Phân biệt đại diện cho thương nhân với đại lý thương mại

Một phần của tài liệu Pháp luật về đại diện cho thương nhân (Trang 39 - 41)

1.5. Phân biệt đại diện cho thương nhân với đại lý thương mại và văn phòng

1.5.1. Phân biệt đại diện cho thương nhân với đại lý thương mại

Bản chất của hoạt động đại diện thương mại là bên giao đại diện ủy quyền cho bên đại diện thay mặt và nhân danh bên giao đại diện thực hiện một số giao dịch thương mại. Trong hoạt động thương mại, sự đại diện là yếu tố cơ bản. Bên đại diện, trong phạm vi được ủy quyền khơng hành động cho mình, khơng nhân danh

41

35

mình mà nhân danh và vì lợi ích của bên giao đại diện. Vì vậy, về mặt pháp lý các giao dịch giữa bên đại diện với bên thứ ba (trong phạm vi ủy quyền) được coi như chính bên giao đại diện giao dịch với bên thứ ba. Bên giao đại diện phải chịu trách nhiệm đối với các giao dịch mà bên đại diện thực hiện nhân danh mình.

Thuật ngữ “agency” theo tiếng Anh có nghĩa đại diện và cũng có nghĩa là đại lý. Trong khi đó “agency” là thuật ngữ để biểu đạt quan hệ một chủ thể là người đại diện (agent) nhân danh và vì lợi ích của một chủ thể khác là người được đại diện (principal) để giao kết, thực hiện một giao dịch với người thứ ba (third). Do đó, quan niệm về đại diện trong lĩnh vực thương mại chưa được xác định bằng một thuật ngữ thống nhất. Trong các tài liệu dịch thuật văn bản pháp luật nước ngoài vẫn tồn tại sự nhầm lẫn này cho người đọc ở Việt Nam. Bởi lẽ, theo quy định pháp luật Việt Nam, đại lý và đại diện là hai loại quan hệ pháp lý khác biệt và được điều chỉnh bởi LTM 2005. Cụ thể:

Điều 166 LTM 2005 hiện hành quy định: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hố cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”. Như vậy, theo quy định này thì đại lý thương mại cũng phải là thương nhân và được hưởng thù lao từ hoạt động giao dịch với bên thứ ba. Nhưng điểm khác nhau quan trọng giữa đại lý thương mại và đại diện thương mại ở đây là đại lý thương mại thực hiện công việc phải nhân danh chính mình để thực hiện giao dịch với bên thứ ba và tự chịu trách nhiệm đối với các hậu quả pháp lý phát sinh từ giao dịch do mình xác lập, thực hiện.

Trong khi đó, đại lý bảo hiểm không thực sự là đại lý theo quy định của LTM 2005. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định: “Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm”42; và “Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”43. Như vậy, có thể khẳng định đây là hoạt động đại diện thương mại và đại lý bảo hiểm chính là người đại diện thương mại.

Trong thực tiễn, có thể thấy rằng việc phân biệt giữa đại lý và đại diện nhiều khi không rõ ràng. Bản thân các hoạt động của các đại diện thương mại hoặc đại lý và hoạt động mua đứt bán đoạn là khơng có ranh giới rành mạch. Nhiều đại lý bán

42

Khoản 3 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.

43

36

hàng hoặc đại diện bán hàng có hợp đồng đại lý nhưng thực chất, các đại lý này để có hàng hóa phải thanh tốn ngay cho nhà sản xuất, khơng có quyền trả lại hàng hóa khi khơng bán được và có quyền định đoạt giá bán hàng hóa, trực tiếp giao kết hợp đồng với khách hàng nhân danh chính mình. Bản chất của quan hệ giữa các đại lý và nhà sản xuất này là quan hệ mua đứt bán đoạn. Nhà sản xuất nhìn chung khơng chịu trách nhiệm về các hợp đồng giữa đại lý với người tiêu dùng, ngoại trừ trường hợp hàng hóa hỏng hóc do lỗi của nhà sản xuất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đại diện cho thương nhân (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)