

chọn bất động sản đểrót vốn. Trên thực tế, có thểthấy giai đoạn dịch bệnh lại chính là qng thời gian để thị trường bất động sản tái cấu trúc lại cung – cầu, phân khúc sản phẩm, chiến lược kinh doanh v.v.

Phó Chủtịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà nhận định, thị

trường bất động sản 2020 chỉ suy giảm chứkhơng suy thối về nguồn cung cũng như giao dịch. Những điều chỉnh của thị trường là cần thiết, trong đó có điều chỉnh vềphân khúc, quy mô, chất ượng và điều hướng đến mục tiêu thích ứng với thị trường. Qua

những khó khăn cũng cho thấy các chủthểtham gia thị trường cũng tích lũy được kinh nghiệm đểsẵn sàng nắm lấy cơ hội.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bất động sản cũng được đón nhận nhiều cơ hội từchính sách hỗtrợcủa Chính phủ. Thứ trưởng Bộxây dựng Nguyễn Văn Sinh chỉrõ,

thời gian qua Chính Phủ đã ban hành nhiều chính sách kịp thời để thực hiện “mục tiêu

kép” vừa đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh vừa chống dịch hiệu quả. Trong

lĩnh vực bất động sản, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội được chọn là một trong những giải pháp cấp bách giai đoạn này. Do đó, Chính phủ đã cânđối thêm 1.000 tỷ đồng cho

Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 và bổ sung 2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ định. Từ đó, có thể huy động được hơn 60.000 tỷ đồng đểhỗ trợ cho doanh nghiệp vay xây nhàởxã hội vàngườidân vay đểmua, thuê nhàởxã hội.

Hiện Chính phủ đang nghiên cứu ban hành Nghị quyết vềphát triển dựán nhà ở thương mại giá thấp (căn hộ chung cư có quy mơ dưới 70m2, giá bán khơng vượt quá

20 triệu đồng/m2), trong đó có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế, thủ tục đầu tư xây dựng, cơ chế huy động vốn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào loại hình nhàở này v.v.

Các giải pháp của chính phủ là cơ hội rất lớn để doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng tạo đà khôi phục lại sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên,

các địa phương cũng cần khẩn trương hồn thành việc rà sốt thủtục pháp lý bất động sản đang thực hiện nhưng bịtạm dừng và xửlý dứt điểm để đảm bảo kịp thời có nguồn cung hàng hóa cho thị trường trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần hoàng thịnh phát land bằng việc áp dụng thuyết năng lực động (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)