Các giải pháp cơ chế, chính sách cho vay

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh phân tích về quy trình cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam – chi nhánh huế (Trang 72 - 74)

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN QUY TRÌNH CHO VAY MUA BĐS CỦA

3.3.2. Các giải pháp cơ chế, chính sách cho vay

Quy định về mức lãi suất cho vay, thời hạn tối đa cho vay, số tiền được vay

trên giá trị đảm bảo... do Hội đồng quản trị quyết định tuỳ theo từng thời kỳ. Xác

định dựa trên mục tiêu của NH, các nguồn lực hiện có như: nguồn vốn, khả năng

huy động vốn, mạng lưới, công nghệ,…và các dự báo để đưa ra các chiến lược cụ thểcho việc mởrộng hoạt động cho vay mua BĐS. Cụ thể là:

Tăng tỷ trọng vay trên giá trị tài sản đảm bảo. Hiện nay, mức cho vay của

NH là hỗ trợ tối đa 80% tổng nhu cầu vốn của khách hàng nhưng không quá 70% giá trị TSĐB. Đây là mức khá an tồn. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các NH, một số đối thủ cạnh tranh cho vay đến 90% thậm chí 100% giá trị tài sản đảm bảo thì mức cho vay của NH trở nên ít hấp dẫn đối với khách hàng.

Thời gian vay vốn: NH có thể kéo dài thời gian trả nợ trên 20 năm đối với khách hàng có tuổi đời cịn trẻ. Đối với khách hàng có thu nhập thấp thì NH nên kéo dài thờihạn trả nợ của họ. Vì nếu thời gian ngắn thì số tiền phải trả quá lớn so với thu nhập hàng tháng, như vậy họ sẽ do dự đốivới nhu cầu vay của mình.

Linh hoạt chấp nhận hồ sơ vay tiền: Việc chứng minh thu nhập của khách

hàng là khó chính xác vì trong cơ chế tài chính nước ta hiện nay, khi mà thu nhập

ngoài lương của người lao động thường cao hơn lương thì việc chứng minh tài

chính của khách hàng là vơ cùng khó khăn. Ví dụ như trên sổ sách có những người chỉ nhận lương cơ bản theo cấp bậc, trong khi thu nhập bên ngoài từ làm thêm, phụ cấp, hoahồng hoặc nghề tay trái... rất lớn, song khó có thể chứng minh lương của họ đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Do đó, NH nên linh động trong việc cho vay với những khách hàng cóđủ khả năng về tài chính nhưng lại khó chứng minh nguồn tài chính.

Cải tiến chất lượng dịch vụ: thủ tục nhanh gọn, giảm thời gian giải ngân, cán

bộ tín dụng làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình, vui vẻ, tạo cho khách hàng sự thoải

mái khi đến giao dịch. Điều đó giúp nâng cao hìnhảnh của NH đối với khách hàng.

Xây dựng cơ chế lãi suất phù hợp: Một trong các yếu tố được quan tâm hàng

đầu của khách hàng khi tìm hiểu về sản phẩm của ngân hàng đó là về lãi suất –giá cảcủa món vay. Lãi suất cho vay cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thu nhập củangân hàng. Các quyết định về lãi suất của một ngân hàng cầnđược xem xét đến

các khía cạnh:

- Lãi suất phải đảm bảo bù đắp mọi chi phí hoạt động của ngân hàng, lãi suất phải tính đến mức lạm phát dự tính và mức lợi nhuận dự kiến.

- Lãi suất có yếu tố cạnh tranh thị trường. Lãi suất là một công cụ quan trọng

để thu hút khách hàng. Vì vậy mà chính sách lãi suất phải hết sức linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng vay vốn. Với những khách hàng truyền thống, có quan hệ tốt với ngân hàng và có khả năng về tài chính thì có thể được hưởng mức lãi suất ưu đãi

hơn. Tùy vào từng lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của khách hàng mà ngân hàng đưa ra những ưu đãi về lãi suấtcùng với những ưu đãi khác nhằm khuyến khích khách hàng tham gia sử dụng sảnphẩm của ngân hàng nhiều hơn.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể như khách hàng đến vay vốn lần đầu tiên hoặc là khách hàng thứ1000 thì ngân hàng có thể áp dụng các ưu đãi về lãi suất kèm theo một số hình thức khuyến mại khác, có thể giảm lãi cho những khách hàng đã sử dụngthêm nhiều sản phẩm của ngân hàng như trả lương quatài khoản, có tài khoản thanh toán, gửi tiền tại ngân hàng… Ngân hàng cần đa dạng hóa các loại hình lãi suất tương ứng với từng thời hạn vay và tổng giá trị món vay. Đồng thời chính sách lãi suất phải mang tính cạnh tranh trên thị trường sao cho vẫn phù hợp với các nguồn lực của ngânhàng và phù hợp với cả khách hàng.

Hiện nay trên thị trường các ngân hàng thường áp dụng hai cách tính lãi suất: tính lãi suất trên dư nợ thực tế hoặc tính lãi suất trên cơ sở số dư ban đầu. Hai cách tính này rất phổ biến trên thế giới và thực tế nó là một hình thức Marketing của các

ngân hàng. Cùng lãi suất, các yếu tố như điều kiện bắt buộc đối với người vay, thời hạn chovay, hạn mức cho vay… là yếu tố cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính với nhau, khách hàng sẽ lựa chọn hình thức nào là có lợi cho họ nhất.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh phân tích về quy trình cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam – chi nhánh huế (Trang 72 - 74)