Nguyên tắc bồi thường tài sản

Một phần của tài liệu công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 43)

- Khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng.

- Khu tái định cư phải được sử dụng chung cho nhiều dự án.

- Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

1.4.4. Bồi thường tài sản trên đất:

1.4.4.1. Nguyên tắc bồi thường tài sản: Theo Điều 18 Nghị định 197/2004/NĐ-CP 197/2004/NĐ-CP

hại, thì được bồi thường.

- Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tùy từng trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản.

- Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng thì không được bồi thường.

- Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt thì không được bồi thường.

- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố thì không được bồi thường.

- Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dời và di chuyển được, thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt; mức bồi thường do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với pháp luật hiện hành và thực tế ở địa phương.

1.4.4.2. Bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng trên đất: Theo Điều 24 Nghị định 69/2009/NĐ-CP

- Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành.

- Đối với nhà, công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng quy định ở trên được bồi thường bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình;

lại không còn sử dụng được thì được bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình; trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.

- Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đang sử dụng thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật cùng cấp theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành; nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồi thường.

Trong trường hợp công trình hạ tầng thuộc dự án phải di chuyển mà chưa được xếp loại vào cấp tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc sẽ nâng cấp tiêu chuẩn kỹ thuật thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất với cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư dự án để xác định cấp tiêu chuẩn kỹ thuật để bồi thường.

- Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp sau thì không được bồi thường.

+ Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất + Đất bị lấn, chiếm

+ Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;

+ Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn;

1.4.4.3. Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước: Theo Điều 21 Nghị định 197/2004/NĐ-CP

- Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa,

nâng cấp; mức bồi thường do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

- Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bị phá dỡ được thuê nhà ở tại nơi tái định cư; diện tích thuê mới tại nơi tái định cư tương đương với diện tích thuê cũ; giá thuê nhà là giá thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; nhà thuê tại nơi tái định cư được Nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của Chính phủ về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê; trường hợp đặc biệt không có nhà tái định cư để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới; mức hỗ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê.

Chương II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GPMB KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ - HÀ NỘI

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình sử dụng đất quận Tây Hồ quận Tây Hồ

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Quận Tây Hồ là đơn vị hành chính cấp quận được thành lập theo Nghị định số 69/CP ngày 28/10/1995 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1996. Quận được hình thành trên cơ sở từ 5 xã thuộc huyện Từ Liêm và 03 phường thuộc quận Ba Đình tách ra. Hiện nay về địa giới hành chính của quận gồm 8 phường: Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Phú Thượng, Xuân La, Bưởi, Thụy Khuê.

Về vị trí địa lý của quận Tây Hồ giáp ranh với nhiều quận huyện khác nhau vì vậy ít nhiều ảnh hưởng đến công tác bồi thường GPMB của quận do mỗi quận huyện có những chính sách hẹp, ưu đãi riêng cho một số dự án GPMB gây

ra tình trạng so sánh giá bồi thường của người dân trong các khu vực giáp ranh. - Phía Bắc quận giáp với 3 xã của huyện Đông Anh là xã Hải Bối, xã Vĩnh Ngọc và xã Tầm Xá.

- Phía Nam của quận là trung tâm chính trị Ba Đình với các phường giáp ranh là Cống Vị, Ngọc Hà, Quán Thánh, Trúc Bạch và Phúc Xá

- Phía Đông và phía Đông Bắc giáp ranh với phường Ngọc Thụy của quận Long Biên

- Phía Tây quận giáp phường Nghĩa Đô của quận Cầu Giấy và các xã Đông Ngạc, Xuân Đỉnh của huyện Từ Liêm

Về hệ thống thủy văn: Quận Tây Hồ có diện tích Hồ Tây nằm trọn trong địa giới của 6 phường, có sông Hồng chảy qua địa phận từ Bắc xuống phía Đông Nam của quận qua địa bàn 4 phường với tổng chiều dài 8,1 km. Chạy dọc phía Nam của quận là sông Tô Lịch chảy qua địa phận phường Bưởi và Thụy Khuê với chiều dài 2,7km.

Về hệ thống đường giao thông: có đường quốc lộ 23 chạy dọc theo đê Sông Hồng qua địa bàn 4 phường với chiều dài 8,1km. Các tuyến đường Thanh Niên, Âu Cơ, Lạc Long Quân và Thụy Khuê tạo thành hệ thống giao thông chính của quận. Ngoài ra còn một số tuyến đường liên quận có vai trò quan trọng như đường Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Hoàng Tôn, đường dạo ven Hồ Tây….

Quận Tây Hồ nằm trong khu vực đô thị hóa nhanh, do vị trí địa lý có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô vì vậy nhu cầu GPMB xây dựng các dự án hiện nay rất lớn, công tác bồi thường GPMB càng trở nên khó khăn hơn khi giá đất thị trường tại hầu hết các vị trí của quận trong những năm vừa qua liên tục tăng cao.

2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế và đặc điểm xã hội

thịt, vững bước đi lên, mang dáng vóc của một quận nội thành, hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển.

Kinh tế phát triển theo đúng định hướng: Ngành kinh tế do quận quản lý tăng trưởng ở mức khá cao, bình quân 15,7%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 31,2%/năm; giá trị dịch vụ - du lịch, thương mại tăng bình quân 14,9%/năm và chiếm tỉ trọng 52,3% trong tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế chính; giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản giảm bình quân 3,8%/năm.

Tổng thu ngân sách nhà nước do quận thu trên địa bàn có tốc độ tăng bình quân hàng năm 25,5%. Từ năm 2003 đến nay quận đã tập trung chỉ đạo thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát triển kinh tế.

Quận đã tập trung xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và các công trình phúc lợi công cộng như trường học, trạm y tế, trung tâm ý tế, trụ sở UBND các phường, Nhà văn hoá phường, Nhà sinh hoạt các khu dân cư, góp phần thay đổi cảnh quan đô thị. Tu bổ, tôn tạo 62 di tích văn hoá, lịch sử hiện có trên địa bàn quận; đầu tư cải tạo, nâng cấp đường bê tông nội bộ khu dân cư, hệ thống đường thoát nước góp phần giải quyết môi trường, cải thiện đời sống cho nhân dân và đáp ứng nhu cầu giao thông đô thị.

Công tác giáo dục - đào tạo có bước chuyển biến tích cực, tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tại các cấp học, bậc học, tỷ lệ tốt nghiệp đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm. 100% giáo viên đạt yêu cầu chuẩn hoá. Đã có 10 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó, có hai phường là Quảng An và Phú Thượng đạt chuẩn quốc gia ở cả 3 cấp học.

Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Mạng lưới y tế được đầu tư về cơ sở vật chất. Tính đến nay, đã có 8/8 phường

đạt chuẩn quốc gia về y tế. Các vấn đề chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo được quan tâm và giải quyết ngày một tốt hơn. Công tác chăm sóc các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội đã và và đang được thực hiện một cách hiệu quả. Hiện tại, toàn quận không còn hộ đói, hộ nghèo thuộc diện chính sách. Công tác đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý được triển khai bằng nhiều biện pháp tích cực, từng bước giảm thiểu các tệ nạn xã hội trên địa bàn quận, triệt phá và xoá bỏ các tụ điểm phức tạp về ma tuý và mại dâm.

Với những kết quả đạt được như trên, quận Tây Hồ đã và đang có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của toàn thành phố, góp phần xây dựng một thành phố văn minh, giàu mạnh, xứng đáng với tầm vóc của một thủ đô nghìn năm văn hiến.

Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, quận Tây Hồ sẽ trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch – văn hoá của thủ đô Hà Nội. Căn cứ vào định hướng phát triển ấy và căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn quận, quận Tây Hồ xác định định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới như sau:

- Duy trì đã phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững với mức tăng trưởng cao theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ.

- Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ theo quy hoạch, trong đó, đặc biệt quan tâm đầu tư các dự án công viên, cây xanh khu vực xung quanh Hồ Tây nhằm tạo cảnh quan, môi trường cho Hồ Tây. Các trục đường giao thông theo quy hoạch trên địa bàn quận, các di tích lịch sử, văn hoá có giá trị nằm quanh Hồ Tây để quận sớm trở thành trung tâm văn hoá - du lịch lớn của thủ đô Hà Nội.

- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý đô thị; phát triển đô thị theo hướng văn minh - hiện đại và phát triển bền vững. Triển khai thực hiện tốt các dự án kêu gọi đầu tư; phát triển toàn diện sự nghiệp văn hoá - xã hội, tích cực triển khai các nhiệm vụ hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

2.1.3. Tình hình quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ Tây Hồ

Tính đến năm 2011 tổng diện tích đất tự nhiên của toàn quận là 2400,81ha trong đó đất nông nghiệp 848,66 ha, chiếm 35.35%; đất phi nông nghiệp 1424 ha, chiếm 59.31% ; đất chưa sử dụng (đất bằng chưa sử dụng) 128.15ha, chiếm 5.34% , đất này được giao cho UBND phường quản lý

Bảng 2.1: Thống kê, kiểm kê đất đai quận Tây Hồ đến ngày 01/01/2011

Thứ tự Mục đích sử dụng đất Tổng diện tích Trong đó

Diện tích đất theo đối tượng sử dụng

Diện tích đất theo đối tượng

được giao để quản lý Hộ gia đình cá nhân UBND cấp xã Tổ chức kinh tế trong nước Cơ quan đơn vị của Nhà nước Tổ chức trong nước khác Liên doanh nước ngoài Cộng đồng dân cư UBND cấp xã Tổ chức khác 1 Đất nông nghiệp 848.67 268.88 20.72 515.05 44.02 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 280.39 240.25 40.14 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 568.28 28.62 20.72 515.07 3.87 2 Đất phi nông nghiệp 1424 318.92 21.22 157.02 66.57 19.45 12.31 1.51 564.18 262.82

2.1 Đất ở 415.02 318.77 88.39 7.86 2.2 Đất chuyên dùng 495.29 19.92 68.63 51.23 9.31 12.31 104.06 229.84 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 6.12 0.15 1.21 2.29 1.51 0.96 2.4 Đất nghĩa trang 9.5 0.09 9.41 2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 498.07 15.34 449.75 32.98 3 Đất bằng chưa sử dụng 128.15 128.15

Nguồn: Biểu số 03-TKĐĐ của Báo cáo số 20/BC-UBND ngày 28/02/2011 của UBND quận Tây Hồ về thống kê kiểm kê đất đai quận Tây Hồ năm 2011

Bảng 2.2. Thống kê, kiểm kê diện tích đất quận Tây Hồ theo đơn vị hành chính đến ngày 01/01/2011 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Tổng diện tích

Diện tích phân theo đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc

P. Phú Thượng P. Nhật Tân P. Tứ Liên P. Quảng An P. Xuân La P. Yên Phụ P. Bưởi P. Thuỵ Khuê 1 Đất nông nghiệp 848.67 609.54 341.24 351.05 345.8 235.09 149.77 139.19 229.14 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 280.39 42.64 73.21 47.91 29.34 69.89 17.4 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 568.28 0.54 55.02 3.34 194.84 30.55 43.95 76.34 163.71 2 Đất phi nông nghiệp 1424 473.76 203.56 274.55 121.63 134.64 87.58 62.85 65.42 2.1 Đất ở 415.02 151.6 29.78 32.26 47.33 60.69 30.66 41.99 20.7

2.2 Đất chuyên dùng 495.29 190.62 50.5 12.91 62.36 71.94 41.18 18.74 44.04 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 6.12 1.36 0.91 0.95 0.65 0.22 0.1 1.33 0.6 2.4 Đất nghĩa trang 9.5 3.45 0.54 1.48 3.25 0.68 0.09 2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 498.07 126.73 121.82 226.94 5.03 1.1 15.65 0.8 3 Đất bằng chưa sử dụng 128.15 92.6 9.47 25.24 0.85

Nguồn: Biểu số 07-TKĐĐ của Báo cáo số 20/BC-UBND ngày 28/02/2011 của UBND quận Tây Hồ về thống kê kiểm kê đất đai quận Tây Hồ năm 2011

Như vậy tính đến năm 2011 diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn quận là 848.66 ha, chiếm 35.35% so với tổng diện tích đất tự nhiên cho thấy sau 15 năm

Một phần của tài liệu công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 43)