Người đại diện thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền đại diện hoặc

Một phần của tài liệu Pháp luật về đại diện cho thương nhân (Trang 64 - 68)

khơng có thẩm quyền đại diện

Một trong những đặc thù của hoạt động đại diện cho thương nhân, trong phạm vi ủy quyền của bên giao đại diện thì hoạt động này bao gồm hai nhóm quan hệ: quan hệ giữa bên gia đại diện với bên đại diện hình thành trên cơ sở hợp đồng đại diện cho thương nhân và quan hệ giữa bên gia đại diện và bên thứ ba trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong nhóm quan hệ thứ nhất được quy định trong chế định đại diện cho thương nhân. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong nhóm quan hệ thứ hai được quy định chủ yếu trong các quy định liên quan đến mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, trong thực tế do nhiều lý do khác nhau, bên đại diện đã nhân danh bên giao đại diện thực hiện các hoạt động thương mại không nằm trong phạm vi đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện, điều đó sẽ gây ra những hậu quả bất lợi cho bên giao đại diện65.

Trước đây, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 quy định về đại diện một cách máy móc đã tạo ra những cản trở đối với giao dịch thương mại khi xác định hợp đồng kinh tế vơ hiệu tồn bộ nếu người ký kết vượt q thẩm quyền, khơng có thẩm quyền đại diện66. Chính kẻ hở này của pháp luật đã dẫn đến tình trạng là nhiều doanh nghiệp khi cảm thấy hợp đồng đang thực hiện khơng có lợi cho mình đã lợi dụng vào đó để u cầu Tịa án tuyên bố hợp đồng kinh doanh thương mại bị vô hiệu với lập luận cho rằng người ký kết hợp đồng kinh tế vượt quá thẩm quyền hoặc khơng có thẩm quyền. Vấn đề bất cập này đã kéo dài một thời gian gây ra những trở ngại lớn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

65

Nguyễn Thị Vân Anh (2007), “Hoạt động đại diện cho thương nhân ở Việt Nam: Một số vấn đề pháp lý”,

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (3), tr. 35.

66

60

Nhận thức được sự bất cập này trong thực tiễn, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/5/2003 quy định: Hợp đồng kinh tế khơng bị coi là vơ hiệu tồn bộ, nếu người ký kết hợp đồng kinh tế khơng đúng thẩm quyền nhưng trong q trình thực hiện hợp đồng kinh tế, người mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền ký kết hợp đồng kinh tế đó chấp thuận. Được coi là người có thẩm quyền chấp thuận nếu người đó đã biết hợp đồng kinh tế đã được ký kết mà không phản đối v.v…67. Đây được xem là sự thừa nhận hành vi phê chuẩn đối với việc giao kết hợp đồng mà khơng có thẩm quyền giao kết của người đại diện. Từ đây cũng có thể thấy rằng, mặc dù khơng có quy định riêng về loại đại diện do phê chuẩn như ở các nước thuộc hệ thống Common Law nhưng pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận trường hợp một người đã hành động như một người đại diện có thẩm quyền mặc dù khơng có thẩm quyền đại diện hoặc vượt quá thẩm quyền đại diện, nhưng sau đó được thương nhân đại diện đồng ý thì quan hệ đại diện được xác lập, giao dịch do người đại diện ký kết sẽ ràng buộc người được đại diện.

Cho đến mãi khi BLDS 2005 ban hành, các vấn đề này mới được giải quyết khi quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người khơng có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý (khoản 1 Điều 145); và hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối (khoản 1 Điều 146). Tuy nhiên, vấn đề này khơng được quy định trong LTM 2005, vì thế chỉ có thể áp dụng quy định tại Điều 145 và Điều 146 BLDS 2005 để giải quyết. Như vậy, theo quy định pháp luật Việt Nam, trong trường hợp người đại diện vượt quá thẩm quyền đại diện của mình, thương nhân được đại diện có quyền từ chối thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ việc vượt quá phạm vi đại diện đó. Người đại diện phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với người thứ ba trừ trường hợp người thứ ba đó đã biết hoặc phải biết người đại diện vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao kết hợp đồng với người đại diện. Trong trường hợp thương nhân được đại diện đồng ý với việc vượt quá phạm vi đại diện, giao dịch với người thứ ba sẽ có hiệu lực với thương nhân được đại diện.

Tham khảo pháp luật các nước trên thế giới nhận thấy rằng về vấn đề này pháp luật Việt Nam quy định tương thích với pháp luật các nước. Cụ thể:

67

Điểm 2, Mục I Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 5 năm 2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế.

61

Điều 812 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan 1995 quy định: Người đại diện ủy quyền phải chịu trách nhiệm về bất cứ thiệt hại nào gây ra do một hành động không được phép làm hoặc vượt quá giới hạn cho phép68.

Điều 2.2.6 Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế 2004 quy định: “1) Người đại diện hành động khơng có ủy quyền hoặc ngoài phạm vi được ủy quyền, khi không có sự chấp thuận của người được đại diện phải bồi thường cho bên thứ ba những thiệt hại mà bên thứ ba được hưởng trong trường hợp người đại diện hành động theo ủy quyền hay không hành động vượt quá phạm vi được ủy quyền. 2) Tuy nhiên, người đại diện sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu bên thứ ba biết hoặc phải biết rằng người đại diện hành động mà không được ủy quyền hoặc vượt quá phạm vi được ủy quyền”.69

Điều 3:204 Các nguyên tắc của Luật Hợp đồng Châu Âu quy định: “1) Khi người đại diện thực hiện hành vi không được ủy quyền hoặc vượt quá phạm vi quyền hạn, hành vi của người này sẽ không ràng buộc người ủy quyền với bên thứ ba. 2) Nếu không được người ủy quyền chấp thuận theo quy định tại Điều 3:207, người đại diện sẽ phải bồi thường cho bên thứ ba những thiệt hại để họ được đứng ở vị thế như khi người đại diện thực hiện đúng ủy quyền. Quy định này sẽ không được áp dụng nếu bên thứ ba biết hoặc không thể không biết về việc người đại diện không được ủy quyền”.

Điều 3:207 Các nguyên tắc của Luật Hợp đồng Châu Âu quy định: “1) Người ủy quyền có thể chấp thuận những hành vi của người đại diện thực hiện khơng có ủy quyền hoặc vượt quá quyền hạn. 2) Nếu đã được chấp thuận, hành vi của người đại diện được coi như đã có ủy quyền mà không gây thiệt hại đến quyền của người khác”.70

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra đối với pháp luật Việt Nam là trong trường hợp người thứ ba biết hoặc buộc phải biết việc người đại diện thực hiện công việc vượt quá thẩm quyền đại diện hoặc khơng có thẩm quyền đại diện mà vẫn giao dịch dẫn đến thiệt hại phát sinh, thì bên nào phải gánh chịu trách nhiệm đối với hậu quả này. Về vấn đề này, BLDS 2005 quy định: Người đã giao dịch với người khơng có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc khơng có quyền đại diện mà vẫn giao dịch (khoản 2 Điều 145). Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ

68

Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 206.

69

http://www.unidroit.org/english/principles/contracts/main.htm

70

62

giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch (khoản 2 Điều 146).

Theo quy định của BLDS 2005, trong trường hợp người đại diện thực hiện cơng việc vượt q thẩm quyền hoặc khơng có thẩm quyền đại diện thì bên thứ ba có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nhưng BLDS 2005 không quy định rõ bên thứ ba được quyền yêu cầu người đại diện hay người được đại diện có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại phát sinh. Trong thực tiễn, việc người đại diện thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền hoặc khơng có thẩm quyền diễn ra tương đối phổ biến và người thứ ba thường khơng có đầy đủ thơng tin để biết rằng người đại diện giao dịch với mình có vi phạm thẩm quyền hay khơng. Thơng thường, khi người thứ ba khởi kiện ra Tòa án hay Trọng tài thì họ xác định người được đại diện tham gia tố tụng với tư cách bị đơn căn cứ vào hợp đồng mua bán giữa người được đại diện và người thứ ba; và yêu cầu người được đại diện phải bồi thường thiệt hại phát sinh, còn người đại diện tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nhưng vấn đề rắc rối nằm ở chỗ, liệu chừng người đại diện ln có lỗi trong việc người đại diện thực hiện công việc vượt quá thẩm quyền hoặc khơng có thẩm quyền đại diện hay khơng? Trên thực tế xảy ra nhiều trường hợp người đại diện lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người được đại diện hoặc lợi dụng sự kẻ hở nào đó trong hoạt động kinh doanh để mà tự ý xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền hoặc khơng có thẩm quyền với bên thứ ba nhằm trục lợi cho mình. Người được đại diện trong những tình huống này khơng thể biết được và ngay khi biết được sự việc đã tìm cố gắng mọi cách ngăn chặn nhưng thiệt hại vẫn xảy ra. Như vậy, người thứ ba yêu cầu người được đại diện bồi thường thiệt hại trong tình huống này liệu có phù hợp với quy định pháp luật hay khơng? Hay người thứ ba phải khởi kiện người đại diện tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn để yêu cầu bồi thường thiệt hại?

Xuất phát từ thực tiễn tranh chấp thương mại nói trên, pháp luật cần phải điều chỉnh theo hướng người được đại diện phải chịu trách nhiệm về các lời nói hoặc hành vi không được ủy quyền của người đại diện ngay cả khi người được đại diện đã chỉ thị cụ thể để người đại diện không được đưa ra các xác nhận về thẩm quyền đại diện hoặc không được xác lập hay thực hiện các giao dịch như vậy, điều này sẽ không ảnh hưởng đến quyền của bên thứ ba. Nhưng người đại diện phải bồi thường thiệt hại cho người được đại diện về tất cả các thiệt hại gây ra bởi hành vi khơng có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền do người đại diện thực hiện. Thực tế cho thấy, trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp lớn, khách hàng là người thứ ba đến giao dịch chiếm số lượng rất lớn, vì thế tất cả khách hàng khơng

63

thể yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình văn bản ủy quyền trước khi xác lập giao dịch. Trong tình huống này khách hàng có quyền tin tưởng một cách hợp lý rằng nhân viên doanh nghiệp có thẩm quyền đại diện nhân danh doanh nghiệp để ký kết hợp đồng với mình, ngoại trừ trường hợp việc giao dịch mua bán tài sản giá trị lớn của doanh nghiệp thì khách hàng cần phải có trách nhiệm xem xét kỹ văn bản ủy quyền có thể hiện cụ thể thẩm quyền của người đại diện hay chưa, để phòng tránh trường hợp người đại diện khơng có thẩm quyền đại diện hoặc vượt quá thẩm quyền đại diện khi giao dịch với mình.

Pháp luật của các nước phát triển đều thừa nhận tập quán thương mại, thông lệ thương mại giữa các bên trong vấn đề ủy quyền. Ở các nước phát triển, pháp luật thừa nhận người đại diện có thẩm quyền đại diện hiển nhiên khi người được đại diện có lời nói, hành vi làm cho người thứ ba tin tưởng một cách hợp lý là một chủ thể nhất định là có thẩm quyền đại diện. Nếu người đại diện thực hiện một công việc hay một giao dịch không được ủy quyền hoặc vượt quá thẩm quyền và bên thứ ba có lý do hợp lý để tin tưởng người đại diện có thẩm quyền đại diện thì người được đại diện đã có lời nói hoặc hành vi tạo nên sự biểu hiện của thẩm quyền đại diện và sự tin tưởng một cách hợp lý của người thứ ba sẽ bị ràng buộc bởi giao dịch mà người đại diện đã giao kết hoặc thực hiện. Cụ thể, trong giao dịch, người được đại diện biết hoặc có lý do để biết rằng người đại diện đã xác nhận với bên thứ ba về việc mình có thẩm quyền đại diện nhưng người được đại diện khơng có ý kiến phản đối, đính chính lại các xác nhận khơng đúng đó; hoặc người được đại diện cho phép người đại diện sử dụng email, con dấu của người được đại diện để làm ra, gửi đi các thông điệp nhằm mục đích hình thành một giao dịch mang tính ràng buộc đối với người được đại diện.

Vì vậy, pháp luật Việt Nam cần phải ghi nhận tập quán thương mại, thông lệ thương mại giữa các bên trong việc xác định phạm vi ủy quyền, thẩm quyền đại diện thương mại.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đại diện cho thương nhân (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)