hợp giữa các lực lượng trong công tác BT GPMB
Ban Bồi thường GPMB quận là cơ quan đầu mối chuyên môn giúp UBND quận về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Việc kiện toàn tổ chức Ban BT GPMB là rất cần thiết bởi cơ quan này đóng vai trò như cầu nối trung gian hỗ trợ thực hiện các khâu, công đoạn trong công tác BT GPMB. Hội đồng BT, HT và TĐC quận và Tổ công tác chỉ được thành lập sau khi được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư dự án và sẽ giải tán sau khi công tác BT GPMB kết thúc, trường hợp xảy ra khiếu nại tố cáo sau này về công tác BT GPMB thì việc tham mưu của Hội đồng GPMB cho UBND quận giải quyết sẽ rất hạn chế nên vai trò của Ban Bồi thường lúc này là rất cần thiết trong việc tham mưu, giúp đỡ UBND quận tiếp nhận và giải quyết đơn của người dân.
Hiện nay quân số Ban BT GPMB quận Tây Hồ có 15 người trong đó số cán bộ trực tiếp làm công tác GPMB là 10 người với số lượng dự án GPMB thực hiện trên địa bàn quận nhiều, trung bình mỗi người phải đảm nhiệm cùng lúc 7-8 dự án. Số lượng công việc phải đảm nhận quá nhiều nên đôi khi không tránh khỏi sự chậm trễ trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Vì vậy UBND quận cần phải kiện toàn cả về tổ chức cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Ban Bồi thường GPMB
Ngoài ra về công tác tổ chức thực hiện UBND quận chỉ đạo Ban Bồi thường GPMB chủ động phối hợp với các phòng ban chuyên môn tập trung
100% nhân lực, tổ chức làm việc thêm giờ (ngày nghỉ, lễ, tết) để đảm bảo tiến độ công việc. Đồng thời UBND quận cũng phải thường xuyên chỉ đạo các phòng Ban chức năng, Ban Bồi thường GPMB, UBND các phường và chủ đầu tư có sự phối hợp chặt chẽ, luôn tích cực và chủ động hoàn thành công việc đối với nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của đơn vị, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung.
3.4. Một số kiến nghị nhằm đầy nhanh công tác Bồi thường GPMB trên địa bàn quận
Qua nghiên cứu thực trạng công tác BT GPMB của quận Tây Hồ, thấy được những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, khó khăn của công tác khi triển khai thực hiện, tôi xin đề xuất kiến nghị một số vấn đề nhằm đưa công tác BT GPMB diễn ra thuận lợi, phù hợp với thực tế, vừa đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế vừa đảm bảo yêu cầu phát triển xã hội:
Kiến nghị đối với UBND quận Tây Hồ:
- Nên bổ sung thêm thành phần Thanh tra quận vào Hội đồng BT, HT, TĐC và Tổ công tác để giải quyết các đơn kiến nghị của người dân đồng thời đảm bảo công tác BT GPMB diễn ra theo đúng quy định của pháp luật
- Đối với các dự án khó, gặp phải nhiều sự chống đối, không hợp tác của người dân, UBND quận nên tổ chức 1 cuộc họp dân trong đó mời đại diện các Sở ban ngành tham gia để cùng lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của dân, nếu phải điều chỉnh bổ sung thêm chính sách nào để giải quyết quyền lợi cho người bị thu hồi đất thì cũng sẽ dễ dàng được thông qua hơn khi đề xuất lên UBND Thành phố (vì đã có được sự đồng thuận của các Sở ban ngành).
Kiến nghị đối với UBND Thành phố Hà Nội:
- Xây dựng bảng giá đất ở hàng năm sát hơn với thị trường, tăng đơn giá bồi thường đất nông nghiệp
đất
- Xây dựng khu tái định cư tập trung đảm bảo về chất lượng công trình, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
- Sửa đổi, bổ sung một số chính sách BT GPMB:
+ Đối với những trường hợp bị thu hồi đất ở tại vị trí 1 ngoài bồi thường về đất nên tăng mức hỗ trợ cho họ bởi những người ở vị trí này có thu nhập lớn nhờ vào việc cho thuê hoặc mở cửa hàng kinh doanh hơn nhiều so với đất ở vị trí còn lại.
+ Quy định cụ thể, rõ ràng hơn về việc đào tạo nghề, hướng nghề và bố trí việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp, đưa chủ trương này là bắt buộc đối với các dự án thu hồi đất.
+ Khi xem xét bố trí TĐC ngoài tiêu chuẩn về diện tích đất, số nhân khẩu, cần tính đến diện tích sàn xây dựng
+ Nên sửa đổi quy định khi thu hồi đất, chỉ những người dân ăn ở tại nơi GPMB và không có chỗ ở khác mới được bố trí TĐC bởi hiện có nhiều gia đình có nhà mặt phố chấp nhận đi thuê chỗ ở khác để cho thuê cửa hàng nhằm có thêm thu nhập cải thiện đời sống
Công tác BT GPMB khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư phát triển là công tác hết sức nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều đối tượng khác nhau, phải có sự phối hợp thực hiện của nhiều cấp, nhiều ngành. Vì vậy hiện nay trên địa bàn quận Tây Hồ nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung công tác BT GPMB đang gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc mà lớn nhất là sự không hợp tác, chống đối từ phía người bị thu hồi đất. Nguyên nhân lớn nhất là do chính sách BT, HT, TĐC của Nhà nước có nhiều điểm chưa hợp lý khi áp dụng trên thực tế, gây thiệt thòi cho người dân khi bị mất đất. Các kiến nghị trong công tác BT GPMB từ phía người dân phần lớn tập trung ở việc đòi tăng mức bồi thường về đất, tăng các mức hỗ trợ, nới lỏng các quy định trong chính sách tái định cư.
Qua nghiên cứu thực trạng công tác BT GPMB trên địa bàn quận Tây Hồ và cũng là thực trạng chung hiện nay trên địa bàn các quận huyện khác của Thành phố Hà Nội, thấy được những vấn đề còn tồn tại, bất cập để từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị khắc phục nhằm mục đích đưa công tác BT GPMB không còn là khâu trở ngại lớn nhất trong các dự án thu hồi đất đầu tư xây dựng nữa.
Để làm được như vậy trong công tác BT GPMB đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm, sự đồng cảm, linh hoạt, nhạy bén ở những người thực hiện; phải có sự vận dụng tổng hợp từ chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, Thành phố đến tình hình thực tiễn của từng địa phương, tính chất của từng dự án; đồng thời không thể thiếu tinh thần trách nhiệm, năng lực, trình độ, kinh nghiệm, bản lĩnh và ý thức trách nhiệm cao trước nhân dân của những người trực tiếp xử lý công việc, đặc biệt người cán bộ phải có tâm và đạo đức nghề nghiệp.
Danh mục các chữ viết tắt Trang Danh mục bảng, biểu, hình vẽ
Tóm tắt luận văn LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BỒI THƯỜNG GPMB...6
1.1. Tính tất yếu của công tác bồi thường GPMB:...6
1.1.1 Các khái niệm:...6
1.1.2. Sự cần thiết của công tác bồi thường GPMB...7
1.1.3. Yêu cầu đối với công tác bồi thường GPMB...8
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường GPMB:...10
1.1.4.1. Cơ chế chính sách trong BT GPMB và tổ chức thực hiện:...10
1.1.4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của nơi có đất bị thu hồi:...12
1.1.4.3. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:...12
1.1.4.4. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai:...13
1.1.4.5. Công tác định giá đất và tài sản trên đất để thực hiện BT GPMB:...13
1.1.4.6. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng cán bộ làm công tác GPMB:...14
1.1.4.7. Sự hợp tác của người bị thu hồi đất:...14
1.2. Hệ thống pháp lý trong công tác bồi thường GPMB...15
1.2.1. Khái quát hệ thống chính sách Bồi thường GPMB trước Luật đất đai 2003: ...15
1.2.2. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến công tác BT GPMB từ sau Luật đất đai 2003:...17
1.3. Trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư...19
1.4. Chính sách Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:...29
1.4.1. Quy định chung trong việc bồi thường, hỗ trợ về đất...29
1.4.1.1. Điều kiện để được bồi thường về đất:...29
1.4.1.2. Nguyên tắc bồi thường về đất...31
1.4.1.3. Những trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường...31
1.3.1.4. Giá làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ đất...33
1.4.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp...34
1.4.2.1. Bồi thường về đất...34
1.4.2.2. Bồi thường chi phí hợp lý đầu tư vào đất còn lại...35
được công nhận là đất ở...36
1.4.2.6. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất...37
1.4.2.7. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm...38
1.4.2.8. Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn...39
1.4.3. Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất ở:...39
1.4.3.1. Bồi thường về đất...39
1.4.3.2. Hỗ trợ di chuyển...40
1.4.3.3. Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước...40
1.4.3.4. Chính sách tái định cư...41
1.4.4. Bồi thường tài sản trên đất...43
1.4.4.1. Nguyên tắc bồi thường tài sản...43
1.3.2.2. Bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng trên đất...44
1.3.2.3. Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước...45
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GPMB KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ - HÀ NỘI...46
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình sử dụng đất quận Tây Hồ...46
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên...46
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế và đặc điểm xã hội...47
2.1.3. Tình hình quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ...50
2.2. Khái quát về kết quả công tác BT GPMB trên địa bàn quận trong thời gian vừa qua:...54
2.3. Thực trạng công tác Bồi thường GPMB trên địa bàn quận Tây Hồ:...57
2.3.1. Trình tự thủ tục và tiến độ thực hiện BT GPMB các dự án trên địa bàn quận ...57
2.3.2. Thực trạng BT, HT đối với đất nông nghiệp...62
2.3.2.1. Bồi thường, hỗ trợ về đất:...62
2.3.2.2. Bồi thường di chuyển mộ :...66
2.3.2.3. Bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi...66
2.3.2.4. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất...67
2.3.2.5. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm...68
2.3.4.6. Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng...69
2.3.3. Thực trạng BT, HT đối với đất ở...69
2.3.3.1. Bồi thường, hỗ trợ về đất:...69
2.3.3.2. Hỗ trợ di chuyển...72
2.3.3.3. Hỗ trợ gia đình chính sách, gia đình đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội khi phải di chuyển chỗ ở...73
2.4. Đánh giá chung về công tác Bồi thường GPMB trên địa bàn quận Tây Hồ trong
thời gian vừa qua...82
2.4.1. Những thuận lợi trong công tác bồi thường GPMB trên địa bàn quận ...82
2.4.2.Những vấn đề bất cập, khó khăn trong công tác Bồi thường GPMB và nguyên nhân chủ yếu...84
2.4.2.1. Về nhân sự tham gia vào công tác BT GPMB...84
2.4.2.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ...85
2.4.2.3. Công tác điều tra, xác minh...87
2.4.2.4. Về công tác tái định cư...88
2.4.2.5. Ý thức của người dân bị thu hồi đất...89
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GPMB KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ - HÀ NỘI...91
3.1. Phương hướng, nhiệm vụ công tác bồi thường GPMB trong thời gian tới của quận Tây Hồ...91
3.1.1. Phương hướng...91
3.1.2. Nhiệm vụ cụ thể...92
3.2. Các quan điểm trong công tác bồi thường GPMB...92
3.1.1. Bồi thường GPMB phải dựa trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích của các bên ...93
3.2.2. Bồi thường thiệt hại khi GPMB phải đảm bảo khôi phục lại mức sống ban đầu cho người bị thu hồi đất...94
3.2.3. Bồi thường GPMB cần có sự tương đối đồng đều giữa các dự án trong cùng phạm vi địa phương...94
3.2.4. Cần đề cao vai trò của tổ chức quần chúng nhân dân và ý kiến của người dân trong công tác BT GPMB...95
3.3. Các giải pháp đẩy nhanh công tác Bồi thường GPMB trên địa bàn quận...95
3.3.1. Thực hiện công khai hóa, dân chủ hóa trong công tác BT GPMB...96
3.3.2. Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính...97
3.3.3. Thực hiện tốt công tác điều tra, kiểm đếm hiện trạng...97
3.3.4. Giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người bị thu hồi đất...98
3.3.5. Chính sách Tái định cư...99
3.3.6. Kịp thời đề xuất UBND Thành phố phê duyệt tăng mức bồi thường, hỗ trợ cho từng dự án cụ thể...100
3.3.7. Công tác tuyên truyền vận động người bị thu hồi đất và nâng cao vai trò của tổ chức quần chúng nhân dân trong công tác tuyên truyền vận động...101
3.3.8. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác BT GPMB...102
3.3.9. Kiện toàn Ban Bồi thường GPMB quận và tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác BT GPMB...103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các báo cáo của UBND quận Tây Hồ ban hành:
- Báo cáo số 12/BC-UBND ngày 25/01/2011 về kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án năm 2010, kế hoạch giải phóng mặt bằng năm 2011
- Báo cáo số 20/BC-UBND ngày 28/2/2011 về thống kê kiểm kê đất đai quận Tây Hồ năm 2011
- Báo cáo số 30/BC-UBND ngày 16/3/2011 về tổng kết phong trào thi đua 15 năm của quận Tây Hồ
- Báo cáo số 98/BC-UBND ngày 30/5/2011 về kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm
2. Các báo cáo của Ban Bồi thường GPMB quận Tây Hồ:
- Báo cáo tháng 3/2011 về tiến độ thực hiện dự án xây dựng đường vành đai II
- Báo cáo tháng 4/2011 về công tác GPMB thực hiện dự án xây dựng tuyến đường Văn Cao – Hồ Tây
- Báo cáo tháng 5/2011 về tình hình thực hiện công tác GPMB dự án xây dựng cầu Nhật Tân
- Báo cáo tháng 5/2011 về tình hình triển khai thực hiện dự án xây dựng khu Tái định cư Xuân La phục vụ xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây
- Luật đất đai năm 1988 - Luật đất đai 1993 - Luật đất đai 2003
- Nghị định của Chính phủ số 90-CP ngày 17-8-1994 ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, trình tự thủ tục BT, HT và TĐC
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, BT, HT và TĐC
- Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLB-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên & Môi trườnghướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
- Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
- Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.