Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 46)

Quận Tây Hồ là đơn vị hành chính cấp quận được thành lập theo Nghị định số 69/CP ngày 28/10/1995 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1996. Quận được hình thành trên cơ sở từ 5 xã thuộc huyện Từ Liêm và 03 phường thuộc quận Ba Đình tách ra. Hiện nay về địa giới hành chính của quận gồm 8 phường: Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Phú Thượng, Xuân La, Bưởi, Thụy Khuê.

Về vị trí địa lý của quận Tây Hồ giáp ranh với nhiều quận huyện khác nhau vì vậy ít nhiều ảnh hưởng đến công tác bồi thường GPMB của quận do mỗi quận huyện có những chính sách hẹp, ưu đãi riêng cho một số dự án GPMB gây

ra tình trạng so sánh giá bồi thường của người dân trong các khu vực giáp ranh. - Phía Bắc quận giáp với 3 xã của huyện Đông Anh là xã Hải Bối, xã Vĩnh Ngọc và xã Tầm Xá.

- Phía Nam của quận là trung tâm chính trị Ba Đình với các phường giáp ranh là Cống Vị, Ngọc Hà, Quán Thánh, Trúc Bạch và Phúc Xá

- Phía Đông và phía Đông Bắc giáp ranh với phường Ngọc Thụy của quận Long Biên

- Phía Tây quận giáp phường Nghĩa Đô của quận Cầu Giấy và các xã Đông Ngạc, Xuân Đỉnh của huyện Từ Liêm

Về hệ thống thủy văn: Quận Tây Hồ có diện tích Hồ Tây nằm trọn trong địa giới của 6 phường, có sông Hồng chảy qua địa phận từ Bắc xuống phía Đông Nam của quận qua địa bàn 4 phường với tổng chiều dài 8,1 km. Chạy dọc phía Nam của quận là sông Tô Lịch chảy qua địa phận phường Bưởi và Thụy Khuê với chiều dài 2,7km.

Về hệ thống đường giao thông: có đường quốc lộ 23 chạy dọc theo đê Sông Hồng qua địa bàn 4 phường với chiều dài 8,1km. Các tuyến đường Thanh Niên, Âu Cơ, Lạc Long Quân và Thụy Khuê tạo thành hệ thống giao thông chính của quận. Ngoài ra còn một số tuyến đường liên quận có vai trò quan trọng như đường Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Hoàng Tôn, đường dạo ven Hồ Tây….

Quận Tây Hồ nằm trong khu vực đô thị hóa nhanh, do vị trí địa lý có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô vì vậy nhu cầu GPMB xây dựng các dự án hiện nay rất lớn, công tác bồi thường GPMB càng trở nên khó khăn hơn khi giá đất thị trường tại hầu hết các vị trí của quận trong những năm vừa qua liên tục tăng cao.

Một phần của tài liệu công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 46)