Quy trình vay mua BĐS của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh phân tích về quy trình cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam – chi nhánh huế (Trang 25 - 28)

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.3. QUY TRÌNH CHO VAY MUA BĐS CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.4. Quy trình vay mua BĐS của ngân hàng thương mại

Mỗi ngân hàng sẽ có một quy trình vay vốn riêng, những quy trình này có thể khác nhau ở một vài điểm phụ thuộc vào cách vận hành và quy định riêng của từng ngân hàng. Nhưng nhìn chung, các quy trình vay mua BĐS của ngân hàng sẽ bao gồm các bước sau:

- Bước 1: Chuẩn bị và trình hồ sơ vay. Các loại hồ sơ này bao gồm hồ sơ nhân thân, hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ và một số loại hồ sơ khác

+ Hồ sơ chứng minh nhân thân: Là loại hồ sơ, thủ tục cơ bản phải có khi thực hiện quy trình vay vốn ngân hàng. Nhằm giúp ngân hàng có cơ sở để xác định chính

xác đối tượng vay vốn là ai. Có đủ điều kiện để được vay vốn hay không. Hồ sơ này

bao gồm:

Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước

Sổ hộ khẩu hoặc KT3(Sổ tạm trú dài hạn)

Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy tờ chứng nhận độc thân

+ Hồ sơ chứng minh mục đích vay vốn: Đối với quy trình vay vốn ngân hàng mua BĐS, việc quan trọng là cần chứng minh được rằng nguồn vốn minh vay chỉ được dùng để mua nhà đất. Tránh tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích. Dẫn đến

việc khó kiểm sốt và gây rủi ro cho bên ngân hàng. Hồ sơ này bao gồm:

Giầy đề nghị vay vốn (Cần làm theo mẫu sẵn có của bên ngân hàng).

Hợp đồng mua bán nhà đất.

Giấy tờ chứng minh các lần thanh tốn bằng vốn tự có (nếu có).

Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và các hồ sơ pháp lý liên quanđến nhà đất

dự định mua.

+ Hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ: Để đảm bảo khoản vay không trở thành nợ xấu, nợ khơng thể chi trả thì phía ngân hàng sẽ u cầu khách hàng cung

cấp các loại giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập dùng để chi trả nợ. Đây là loại hồ

sơ quan trọng nhất trong quy trình vay vốn ngân hàng. Quyết định khách hàng có đủ điều kiện vay vốn hay khơng và được vay với mức bao nhiêu.

Nếu nguồn thu nhập đến từ lương, phụ cấp hoặc các khoản tương đương: Khách hàng cần cung cấp hợp đồng lao động có điều khoản và saokê lương. Sao kê lương hàng tháng nếu nhận bằng tài khoản ngân hàng hoặc bảng lương và xác nhận lương nếu nhận bằng tiền mặt.

Nếu nguồn thu nhập đến từ việc cho thuê tài sản: Khách hàng cần cung cấp hợp đồng cho thuê tài sản. Chứng từ chứng minh thu nhập từ việc cho thuê tài sản 3 kỳ gần nhất. Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Hình chụp thực tế tài sản cho thuê.

Nếu nguồn thu nhập đến từ hoạt động kinh doanh: Khách hàng cần cung cấp giấy tờ chứng đăng ký kinh doanh. Các loại giấy tờ chứng minh thu nhập đến từ việc kinh doanh (Sổ sách ghi chép bán hàng, báo cáo tài chính công ty. Tờ khai thuế và chứng từ nộp thuế….).

+ Hồ sơ khác: Trong trường hợp bạn đang có khoản vay tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác. Thì cịn cần phải chuẩn bị một số loại giấy tờ như hợp đồng tín dụng, sao kê tài khoản thanh tốn…

- Bước 2: Thẩm định hồ sơ và định giá tài sản đảm bảo

Đây là bước để ngân hàng tiếp nhận và thẩm định xem khách hàng có đủ điều

kiện vay vốn như yêu cầu hay không và định giá tài sản đảm bảo.

Thơng thường, trong quy trình vay vốn ngân hàng muaBĐS sẽ yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo. Đó có thể là một BĐS, một tài sản có giá trị khác. Hoặc là

chính nhà đất mà khách hàng đang cần vay ngân hàng để mua.

Thẩm định trong quy trình vay vốn ngân hàng sẽ bao gồm các bước:

Thẩm định và xác minh thông tin qua điện thoại

Thẩm định thực tế nơi làm việc, cơ sở kinh doanh…và đi thực địa để định giá tài sản đảm bảo.

Đối với tài sản đảm bảo, đơn vị định giá có thể là của ngân hàng hoặc là đơn vị độc lập. Chi phí dành cho việc định giá tái sản đảm bảo trong quy trình vay vốn ngân hàng có thể do ngân hàng chi trả hoặc người đứng ra vay vốn chịu trách nhiệm chi trả.

- Bước 3: Đưa ra quyết địnhchấp thuận cho vay và tiến hành giải ngân

Nếu bước thẩm định hồ sơ và định giá tài sản đảm bảo diễn ra suôn sẻ, không gặp vấn đề gì phát sinh. Thì phía bên ngân hàng sẽ đưa ra thông báo chấp thuận, phê duyệt hồ sơ vay. Và tiến hành các thủ tục cần thiết để giải ngân khoản vay.

Nếu tài sản đảm bảo là tài sản khác thì việc giải ngân diễn ra khá đơn giản. Còn trong trường hợp tài sản đảm bảo là chính nhà đất cần vay vốn để mua thì quy trình vay vốn ngân hàng lúc này sẽ được chia thành 2 trường hợp:

+ Trường hợp nhà đất đã hoàn thành thủ tục sang tên:

Đối với trường hợp này, các bên sẽ tiến hành ký và công chứng hợp đồng thế

chấp. Và đăng ký hợp đồng giao dịch đảm bảo tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau đó, phía ngân hàng sẽ giữ bản chính của giấy tờ nhà đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu... Và tiến hành giải ngân cho khách vay trả cho bên bán.

+ Trường hợp nhà đất chưa hoàn thành thủ tục sang tên:

Lúc này, người bán – người mua –ngân hàng sẽ tiến hành ký một thỏa thuận 3

bên. Theo đó, các bên sẽ đồng ýgiải ngân/phong tỏa số tiền giải ngân.

Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, phía ngân hàng sẽ giải ngân khoản tiền vay vào một tài khoản đứng tên bên bán. Và tạm thời phong tỏa số tiền này lại trong thời gian hai bên tiến hành thủ tục mua bán, sang tên nhà đất.

Sau đó, bên mua sẽ ký tiếp một hợp đồng công chứng thế chấp. Và đăng ký

giao dịch đảm bảo theo đúng quy định pháp luật. Lúc này, phía ngân hàng sẽ tiến hành bỏ phong tỏa đối với số tiền vay.

- Bước 4: Theo dõi khả năng chi trả và thanh lý hợp đồng tín dụng

Khi vay vốn ngân hàng, khách hàng sẽ phải chịu áp lực rất lớn mỗi tháng. Khi

đó sẽ ln có chun viên tín dụng theo dõi, kiểm tra việc sự dụng vốn, tài sản đảm

bảo. Và tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo có khả năng thu hồi nợ. (Nguồn: https://blog.muaban.net/quy-trinh-vay-von-ngan-hang-mua-bat-dong- san-ma-ban-can-phai-biet/)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh phân tích về quy trình cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam – chi nhánh huế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)